Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của các giống gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 25 - 26)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1.4.Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của các giống gà

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.4.Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của các giống gà

gà thí nghiệm

2.1.4.1. Gà VBT

Gà VBT là con lai tạo ra từ kết quả sử dụng công thức lai gà Zolo với gà Lương Phượng, gà VBT có ưu thế lai tốt (so với gà lương phượng thuần), được nuôi sinh sản cấp bố mẹ đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống thương phẩm nuôi thịt: Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,13kg (giảm tiêu tốn thức ăn/10 trứng là: 6,98%); Ưu thế lai về năng suất trứng cao là (+2,85%) và ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống cao là +1,36% (Trần Quốc Hùng, 2012).

Gà VBT có tầm vóc trung bình, màu lông đa dạng như gà Lương Phượng, có ba màu chủ yếu là lông vàng tuyền, vàng đốm hoa, đen đốm hoa, mào cờ; mào tích đỏ tươi, mào tai trắng, da chân, mỏ đều màu vàng.

Gà VBT nuôi thịt đến hết 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống cao (97,33%) , khối lượng cơ thể đạt 1703,73(g), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,33 kg. Tỷ lệ thân thịt là 73,55%, tỷ lệ thịt đùi là 20,51%, tỷ lệ thịt lườn là 19,82%. Các chỉ tiêu về chất lượng thịt đều đạt yêu cầu, tỷ lệ mỡ bụng thấp (1,05%).

Tuổi đẻ trứng bói: 140-142 ngày tuổi. Năng suất trứng/mái/năm: 190-195 quả. TTTA/10 trứng: 2.5kg. Khối lượng trứng bình quân: 50-52 gam/quả (Trần Quốc Hùng, 2012).

Gà VBT đã được nuôi thử nghiệm ở nhiều nơi và đều nhận được phản hồi rất tốt từ người dân.

2.1.4.2. Gà Móng

Gà Móng là giống gà cổ thuần chủng, chân to, chất lượng thịt ngon. Giống gà Móng có nguồn gốc từDuy Tiên – Hà Nam. Qua thời gian, giống gà này vẫn giữ được những đặc tính tốt nhất. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, người dân trong làng, xã vì mục đích kinh tế đã đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà công nghiệp nên gà Móng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Gà Móng 01 ngày tuổi có lông màu trắng, chân vàng. Khi trưởng thành con trống màu đỏ tía, chân to bằng tay trẻ em, vảy thẳng hàng không xù xì như gà Đông Tảo (Hưng Yên), gà mái lông trắng nhạt, kẽ chân có đường viền đỏ.

Sau 7 tháng, gà trống đạt 3,5–4 kg, gà mái 2,5–3 kg. Từ 7 đến 8 tháng gà Móng bắt đầu đẻ, trung bình gà mái đẻ 200 đến 230 trứng một năm (Hồ Xuân Tùng, 2009).

2.1.4.3. Gà Lạc Thủy

Gà Lạc Thủy có nguồn gốc từ huyện Lạc Thủy - Hòa Bình thích nghi với khí hậu miền núi. Gà có tốc độ mọc lông nhanh, có thể chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt và rất thích hợp với phương thức nuôi bán chăn thả.

Gà Lạc Thủy có ngoại hình đồng nhất: 01 ngày tuổi lông màu trắng ngà. Khi trưởng thành gà mái lông lá chuối khô, gà trống lông đỏ mận. Chân gà nhỏ, da chân vàng, mào đơn đứng.

Khối lượng cơ thể tại 20 tuần tuổi: gà mái đạt 1580 gam/con, gà trống đạt 1852 gam/con.

Tính đến 68 tuần tuổi tỷ lệ đẻ đạt 25,13%, năng suất trứng/mái đạt 87,96 quả, TTTA/10 trứng 4,01kg. Trứng có phôi đạt 93,4%, tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 83,45 % (Theo Vũ Ngọc Sơn và Trần Quốc Hùng, 2014).

2.1.4.4. Gà BTVN11

Gà BTVN11 là một giống gà địa phương có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập vào Việt Nam từ tháng 3 năm 2011. Gà BTVN11 lúc 01 ngày tuổi có bộ lông đồng nhất màu hoa mơ có sọc dưa đen ở đầu và lưng. Khi trưởng thành gà mái có màu lông hoa mơ xen lẫn đốm đen ở cổ và lưng, gà trống có màu lông nâu đỏ, cườm cổ vàng, mào cờ, tích đỏ, da chân màu vàng, mỏ vàng.

Tại thời điểm 9 tuần tuổi gà BTVN11 đạt 760,50-800,33 g/con. Tại 19 tuần tuổi gà trống BTVN11 đạt 1600-1634,14g/con, gà mái đạt 1255,03-1260,65 g/con.

Gà BTVN11 có năng suất trứng/mái/72TT đạt 110quả/mái, tỷ lệ đẻ bình quân 30,2%, TTTĂ/10 trứng 3,2kg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 25 - 26)