Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 61 - 62)

n=6 Chỉ tiêu CT1 (Móng x VBT) CT2 (Lạc Thủy x VBT) CT3 (BTVN11 x VBT)

Đùi Lườn Đùi Lườn Đùi Lườn

15p 24h 15p 24h 15p 24h 15p 24h 15p 24h 15p 24h Ph 6,39 6,24 6,06 5,74 6,27 6,22 6,14 5,89 6,40 6,27 6,21 5,88 Màu sắc L* 47,34 52,42 48,96 51,60 49,27 50,19 a* 15,97 10,28 16,14 10,03 16,84 8,13 b* 7,54 11,01 8,75 13,47 10,63 12,74 Mất nước bảo quản (%) 0,07 0,32 0,30 0,58 0,08 0,26 Mất nước chế biến (%) 18,85 15,97 21,36 17,87 24,63 15,70 Độ dai (Newton) 17,45 24,47 17,31 18,42 23,40 27,93

Theo kết quả của Ristic et al. (1975); Rose (1977); Krax (1974) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2003) cho biết ở gia cầm, độ pH24 thịt lườn nằm trong khoảng 5,8-6,0 thịt đùi trong khoảng 6,2-6,6 là bình thường. Như vậy cả 3 loại thịt gà lai trên đều có chất lượng tốt.

Kết quả phân tích màu sắc thịt cho thấy, thịt lườn có độ sáng cao hơn thịt đùi, do cơ lườn chứa nhiều sợi cơ trắng hơn, cơ đùi có nhiều sợi cơ đỏ hơn và cơ đùi vận động nhiều hơn cơ lườn nên màu của cơ đùi tối hơn. Màu sắc thịt của gà lai CT1,CT2, CT3 có sự khác nhau rõ rệt, màu sáng (L), màu đỏ (a), màu vàng (b) của gà CT2 với thịt đùi lần lượt là 51,96; 16,14; 8,75 cao hơn CT1 là 49,34;

Thịt đùi CT1 và CT2 có độ dai lần lượt là 17,31N và 17,45N thấp hơn CT3 có độ dai là 23,40N. Tương tự, độ dai thịt lườn CT1 và CT2 lần lượt là 18,42N và 24,47N cũng thấp hơn CT3 có độ dai là 27,93N. Như vậy thịt gà CT3 có độ dai là cao nhất và độ dai của thịt lườn luôn cao hơn thịt đùi. Theo phân loại chất lượng thịt của Schilling et al. (2008) thì thịt gà CT1, CT2, CT3 không dai vì độ dai < 44,1N (4,5kg).

Ngoài ra, theo tiêu chuẩn của Barbut et al. (2005) về các chỉ tiêu phân loại chất lượng thịt dựa vào màu sáng (L), giá trị pH24: Thịt bình thường (chất lượng tốt): 46<L<53 và 5,7<pH24<6,4. Như vậy thịt gà CT1, CT2, CT3 đảm bảo yêu cầu là thịt gà chất lượng tốt.

4.2.8. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế khi nuôi gà bố mẹ

Vì mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được tổ hợp lai phù hợp có hiệu quả kinh tế phục vụ phát triển chăn nuôi gà thả vườn trong nông hộ, gia trại và trang trại nên việc xác định khả năng sản xuất thịt của một mái VBT khi lai với gà trống Móng, Lạc Thủy, BTVN11 là cần thiết. Kết quả thể hiện 4.18.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 61 - 62)