T hesis abstract
2.4.2. Cạnh tranh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam:
2.4.2.1. Quá trình hình thành phát triển dịch vụ di động tại Việt Nam
Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức ra đời vào ngày 15/8/1945 với quyết định của Đảng thành lập “Ban Giao thông chuyên môn”. Những năm sau đó, ngành thông tin liên lạc đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp Cách mạng, thống nhất nước nhà. Sau năm 1975, do ảnh hưởng nặng nề của cấm vận và cơ chế kế hoạch hóa, nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành Bưu chính Viễn thông rơi vào tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Sự nghiệp đổi mới sau đó đã giải phóng sức sản xuất, kích thích tính sáng tạo năng động của các chủ thể kinh tế. Ngành Bưu chính Viễn thông tự hào là một trong những ngành năng động sáng tạo, bước dần ra khỏi lạc hậu trong thời kỳ nàỵ Quyết sách đi tắt đón đầu, bỏ qua công nghệ analog đi thẳng vào công nghệ kỹ thuật số đã đưa Việt
Nam trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về tốc độ phát triển viễn thông trong thập niên 90. Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới viễn thông quốc tế tiên tiến, đảm bảo nguồn doanh thu ngoại tệ và tự chủ trong đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông toàn quốc. Cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông đã được khởi xướng từ năm 1995. Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam- VNPT đã phân tách chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục Bưu điện và chức năng sản xuất kinh doanh của VNPT.
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.
Vào ngày 26/06/1996 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tiếp tục đưa mạng thông tin di động Vinaphone - mạng thông tin di động GSM thứ hai vào hoạt động song song với mạng MobiFone đang hoạt động trước đó. Hai mạng di động MobiFone và Vinaphone hoạt động với cơ chế độc quyền trên lĩnh vực thị trường viễn thông tại Việt Nam.
Sau nhiều năm chuẩn bị, vượt qua khó khăn từ nhiều phía, SPT chính thức khai thác mạng thông tin di động sử dụng công nghệ CDMA 2000-1x lần đầu tiên ở VN với thương hiệu S-Fonẹ Đây là dự án hợp tác kinh doanh với SLD một đối tác Hàn Quốc có nhiều tiềm năng và uy tín. Năm 2003 S-Fone là bước đột phá trong lãnh vực thông tin di động của thị trường viễn thông Việt Nam, là nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam. Nhưng do không cạnh tranh được với các nhà mạng khác để giành được thị phần nên S-Fone đã chính thức ngường hoạt động vào tháng 7/2012.
Năm 1995 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là nhà mạng được cung cấp giấy phép cung cấp dịch vụ di động công nghệ GSM và chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động trong lĩnh vực viễn thông. Vào ngày 15 tháng 10 năm 2004 thì Viettel mới chính thức khai trương cung cấp dịch vụ di động với công nghệ GSM.
Tiếp đến là các mạng di động HT-Mobile bắt đầu cung cấp dịch vụ từ tháng 11 năm 2006 với đầu số 092 và sử dụng công nghệ CDMA, HT-Mobile ra đời gặp rấ nhiều khó khăn về công nghệ và thị trường. Sau khi chuyển đổi công nghệ
từ CDMA – GSM/EDGE HT-Mobile đã chuyển đổi thương hiệu thành VietnamMobile và cung cấp dịch vụ di động với tên thương hiệu mới từ 08/04/2009. Beeline ra đời vào tháng 7 năm 2009 dưới sự hợp tác của Beeline và Gtel Mobile, đây là mạng liên danh quốc tế và là mạng thứ 7 tại Việt Nam. Beeline hoạt động với đầu số 099 và 0199. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm kinh doanh thua lỗ, Beeline rút khỏi liên doanh và rời khỏi thị trường Việt Nam kể từ năm 2013, đối tác của nhà mạng này là Gtel Mobile tiếp tục khai thác và cung cấp dịch vụ với tên thương hiệu mới là Gmobilẹ
EVN Telecom của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là mạng di động thứ 6 tại Việt Nam, sở hữu đầu số 096 và băng tần 450 MHZ. Dải băng tần này cũng là một điểm yếu của EVN Telecom khi đây chỉ là băng tần thấp và có khả năng nhiễu sóng caọ Sau gần 7 năm triển khai, EVN Telecom rơi vào tình cảnh khó khăn, lượng thuê bao phát triển thấp, doanh thu cũng không đạt được mức kỳ vọng. Bên cạnh đó, những món nợ khổng lồ với các đối tác là Viettel và VNPT cũng đã khiến tình hình tài chính của EVN Telecom thực sự rơi vào tình trạng khủng hoảng. Đây là nguyên nhân chính thúc đẩy vụ sát nhập giữa EVN Telecom và Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel vào ngày 1/1/2012.
Theo số liệu tổng kết của Bộ TT&TT, đến cuối năm 2014 Việt Nam có 138,6 triệu thuê bao di động. Với con số này, Việt Nam có mật độ thuê bao di động là 140 thuê bao/100 dân. Hiện Việt Nam đã đạt tỷ lệ phủ sóng di động là 94%. Tính đến hết năm 2014, mật độ người dân sử dụng 3G của Việt Nam là 26 thuê bao/100 dân.
Sau thời gian hơn 18 năm cung cấp và phát triển dịch vụ di động, Việt Nam đã nằm trong danh sách 10 quốc gia Châu Á có số lượng mật độ thuê bao di động cao nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực viễn thông, cũng như ứng dụng về công nghệ thông tin.
2.4.2.2. Cạnh tranh dịch vụ di động tại Việt Nam
Thị trường viễn thông di động Việt Nam hiện nay đang có 5 nhà mạng đang hoạt động và cung câp dịch vụ là Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile và Gmobilẹ Các nhà mạng đã tạo nên một thị trường cạnh tranh sôi động. Các nhà mạng đều sử dụng công nghệ GSM gồm có Vinaphone, MobiFone, Viettel, VietnamMobile và Gmobile, không còn sử dụng công nghệ CDMẠ Theo kết quả điều tra thì có hơn 82% khách hàng sử dụng dịch vụ di động trả trước, còn lại khoảng 18% khách hàng trả saụ Các nhà mạng cũng đã
nỗ lực trong việc thực hiện chuyển vùng quốc tế (Roaming) cho các thuê bao trả trước, mà trước đây là dịch vụ độc quyền của các thuê bao trả saụ
Tính đến cuối năm 2013 ba nhà mạng lớn Vinaphone, MobiFone và Viettel chính thức cung cấp dịch vụ 3G thì đây chính là sự bùng nổ CNTT về internet không dâỵ Với chiếc USB có gắn SIM 3G hoặc trên điện thoại có tính năng 3G thì khách hàng sử dụng có thể dễ dàng truy cập dịch vụ Internet tốc độ caọ Có thể nói giai đoạn từ năm 2005 – 2010 là giai đoạn bùng nổ về sử dụng điện thoại 2G, thì giai đoạn năm 2010 đến 2015 công nghệ 3G sẽ thực sự bùng nổ. Đây là giai đoạn, mọi người dân đều có cơ hội tiếp xúc với công nghệ thông tin trên mạng internet, khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, tổng số thuê bao di động đang phát sinh lưu lượng 3G là gần 27,5 triệu thuê baọ Các mạng di động khẳng định, năm 2014 cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của thuê bao 3G, nhưng cũng đồng thời có sự sụt giảm thoại và SMS. Cùng với Viettel và MobiFone, phía VinaPhone cho hay từ đầu năm đến nay số lượng thuê bao và lưu lượng 3G tăng rất mạnh. Trong khi đó, dịch vụ 2G như thoại và SMS bắt đầu chững lại, thậm chí có xu hướng giảm. Trong Sách Trắng CNTT-TT năm 2014 được Bộ TT&TT công bố, VNPT vẫn đứng đầu thị trường cố định trong khi Viettel đứng đầu về thị phần thuê bao di động. Năm 2013, Viettel chiếm tới 44,05% thị phần 2G và 3G, trong khi MobiFone chỉ chiếm 21,4%, còn VinaPhone chiếm 19,88%. Nếu tính riêng thị phần 3G, Viettel dẫn đầu với 34,73%, tiếp đến MobiFone 33,19% và VinaPhone 29,71% [18].
Những năm vừa qua, ngành viễn thông phát triển mạnh không ngừng thì mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ngày càng khốc liệt, đặc biệt là dịch vụ di động. Đây là thời điểm thị trường viễn thông đã xuất hiện cuộc chiến tranh về giá cước dịch vụ di động. Theo Tạp chí Frost & Sullivan cho rằng cuộc chiến về giá giữa các nhà mạng sẽ tác động xấu đến thị trường Việt Nam, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Cuộc chiến về giá cước di động tại Việt Nam có thể làm tổng doanh thu trên thị trường này giảm. Lý do chính là khi các nhà cung cấp mới đưa ra gói cước gọi nội mạng miễn phí ra thị trường, khách hàng sẽ sử dụng sim này để gọi nội mạng với mục đích tiết kiệm chi phí. Phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh và thời gian của cuộc chiến về giá, doanh thu năm nay có thể giảm 3,5% và tốc độ phát triển sẽ sụt giảm xuống chỉ còn 1 con số. Cuộc chiến về giá giữa các nhà mạng sẽ tác động xấu đến thị trường Việt Nam. Cụ thể tổng số phút gọi của mỗi thuê bao sẽ tăng
lên nhanh chóng: Các gói cước gọi nội mạng miễn phí sẽ là nguyên nhân chính làm cho thuê bao tại Việt Nam tăng gấp 2 lần trong vòng 1 năm. Điều này sẽ tạo áp lực buộc các nhà mạng phải tăng chi phí đầu tư, trong đó tăng đầu tư dung lượng mạng thay vì mở rộng vùng phủ, phát triển dịch vụ mới và hạn chế đầu tư ra nước ngoàị Tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ chậm lại, doanh thu của các nhà mạng sẽ thấp hơn các năm trước do giá cước giảm và không có tích lũy để tái đầu tư. Bên cạnh đó, vùng phủ kém, giá cước thấp sẽ mang lại ít lợi nhuận. Việc cung cấp các gói cước với mức giá bán thấp hơn giá thành sẽ không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và về mặt dài hạn sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành viễn thông.
Ngành viễn thông Việt Nam thì qua phân tích trên, cần có những bước đi khẩn cấp đưa ra các chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh mà không có tác động xấu đến sự phát triển ngành công nghệ thông tin và viễn thông của đất nước. Vì vậy, Frost & Sullivan khuyến cáo các nhà mạng có kế hoạch kinh doanh khả thi và không bán dưới giá thành. Việc một nhà mạng mới gia nhập thị trường Việt Nam với mạng lưới kém và mức doanh thu thấp như hiện nay thì việc định giá cước thấp hơn giá thành sẽ tác động tiêu cực đến thị trường. Do vậy, khi cấp phép đầu tư cần thiết phải xem xét kỹ các kế hoạch kinh doanh để đảm bảo công bằng và bền vững trong cạnh tranh.
Tăng vùng phủ: Chính phủ cần buộc các nhà mạng phải tăng vùng phủ toàn quốc, thay vì chỉ tập trung vào khu vực thành thị. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chính phủ Việt Nam có thể thành lập quỹ “Phát triển hạ tầng – USO”, theo đó, các nhà mạng không phủ sóng toàn quốc phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ này để Chính phủ tăng cường đầu tư vào khu vực nông thôn.
Thay đổi lại các quy định về giá cước trên thị trường: Chính phủ nên cân nhắc về mức giá sàn của dịch vụ di động trên cơ sở chi phí đầu tư và vận hành khai thác mạng. Đây cũng là kinh nghiệm của rất nhiều quốc gia trên thế giới để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phát triển thị trường một cách ổn định. Nếu cho phép gọi miễn phí thì chính phủ không giảm cước kết nối vì đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên chiến tranh về giá.
Tăng cường kiểm tra và giám sát chất lượng mạng lưới: Để đảm bảo chất lượng dịch vụ không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến về giá, Chính phủ cần tăng cường giám sát chất lượng của các nhà mạng và yêu cầu các nhà mạng có chất lượng thấp phải tăng chất lượng.
Nới lỏng các yêu cầu về đầu tư những lĩnh vực khác: Do ảnh hưởng của chiến tranh về giá, vì vậy các kế hoạch đầu tư cho 3G hoặc các lĩnh vực khác có thể bị chậm lại do phải tăng cường đầu tư mở rộng dung lượng. Chính phủ nên thông cảm với những khó khăn mà các nhà mạng đang đối mặt nới lỏng các yêu cầu về đầu tư cho những lĩnh vực khác [19].
Ngoài ra, Frost & Sullivan (Năm2013) cũng đã đưa ra bản báo cáo đánh giá về thị trường di động Việt Nam. Theo đó, thị trường này tiếp tục là một trong những thị trường phát triển và cạnh tranh nhất hiện naỵ Frost & Sullivan cho rằng, tình hình cạnh tranh tại thị trường này đã thay đổi khi hai thương hiệu mới Gmobile (Thương hiệu cũ: Beeline) và Vietnammobile (Thương hiệu cũ: Hanoi Telecom) xuất hiện lại thị trường sử dụng công nghệ GSM thay cho công nghệ CDMẠ Để có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, cả hai nhà cung cấp này đều đưa ra các mức giá cước cực thấp và tạo áp lực cho các nhà khai thác mạng di động như Vinaphone, MobiFone, Viettel đã phải giảm khoảng 20% mức cước hiện thờị Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên thể hiện “Chiến tranh giá” đang phá vỡ thị trường Việt Nam và sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới nền ICT của Việt Nam. Frost & Sullivan (Năm2013) cho rằng, thị trường không dây Việt Nam là một trong những thị trường cạnh tranh nhất khu vực Đông Nam Á. Cuối năm 2008 tỷ lệ thâm nhập di động xấp xỉ 75%, đây là một trong những tỷ lệ thâm nhập cao nhất trong các nước ASEAN. Chỉ có Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei là có tỷ lệ thâm nhập di động cao hơn Việt Nam. Với 6.7% tỷ lệ thâm nhập di động năm 2005, Việt Nam thật sự là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giớị Là một trong những quốc gia có mức doanh thu di động thấp nhất, Việt Nam thật sự là thị trường cạnh tranh và tốc độ phát triển trong tương lai sẽ có xu hướng giảm dần. Đến cuối năm 2013, doanh thu di động tại Việt Nam thấp hơn 5 USD, thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á và chỉ cao hơn một số nước như Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mức doanh thu thấp là một chỉ số thể hiện mức độ cạnh tranh và bão hòa của thị trường di động và do đó có thể nói rằng thị trường không dây Việt Nam đã thật sự trở thành một thị trường không dây cạnh tranh . Thị trường không dây Việt Nam có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ và là nguyên nhân chính gây nên cuộc chiến về giá giữa các nhà cung cấp. So sánh với các thị trường chính trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có số lượng nhà cung cấp nhiều hơn hầu hết các thị trường khác. Trong số 20 quốc gia được phân tích, chỉ có 3 quốc gia như Indonesia, Ấn Độ, Campuchia là có số lượng các nhà cung cấp dịch vụ nhiều hơn Việt Nam. Trong đó, Ấn Độ và
Indonesia có diện tích và dân số nhiều hơn Việt Nam, còn Campuchia thì lại có mức thâm nhập di động thấp hơn Việt Nam rất nhiềụ Trên thực tế, nhiều thị trường có GDP đầu người cao hơn rất nhiều và ít dân số như Australia, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có số lượng các nhà cung cấp dịch vụ ít hơn Việt Nam rất nhiềụ Do đó, với 05 nhà cung cấp dịch vụ là không phù hợp với thị trường Việt Nam về mặt trung hạn và việc có quá nhiều nhà cung cấp đang tạo ra một cuộc chiến về giá trên thị trường này [10].
0 20 40 60 80 100 120 140 M y a n m a r L a o s C a m b o d ia In d ia C h in a In d o n e s ia P