Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của VNPT trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 41)

T hesis abstract

2.3.2. Nhân tố khách quan

Các yếu tố khách quan là các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh, khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà bản thân doanh nghiệp không thể kiểm soát được, điều khiển được. Đòi hỏi doanh nghiệp phải tự nắm bắt và thích ứng.

* Các nhân tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế bao gồm: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất trên thị trường vốn, luôn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp nói riêng. Tốc độ phát triển kinh tế cao khiến thu nhập của người dân tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ khi nhu cầu về hàng hoá thiết yếu và hàng hoá cao cấp tăng lên. Tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở hiện naỵ Tỷ giá hối đoái tăng lên, giá trị đồng nội tệ giảm, thì khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ tăng lên ở cả thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước do giá sản phẩm sẽ giảm tương đối so với giá sản phẩm cùng loại được sản xuất ở nước ngoàị Lãi cho vay của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có lượng vốn chủ sở hữu lớn xét về mặt nào đó sẽ có thuận lợi hơn trong cạnh tranh và rõ ràng năng lực cạnh tranh về tài chính của doanh nghiệp sẽ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

* Các nhân tố về chính trị - pháp luật

Viễn thông là ngành cốt lõi đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của quốc gia và là điều kiện cần thiết để xây dựng xã hội thông tin. Do vậy sự ổn định về chính trị-pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý ổn định giúp doanh nghiệp thuận lợi

hơn trong cạnh tranh đặc biệt trong thời đại mở cửa hội nhập. Môi trường chính trị-pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ đảm bảo các quyết định quản trị đạt được tỷ lệ thành công caọ Thiếu môi trường pháp lý đầy đủ sẽ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, phi lý, nẩy sinh các tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không duy trì được tính ổn định lâu dàị

* Các nhân tố khoa học công nghệ

Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì khoa học công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sức cạnh tranh của hàng hoá thông qua chất lượng, chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ hiện đại không có nghĩa là nó sẽ có lợi thế lâu dài trong cạnh tranh bởi chỉ một thời gian ngắn sau dây chuyền công nghệ đó có thể đã lạc hậu, đặc biệt trong các ngành về công nghệ thông tin. Do đó thời gian khấu hao máy móc phải được rút ngắn, doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ cho phù hợp. Sự phát triển của khoa học công nghệ còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội có các công nghệ, kỹ thuật mớị Qua đó có thể trang bị, trang bị lại các cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh.

* Các nhân tố về văn hoá - xã hội nhân tố văn hoá

Bao gồmthói quen tiêu dùng, ngôn ngữ phong tục tập quán hay chuẩn mực đạo đức xã hội, cơ cấu dân số, phân hoá giàu nghèọ Các nhân tố này bắt buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hình thức, mẫu mã cũng như đặc tính, lợi ích của sản phẩm cho phù hợp với người tiêu dùng. Các nhân tố này ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng thay đổi được quy trình sản xuất, công nghệ. Phong tục tập quán cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có những bước đi thích hợp khi xâm nhập thị trường mớị Giải quyết tốt vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp muốn xâm nhập hay chính đối thủ sẵn có của thị trường.

2.4. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ DI ĐỘNG 2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ di động trên thế giới

2.4.1.1. Quá trình hình thành phát triển dịch vụ di động trên thế giới

Vào những năm 1890 của thế kỷ 19 bắt nguồn từ những cuộc nói chuyện không cần dây qua sóng radio , điện thoại di động ra đời và đến đầu thập niên 1980 tại châu Âu người ta phát triển một mạng dịch vụ di động chỉ sử dụng trong một vài khu vực. Sau đó vào năm 1982 nó được chuẩn hoá bởi European

Conference of Postal and Telecommunications Administrations (CEPT) và tạo ra Group Special Mobile (GSM) với mục đích sử dụng chung cho toàn Châu Âụ Mạng dịch vụ di động sử dụng công nghệ GSM được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu tiên bởi Radiolinja ở Phần Lan. Năm 1989 công việc quản lý tiêu chuẩn và phát triển mạng GSM được chuyển cho viện viễn thông châu Âu và các tiêu chuẩn, đặc tính phase 1 của công nghệ GSM được công bố vào năm 1990. Đã có hơn 1 triệu thuê bao sử dụng mạng GSM của 70 nhà cung cấp dịch vụ trên 48 quốc gia vào cuối năm 1993. Đến nay dịch vụ di động GSM được sử dụng trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những nhà mạng thông tin di động GSM cho phép có thể roaming với nhau do đó những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giớị GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động trên thế giớị

Khả năng phủ sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên thế giới, cho phép người sử dụng có thể sử dụng điện thoại di động của họ ở nhiều vùng trên thế giớị GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lượng cuộc gọị Nó được xem như là một hệ thống dịch vụ di động thế hệ thứ haị GSM là một chuẩn mở, hiện tại nó được phát triển bởi 3GPP(3rd Generation Partnership Project). Đứng về phía quan điểm khách hàng, lợi thế chính của GSM là chất lượng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn. Thuận lợi đối với nhà điều hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép nhà điều hành mạng có thể sẵn sàng dịch vụ ở khắp nơi, vì thế người sử dụng có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giớị

2.4.1.2. Cạnh tranh dịch vụ thông tin di động tại một số nước trên thế giới:

Hiện nay, Mỹ là quốc gia có số lượng người sử dụng smartphone cao nhất thế giới và ¼ doanh thu của các hãng di động là từ các dịch vụ dữ liệụ Theo dự báo của Ovum, đến năm 2014, dịch vụ dữ liệu sẽ chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của các hãng di động Mỹ. Nhưng giá cước của các dịch vụ thoại sẽ vẫn tiếp tục giảm và kéo các hãng viễn thông vào một cái “vòng luẩn quẩn”, các chuyên gia của Ovum nhận định.

Thị trường viễn thông Mỹ đang xuất hiện 2 dòng chảy trái chiều: tiếp tục đẩy giá của gói cước dữ liệu và smartphone lên cao và đua nhau hạ giá cước trong phân khúc bình dân, nơi thuê bao trả trước chiếm đa số. Cuộc đua giảm giá đã làm tốc độ tăng trưởng ngành viễn thông Mỹ giảm mạnh. Khi nhà mạng

Cricket, một nhánh của hãng viễn thông Leap Wireless chính thức công bố gói cước 30 USD/tháng “không giới hạn” (gọi, nhắn tin) tại 125 thành phố khắp nước Mỹ, thị trường viễn thông Mỹ bắt đầu dậy sóng.

Đây được coi là phát súng lớn nhất khai hỏa cho cuộc chiến giảm giá cước giữa các nhà mạng Mỹ. Trên thực tế, gói cước của Cricket rẻ hơn gói cước rẻ nhất hiện có tới 10 USD. Đối thủ lớn nhất của họ là nhà mạng MetroPCS hiện đang bán gói cước 40 USD/tháng hay gói cước có tên Straight Talk của mạng TracFone Wireless có giá 45 USD/tháng. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu thị trường, “khoảng cách” 10 USD mà Cricket vừa tạo ra sẽ nhanh chóng biến mất bởi các đối thủ của họ sẽ không thể ngồi yên nhìn Cricket hút hết khách. “Cuộc chiến tranh giá cước đã nổ ra và chắc chắn sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao trong thời gian tới, đặc biệt là trên thị trường di động trả trước”. Richard Murphy, nhà phân tích thị trường di động của IDC nói, “Cuộc chiến này sẽ phá vỡ mọi chiến lược kinh doanh của các nhà mạng”. Mặc dù hiện nay, mảng di động trả trước chỉ chiếm khoảng 20% thị trường viễn thông Mỹ nhưng tốc độ tăng trưởng thuê bao của nó lại cao gấp 5 lần so với mảng trả sau truyền thống và đó cũng chính là động lực kích thích các hãng viễn thông lao vào cuộc chiến “vô tiền khoáng hậu” nàỵ Đáng chú ý, “tuyệt chiêu” chủ yếu của những bên tham chiến hiện vẫn là đưa ra gói cước mới có giá thấp hơn gói cước rẻ nhất trên thị trường. Chuyên gia phân tích thị trường Chris Collins của hãng Yankee Group cho rằng không lâu nữa thị trường sẽ được đón nhận gói cước 20 USD/tháng. Nhưng 20 USD/tháng để cho cái gì? “Trước khi nghĩ đến việc giá sẽ giảm tới đâu, bạn nên xác định một cách rõ ràng nhu cầu của mình. Với mức giá 20 USD/tháng bạn sẽ chỉ có thể sử dụng những dịch vụ rất cơ bản”, chuyên gia Collins cảnh báọ Cuộc đua giảm giá đã bắt đầu tác động tới toàn thị trường viễn thông Mỹ. Chuyên gia phân tích Craig Moffett của hãng nghiên cứu Craig Moffett vừa công bố báo cáo cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành viễn thông Mỹ trong quý IV vừa qua đã giảm mạnh và chỉ còn 2,6%. Đây là lần đầu tiên lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng dưới 3% kể từ hơn một thập kỷ qua và nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng có 2 con số của 2 năm trước đây, viễn thông Mỹ đang “tuột dốc” mạnh. Tính cả năm 2009, viễn thông Mỹ chỉ có tốc độ tăng trưởng 3,3% trong khi doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU) giảm 3,1%. “Một hoặc hai nhà mạng nhỏ cần phải bị loại khỏi thị trường trước khi cuộc chiến này kéo sập cả những ông lớn”, một chuyên gia viễn thông của Ovum nói về cuộc chiến giá cước tại Mỹ. “Vấn đề giá cước di động đã trở nên đáng lo ngại”, Christopher King, một

chuyên gia phân tích thị trường của hãng Stifel Nicolaus nói, “Trong khi tất cả đang mong đợi vào một viễn cảnh sáng sủa hơn của nền kinh tế trong năm 2010 thì chính cuộc đua giảm giá cước đã khiến thị trường viễn thông đánh mất cơ hội tăng tốc trở lại sau khủng hoảng”. Trong năm 2010, doanh thu của nhóm ngành dịch vụ viễn thông Mỹ chỉ tăng khoảng 5% và có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng thấp nhất trong 10 nhóm ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế. Trước đó đã có dự báo rằng doanh thu của “nhóm bộ tứ” (gồm 4 hãng viễn thông lớn nhất nước Mỹ) sẽ tăng trưởng khoảng 3,4 đến 4,4% trong năm 2010 nhưng theo Craig Moffett, mức tăng trưởng “đề nghị” chỉ nên dừng ở con số 2,7% hay thậm chí là thấp hơn với điều kiện các cuộc đua giảm giá cước không leo thang [17].

Có thể chưa dẫn đến “thảm cảnh” tồi tệ nhất là đổ vỡ thị trường nhưng bài học từ một số thị trường Đông Nam Á cho thấy: Cuộc đua giảm cước sẽ chỉ khiến các nhà mạng thiệt hại nặng nề hơn. Trong năm 2005, cuộc chiến khốc liệt về giá đã diễn ra tại Thái Lan với những dấu hiệu đầu tiên về việc giảm cước kết nối - ngòi nổ đầu tiên đẩy mức doanh thu viễn thông di động của các nhà mạng giảm mạnh. Trong năm 2005, một cuộc chiến gay gắt về giá đã diễn ra giữa 3 nhà mạng lớn nhất tại Thái Lan gồm AIS, DTAC và True Movẹ Với việc giảm cước nội mạng xuống còn 1 baht (khoảng 600đ) cho phút đầu tiên, 0,25 baht từ phút thứ 2 đến phút thứ 4, từ phút thứ 5 miễn phí… giá cước di động của Thái Lan thời điểm đó tương đương giá cước di động hiện nay tại Việt Nam. Cuộc đua giảm cước này đã khiến tổng số phút gọi của mỗi thuê bao (MOU) tăng gấp đôi chỉ trong vòng 6 tháng. Nhưng con số MOU tăng gấp đôi không giúp cho các nhà mạng Thái Lan “vui vẻ” hơn chút nàọ Mặc dù lượng thuê bao vẫn tiếp tục tăng nhưng tổng doanh thu của cả 3 nhà mạng này trong các quý II và quý III năm 2005 lại giảm. Sang quý IV/2005, tổng doanh thu đã tăng trở lại nhưng kể cả mức tăng này cũng chỉ tương đương với doanh thu của quý I/2005 trong khi đó tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động lại tăng từ 42,5% lên 47,5% tại cùng thời điểm. So sánh với hoàn cảnh đó ở Thái Lan và bối cảnh cạnh tranh hiện nay trên thị trường Việt Nam, Frost & Sullivan cho rằng sự sụt giảm doanh thu tương tự cũng sẽ xảy ra hoặc khả quan hơn một chút là tổng doanh thu không thay đổi trong khi tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động vẫn tiếp tục gia tăng. Chiến tranh về giá kéo theo lượng thuê bao, MOU tăng mạnh buộc các nhà mạng phải tăng đầu tư cho CAPEX (Quỹ đầu tư cho tài sản cố định, cơ sở vật chất và hạ tầng cơ bản) để có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tăng đầu tư cho CAPEX trong khi tổng doanh thu giảm và hệ quả tất yếu là lợi nhuận của các nhà mạng cũng vì

thế mà giảm theọ Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các nhà mạng tại Thái Lan không chỉ âm mà còn phải tăng đáng kể các nguồn tiền đầu tư vào mạng lướị Ví dụ, DTAC (mạng lớn thứ 2 tại Thái Lan) đã phải tăng ngân sách đầu tư lên 24% (từ 213 triệu USD lên 288 triệu USD). Hơn nữa, DTAC cũng phải thay đổi tỷ trọng đầu tư như sau: Dung lượng mạng lưới: Tăng từ 22% lên 68%; Vùng phủ: Giảm từ 55% xuống còn 22%; Đầu tư khác: Giảm từ 22% xuống còn 10%. Điều này làm cho việc mở rộng đầu tư vùng phủ tại khu vực nông thôn bị chậm lạị

Tại Indonesia, một số nhà mạng mới ra nhập thị trường cũng áp dụng chính sách giá rẻ tương tự như thị trường Việt Nam nhưng không thành công. Năm 2007, hãng Hutchison với thương hiệu 3 đã gia nhập thị trường và đưa ra gói cước gọi nội mạng miễn phí tại khu vực thành thị nhằm mục đích giành thị phần một cách nhanh chóng. Đến cuối 2008, nhà mạng này đã có được 4,5 triệu thuê bao trong đó có 99,8% là trả trước, và hầu hết trong số đó là sim phụ (dùng sim thứ 2 hoặc sim thứ 3) với mục đích gọi nội mạng. ARPU của mạng này chỉ bằng 12% so với mạng Telkomsel, đây là lý do mà các nhà phân tích cho rằng việc các nhà mạng đưa ra các gói cước gọi nội mạng miễn phí tại thị trường Việt Nam cũng sẽ chỉ có thể thu hút được một lớp đối tượng khách hàng sử dụng thêm để gọi nội mạng, và như vậy tỷ lệ tăng thuê bao không tương ứng với tỷ lệ tăng người dùng. Với mức ARPU thấp như vậy thì các nhà mạng sẽ rất khó tăng được lợi nhuận và Hutchison đã bắt buộc phải thay đổi chiến lược giá để có thể tồn tại trên thị trường Indonesia [9].

2.4.2. Cạnh tranh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam

2.4.2.1. Quá trình hình thành phát triển dịch vụ di động tại Việt Nam

Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức ra đời vào ngày 15/8/1945 với quyết định của Đảng thành lập “Ban Giao thông chuyên môn”. Những năm sau đó, ngành thông tin liên lạc đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp Cách mạng, thống nhất nước nhà. Sau năm 1975, do ảnh hưởng nặng nề của cấm vận và cơ chế kế hoạch hóa, nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của VNPT trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)