Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của VNPT trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 113 - 119)

T hesis abstract

4.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động

động Vinaphone tại thị trường Bắc Ninh

4.1.5.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Để có thể đề ra chiến lược phát triển của VNPT Bắc Ninh trong những năm tới, trước tiên chúng ta hãy phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của dịch vụ di động Vinaphone của VNPT Bắc Ninh

• Về điểm mạnh (Strengths):

Trong năm 2013-2014, dịch vụ di động Vinaphone của VNPT Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng cao nhất tại thị trường Bắc Ninh, đây là bước tiến cần thiết để tạo đà phát triển trong những năm tớị Điều này cũng chứng tỏ chiến lược kinh doanh của VNPT Bắc Ninh đang đi đúng hướng theo kế hoạch đã hoạch định.

+ Dịch vụ di động Vinaphone có chất lượng dịch vụ tốt nhất và đạt theo tiêu chuẩn ngành và ngày càng được cải thiện.

+ Dịch vụ di động Vinaphone có giá cước rẻ nhất hiện naỵ Từ ngày 15/6/2015 Viettel là doanh nghiệp duy nhất thống lĩnh thị trường đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất tại Việt Nam nên bị bó buộc bởi chiếc vòng kim cô qui định giá cước. Vinaphone được phép chủ động điều chỉnh giá cước và áp dụng các chương trình khuyến mãi đặc biệt ưu đãi mà không phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước do không còn là “doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Như vậy VinaPhone đang có lợi thế cạnh tranh và từng bước lấy lại thị phần của mình.

+ Thị phần khách hàng dịch vụ di động: là một nhà mạng có thị phần thuê bao đứng thứ hai tại địa bàn Bắc Ninh, ngoài ra Vinphone và Mobifone là hai nhà mạng cùng xuất phát từ VNPT nên có lợi thế về kết hợp để triển khai các chương trình khuyến mại gọi và nhắn tin liên mạng giá như nội mạng, ổn định về doanh thu và phát triển thêm các dịch vụ gia tăng, các dịch vụ nội dung mới có giá trị caọ

+ Uy tín và thương hiệu: VNPT là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực Viễn thông – CNTT tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian qua VNPT luôn đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ băng rộng (Internet, truyền số liệu, truyền hình IPTV), và đứng thứ hai trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ di động. VNPT là thành viên của nhiều tổ chức Viễn thông uy tín trên thế giớị Đây là cơ sở để VNPT từng bước nâng cao giá trị thương hiệu và lấy lại thị phần từ các nhà cung cấp dịch vụ khác đặc biệt là dịch vụ di động.

• Về điểm yếu (Weaknesses):

+ Cơ sở hạ tầng mạng lưới: Hiện nay cơ sở hạ tầng hiện có đáp ứng tốt đối với số lượng thuê bao hiện có, tuy nhiên vùng phủ sóng còn hẹp hơn so với đối thủ. Vì vậy với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thị phần trên địa bàn trong thời gian tới Vinaphone phải tăng cường và tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để mở rộng và tăng cường vùng phủ sóng.

+ VNPT Bắc Ninh định hướng chiến lược cạnh tranh thông qua chính sách giá rẻ trong suốt nhiều năm liền. Chính sách chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức nhất là chính sách chăm sóc khách hàng lớn, trung thành dẫn đến tỷ lệ khiếu nại và rời mạng về dịch vụ còn nhiềụ Trong khi đó MobiFone làm khá tốt về công tác này, nhiều năm liền MobiFone được đánh giá cao đứng đầu về công tác chăm sóc khách hàng.

+ VNPT Bắc Ninh có hệ thống kênh phân phối lớn nhưng hiệu quả bán hàng và công tác chăm sóc khách hàng qua các kênh phân phối này chưa caọ

+ Hoạt động truyền thông cổ động hoạt động hiệu quả chưa caọ

+ Gặp nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng BTS

4.1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Về cơ hội (Opportunities):

+ Nhân tố môi trường công nghệ: Việc áp dụng công nghệ GSM phù hợp với thị hiếu người Việt Nam giúp cho VNPT phát triển mạnh mẽ, đây cũng là nhân tố quyết định sự thành công tại thị trường Việt Nam. Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm công nghệ tiền 4G LTE và VNPT đã ứng dụng thành công công nghệ 3G và sắp tới là 4G giúp cho VNPT có khả năng khai thác các dịch vụ di động mới, các dịch vụ gia tăng trên nền công nghệ mớị

+ Nhóm nhân tố chính trị – pháp luật: Với hệ thống chính trị ổn định ở Việt Nam và luật viễn thông ngày càng hoàn thiện làm cho sự cạnh tranh dịch vụ di động của VNPT và các doanh nghiệp khác được cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn.

+ Nhân tố kinh tế: Kinh tế xã hội trong nước ổn định, tốc độ tăng tưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh là rất cao đứng trong Top 10 của cả nước, thu nhập bình quân của người dân ngày càng caọ Tỉnh Bắc Ninh có chủ trương kích cầu tiêu dùng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, ngoài ra còn có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Các khu công nghiệp Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng trong

việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động. VNPT đã triển khai nhiều loại gói cước phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi người dân, mọi tầng lớp trong xã hộị Dịch vụ di động đã đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc với chi phí phù hợp.

+ Nhóm nhân tố văn hoá - xã hội: Dịch vụ di động của VNPT dựa trên các ứng dụng về công nghệ hiện đại của thế giới, phù hợp với thuần phong mỹ tục, lối sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cho mọi tầng lớp xã hội, điều này giúp cho dịch vụ di động VNPT ngày càng phát triển.

• Về thách thức (Threats)

+ Các đối thủ cạnh tranh dịch vụ di động hiện có: Hiện tại có tới 5 nhà mạng có dịch vụ di động cùng công nghệ GSM (Vinaphone, Viettel, MobiFone, VietnamMobile, Gmobile). Các đối thủ cạnh tranh đều có khả năng thay thế và gây ra những áp lực đối với dịch vụ di động VNPT.

+ Các nhà cung cấp dịch vụ di động: Tại thị trường Việt Nam có 5 mạng di động và sắp tới một số mạng khác được triển khaị Đây là số lượng doanh nghiệp viễn thông quá nhiều, nó tác động không tốt đến thị trường; mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, xu hướng tất yếu một số doanh nghiệp bị phá sản hoặc buộc phải sáp nhập với doanh nghiệp khác.

+ Nguồn nhân lực: Do có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh dịch vụ di động nên các doanh nghiệp đều có chính sách thu hút nhân tàị Vì vậy nguồn nhân lực bị chia sẻ.

+ Công nghệ: Công nghệ mới có sự thay đổi liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải tiếp tục đầu tư mới, sự thay đổi của công nghệ mang lại những thách thức và nguy cơ đối với dịch vụ di động VNPT. Điều này có nghĩa việc kinh doanh dịch vụ di động phải được tính toán khai thác hiệu quả tài nguyên đã đầu tư và có định hướng đúng đắn trong việc đầu tư phát triển công nghệ mớị Tiến trình đổi mới công nghệ làm cho vòng đời dịch vụ thông di động ngày càng ngắn hơn.

+ Hành vi sử dụng dịch vụ di động của khách hàng: Khi các nhà mạng đều tung ra các chương khuyến mãi mạnh, thì khách hàng trở nên ít trung thành hơn. Thậm chí nhiều khách hàng sử dụng sim khuyến mãi thay thẻ cào, lợi dụng khe hở trong công tác quản lý để trây ì nợ cước phí hàng tháng, trốn nợ khi cước sử dụng nhiều; đây thực sự cũng là vấn đề khó khăn trong quản lý của VNPT và các doanh nghiệp viễn thông khác gặp phảị

+ Dịch vụ di động của doanh nghiệp mới tham gia thị trường: Việc dịch vụ di động của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh. Doanh nghiệp viễn thông mới áp dụng các chiến lược bán hàng để mở rộng thị trường không có gì để mất, gọi điện thoại miễn phí nội mạng, đây thực sự tạo nên các áp lực mạnh về năng lực cạnh tranh dịch vụ di động Vinaphone của VNPT.

4.1.5.3. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ di động VNPT Bắc Ninh theo ma trận SWOT

Để tìm ra được các giải pháp mang tính cơ bán và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Bắc Ninh.Thông qua việc xây dựng ma trận SWOT là ma trận kết hợp các yếu tố Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunities), đe dọa (Threats) của dịch vụ di động là công cụ quan trọng có thể giúp cho VNPT Bắc Ninh tìm ra các điểm mạnh và cơ hội để phát huy và hạn chế điểm yếu và nguy cơ trong kinh doanh và từ đó đưa ra các giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động Vinaphone tại địa bàn Bắc Ninh như sau:

Phối hợp S/O: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội;

Phối hợp S/T: Vượt qua các nguy cơ bằng tận dụng các điểm mạnh; Phối hợp W/O: Tận dụng các cơ hội để khắc phục điểm yếu của DN;

Phối hợp W/T: Đề ra các giải pháp để giảm thiểu yếu điểm và tránh khỏi những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài;

Bảng 4.16. Ma trận SWOT cho dịch vụ di động VNPT Bắc Ninh

Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động Vinaphonẹ

ĐIỂM MẠNH (S)

+ Cơ sở hạ tầng mạng lưới hiện có cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất.

+ Chủ động điểu chỉnh Giá cước mà không cần xin phép cơ quan quản lý nhà nước tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn với nhiều gói cước và sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt, giá rẻ phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. + Thị phần dịch vụ viễn thông lớn. + Uy tín và thương hiệu mạnh. ĐIỂM YẾU (W) + Vùng phủ sóng hẹp hơn so với đối thủ.

+ Hệ thống kênh phân phối chưa hiệu quả.

+Chăm sóc khách hàng chưa tốt.

+ Hoạt động truyền thông cổ động hoạt động hiệu quả chưa caọ

+ Gặp nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng BTS

CƠ HỘI (O)

+ Hệ thống chính trị - pháp luật ổn định và ngày càng hoàn thiện làm cho sự cạnh tranh dịch vụ di động ngày càng bình đẳng, lành mạnh hơn.

+ Kinh tế xã hội trong nước ổn định, tốc độ tăng tưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh là rất cao đứng trong Top 10 của cả nước, thu nhập bình quân của người dân ngày càng caọ Tỉnh Bắc Ninh có chủ trương kích cầu tiêu dùng. Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN, giao thông thuận lợi, ngoài ra còn có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường kinh doanh.

+ Dịch vụ di động của VNPT sử dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với thuần phong mỹ tục, lối sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cho mọi tầng lớp xã hội

+ Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm công nghệ tiền 4G LTE và VNPT đã ứng dụng thành công công nghệ 4G

Chiến lược S/O

+ Đời sống kinh tế tăng trưởng ổn định cho phép tiếp tục phát triển các đối tượng khách hàng đang có và sắp có nhu cầu về dịch vụ tại các KCN, cụm công nghiệp, làng nghề, trường học. + Hoạch định chiến lược phát triển khách hàng cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới hợp lý.

+ Tổ chức các chương trình khuyến mại kích thích tiêu dùng bằng nhiều gói cước và sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt, giá rẻ phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. + Tăng cường truyền thông cổ động tại tại các KCN, cụm công nghiệp, làng nghề, trường học. + Công nghệ hiện đại cho phép phát triển các dịch vụ gia tăng, dịch vụ nội dung nhằm tăng doanh thu

Chiến lược W/O

+ Tăng cường và tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới như các KCN mới, khu vực sóng yếu, vùng lõm…để mở rộng phủ sóng, đồng thời tối ưu hóa cơ sở hạ tầng hiện có nhằm vận hành mạng lưới hoạt động với chất lượng cao nhất. Ký kết thỏa thuận hợp tác với ban quản lý các KCN để cùng đầu tư và khai thác CSHT.

+Tăng cường Marketing Mix: Củng cố, mở rộng và tối ưu hóa hệ thống kênh phân phối, xây dựng quy trình giám sát hiệu quả các kênh phân phốị Tăng cường công tác CSKH. Tận dụng lợi thế được chủ động điều chỉnh giá cước để tiếp tục nghiên cứu đưa ra các gói cước phù hợp với mọi đối tượng khách hàng với giá cả cạnh tranh với đối thủ. Sử dụng tối đa công cụ truyền thông cổ động tại các thị trường mới để tạo hình ảnh tốt hiệu quả caọ

THÁCH THỨC (T)

+ Cạnh tranh trên thị trường rất khốc liệt do có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ. + Hành vi sử dụng dịch vụ di động của khách hàng thay đổị + Công nghệ mới có sự thay đổi liên tục.

+ Nguồn nhân lực bị chia sẻ

Chiến lược S/T

+ Tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh so với đối thủ, kinh doanh tại thị trường đối thủ không thực hiện được.

+ Xây dựng các quy trình giám sát, chăm sóc khách hàng cũ và mớị

+ Tăng cường công tác đánh giá thị trường, thâm nhập thị trường của doanh nghiệp, mở rộng và phát triển thị trường tập trung vào khách hàng tiềm năng. + Tăng cường hoạt động truyền thông cho các sản phẩm dịch vụ mới, lan tỏa hình ảnh thương hiệu uy tín nhằm giữ chân khách hành cũ và thu hút khách hàng mới + Giữ vững thương hiệu uy tín, hình ảnh tốt để nâng cao tính cạnh tranh và thu hút nguồn nhân lực + Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút nhân tài + Nâng cao chất lượng dịch vụ đạt theo tiêu chuẩn quốc tế với giá cước rẻ.

Chiến lược W/T

+ Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt đội ngũ CSKH đào tạo thường xuyên, liên tục để nâng cao tính cạnh tranh dịch vụ. . + Đơn giản hóa thủ tục hòa mạng dịch vụ, nhưng chặt chẽ về pháp lý.

+ Hoàn thiện các văn bản pháp quy khi xây dựng chính sách giá, chính sách khuyến mạị

+ Tối ưu hóa hiệu quả đầu tư do công nghệ thay đổi liên tục nhằm tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp

Đánh giá chung:

Vận dụng vào cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ di động Vinaphone tại địa bàn Bắc Ninh. Trên cơ sở tham khảo số liệu của các cơ quản lý doanh nghiệp viễn thông đã công bố, kết hợp với các bài viết đăng tải trên Báo chí về đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ di động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc điều tra 500 khách hàng trên địa bàn Bắc Ninh theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đã được tổng hợp và lượng hóa để đo lường năng lực cạnh tranh dịch vụ di động Vinaphone so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Với đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ di động được sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá 1S và 4C gồm: Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, cạnh tranh bằng giá cả, khuyến mại; cạnh tranh bằng khách hàng sử dụng dịch vụ; cạnh tranh bằng sự thuận tiện và cạnh tranh bằng sự kết nối dịch vụ đã phần nào đánh giá khá khách quan năng lực cạnh tranh dịch vụ di động Vinaphone tại địa bàn Bắc Ninh. Trong các bảng tổng hợp kết quả điều tra khảo sát, tuy rằng còn nhiều câu hỏi có kết quả không mang ý nghĩa thống kê, nhưng đây cũng là cơ sở để đề xuất với VNPT Bắc Ninh các giải pháp hạn chế mặt tồn tại và phát huy các mặt mạnh của dịch vụ di động hiện có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của VNPT trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 113 - 119)