Kết quả nghiên cứu trên đàn thương phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 42)

4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của các giống gà thí nghiệm

4.2.1.1. Đặc diểm ngoại hình của gà mới nở

a. Gà lai CT1 (♂Móng x♀VBT) 01 ngày tuổi

Gà lai giữa ♂Móng x♀VBT khi 01 ngày tuổi có màu lông chính là nâu nhạt có sọc nâu đen to rõ, kéo dài từ đầu tới hết lưng, hai bên có 2 sọc màu vàng trắng mờ. Gà có chân màu trắng hồng, mỏ vàng đồng nhất. Như vậy gà tiếp nhận ngoại hình của gà Móng là chủ yếu.

b. Gà lai CT2 (♂Lạc Thủy x♀VBT) 01 ngày tuổi

Gà lai giữa ♂Lạc Thủy x♀VBT khi 01 ngày tuổi có màu lông vàng nâu, giữa lưng có sọc nâu đen nhạt hơn ở CT1, hai bên sườn có sọc nâu đen nhỏ, đầu có đốm nâu. Phần ngực đùi có lông màu nâu xám nhạt. Da chân, mỏ vàng đều.

c. Gà lai (♂BTVN11 x ♀VBT) 01 ngày tuổi

Gà lai giữa ♂BTVN11 x ♀VBT 01 ngày tuổi có lông màu vàng, có sọc vàng nâu ở lưng, có đốm nâu ở đầu. Chân trắng hồng, mỏ vàng đồng nhất

4.2.1.2. Đặc điểm ngoại hình khi gà 15 tuần tuổi

Bảng 4.4. Một số đặc điểm ngoại hình khi gà 15 tuần tuổi

Đặc điểm

ngoại hình CT1(MxVBT) CT2 (LTxVBT) CT3(BTVN11 xVBT)

Màu lông 15 tuần tuổi

Trống: màu nâu đen

đốm đỏ Trống màu đỏ tía Màu vàng đỏ tươi có đốm đỏ, đen xen lẫn

Mái: Màu nâu Mái: Vàng nâu đốm đen Mái: Vàng đốm đen

Cườm cổ Vàng đốm đen Vàng cánh gián Vàng tươi có đốm đen

Hình thái mào Đơn(40%), kép(60%) Đơn (100%) Đơn (100%)

Kết quả theo dõi cho thấy đã có sự phân hóa về ngoại hình rõ ràng giữa các công thức lai. Thế hệ con đều được thừa hưởng gen quy định màu lông đặc trưng của cả bố và mẹ.

CT1 (♂Móng x♀VBT): con lai lớn lên có màu lông thiên về màu lông của bố, trống có màu nâu đen đốm đỏ, cườm cổ vàng đốm đen. Con mái lông màu nâu, cườm cổ vàng đốm đen dầy. Con lai CT1 có tầm vóc to cao, chân cao. Da chân, mỏ vàng, chân to. Gà có tốc độ mọc lông chậm, mào cũng có sự phân hóa con lai có cả mào nụ (60%)và mào cờ (40%). Còn ở 2 công thức lai CT2 bố Lạc Thủy và CT3 bố BTVN11, con lai chỉ có mào cờ.

Ở CT2 (♂Lạc Thủy x♀VBT): tầm vóc trung bình. Gà trống màu đỏ tía, gà mái có màu vàng nâu đốm đen, lông bụng màu trắng. Gà có tốc độ mọc lông nhanh nhất trong số 3 công thức lai, lông đuôi dài do được thừa hưởng nguồn gen từ bố Lạc

Ở CT3 (♂BTVN11 x ♀VBT): gà có tầm vóc trung bình, nhìn linh hoạt. Tốc độ mọc lông tương đối nhanh. Gà trống lông màu vàng đỏ tươi đốm đỏ ở lưng và cánh, bụng đốm đen giống gà VBT, cườm cổ vàng, gà mái màu vàng đốm đen nhạt, cườm cổ màu vàng có đốm đen, lông bụng vàng. CT3 có 100% mào cờ; mào tích đỏ tươi cao và phát triển, chân nhỏ vàng.

CT1(♂Móngx♀VBT)

CT2(♂Lạc Thủy x♀VBT)

CT3(♂BTVN11x♀VBT)

Nhìn chung về đặc điểm ngoại hình, thế hệ con lai đều được thừa hưởng nguồn gen của bố mẹ. CT1 có ưu điểm tầm vóc to cao nhưng tốc độ mọc lông chậm. CT2 có ưu điểm tốc độ mọc lông nhanh, nhưng tầm vóc nhỏ màu lông con lai không đồng nhất. CT3 có ưu điểm màu lông đẹp, mào tích đỏ tươi phát triển phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên gà có tầm vóc trung bình và còn nhiều hạn chế. 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, tỷ lệ nuôi sống cao hay thấp phản ánh thể chất của đàn gà tốt hay xấu. Tỷ lệ nuôi sống của các nhóm gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi biểu thị khả năng thích nghi của chúng với điều kiện môi trường, khả năng kháng bệnh. Chúng tôi theo dõi tỷ lệ nuôi sống trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm trên đàn gà nghiên cứu. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm từ 0-15 TT

Đvt: %; n=3

Tuần tuổi (♂Móng x♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT) CT1 CT2 CT3

1 98,33 98,33 98,33 2 100,00 100,00 98,87 3 98,31 98,87 99,43 4 98,85 97,71 98,28 5 99,42 98,25 100,00 6 100,00 98,21 98,25 7 100,00 98,79 100,00 8 98,83 98,77 96,43 9 99,41 98,14 100,00 10 98,21 98,73 100,00 11 100,00 100,00 100,00 12 100,00 100,00 100,00 13 100,00 100,00 100,00 14 100,00 100,00 100,00 15 100,00 100,00 100,00 1-6 95,00a 91,67b 93,33c 7-15 96,49a 94,55b 96,43a 1-15 91,67a 86,66b 90,00c

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê P<0,05).

Bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của 3 công thức lai ở tuần 1 là như nhau có giá trị là 98,33%. Tuy nhiên sang tuần tuổi thứ 2 đã có sự sai khác giữa các công thức lai. Ở 2 công thức lai CT1; CT2 có tỷ lệ nuôi sống là 100% ; CT3 tỷ lệ sống là 98,87%.

Các tuần tuổi tiếp theo từ tuần 3 đến tuần 6, tỷ lệ nuôi sống của các công thức lai xét trong cùng một tuần đều có sự khác biệt. Tính trung bình 6 tuần nuôi ở giai đoạn gà con, tỷ lệ nuôi sống ở CT1 là cao nhất (đạt 95%), tiếp theo là CT3 với 93,33%, cuối cùng là CT2 với tỷ lệ nuôi sống là 91,67%. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Hùng (2012), tỷ lệ nuôi sống của đàn gà VBT trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuần tuổi là 91,33%, như vậy thấp hơn so với các con lai của nó trong thí nghiệm này.

Sự sai khác về tỷ lệ nuôi sống giữa 3 công thức lai ở giai đoạn từ 0- 6 tuần tuổi có thể do chất lượng con giống khác nhau: gà CT1 được thừa hưởng nguồn gen của gà Móng bố có sức đề kháng tốt, gà CT3 có bố BTVN11 có khả năng thích nghi cao nên tỷ lệ sống cao, còn con lai ở CT2 có bố Lạc Thủy sức sống, sức đề kháng với môi trường và mầm bệnh kém nên có tỷ lệ sống thấp nhất. Ở giai đoạn này gà chủ yếu bị chết vì bệnh đường ruột do vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy mất nước, cầu trùng, do lòng đỏ khó tiêu xác gà chết có biểu hiện khô chân, gầy yếu.

Sang giai đoạn 7-15 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống ở CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 96,49%; 94,55%; 96,43%. Tỷ lệ nuôi sống ổn định và đạt kết quả 100% ở cả 3 công thức bắt đầu từ tuần 11. Tuy nhiên, xét trong cả giai đoạn 0-15 tuần tuổi kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs. (2004) trên gà lai R1 (LP x Ri) và gà lai R2 (tổ hợp lai: Kabir x LP x Ri) có tỷ lệ nuôi sống từ 0 -19 tuần tuổi đạt từ 90,50 – 96,00% qua 2 thế hệ. 4.2.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm

4.2.3.1. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể và thể tích tăng lên trong thời gian sinh trưởng. Trong nghiên cứu này, sinh trưởng tích lũy của các công thức lai được trình bày qua bảng 4.6 và bảng 4.7.

Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15 TT Đvt: g/con;n=30 Tuần tuổi CT1 CT2 CT3 (♂Móng x♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11 x ♀VBT)

Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv%

Mới nở 39,57a 0,50 6,92 41,90a 0,46 6,06 39,80a 0,78 10,77 1 75,07a 1,65 12,05 73,43ab 1,80 13,40 72,70b 1,97 14,85 2 129,50a 3,30 13,95 121,17b 2,64 11,92 118,07c 2,81 13,02 3 198,83a 5,36 14,77 178,77b 6,09 18,67 175,83b 4,16 12,97 4 294,93a 5,44 10,11 254,40b 5,04 10,86 245,80c 4,12 9,18 5 389,93a 7,48 10,51 342,93b 5,25 8,39 336,20c 6,39 10,41 6 518,27a 8,80 9,30 470,53b 11,99 13,95 438,87c 12,44 15,52 7 709,00a 19,31 14,92 654,28b 11,90 9,96 570,77c 13,95 13,39 8 939,47a 24,63 14,36 830,15b 23,38 15,43 709,00c 12,86 9,93 9 1183,00a 26,32 12,19 992,69b 12,76 7,04 919,33c 16,93 10,09 10 1411,67a 28,38 11,01 1184,60b 18,03 8,34 1116,67c 16,42 8,05 11 1610,00a 34,18 11,63 1386,20b 19,20 7,59 1316,17c 22,64 9,42 12 1803,33a 46,31 14,07 1553,38b 20,61 7,27 1503,67b 36,07 13,14 13 1988,00a 37,10 10,22 1772,92b 45,15 13,95 1627,67c 41,12 13,84 14 2097,00a 47,56 12,42 1872,22b 48,49 14,19 1769,47c 43,93 13,60 15 2156,33a 32,50 8,26 1931,76b 32,04 9,08 1872,11c 40,44 11,83

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê P<0,05).

Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15 TT

Đvt: g/con; n=30 Tuần

tuổi

CT1 CT2 CT3

(♂Móng x♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11 x ♀VBT)

Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv%

Mới nở 39,57a 0,50 6,92 41,90a 0,46 6,06 39,80a 0,78 10,77 1 75,07a 1,65 12,05 73,43ab 1,80 13,40 72,70b 1,97 14,85 2 129,50a 3,30 13,95 121,17b 2,64 11,92 118,07c 2,81 13,02 3 198,83a 5,36 14,77 178,77b 6,09 18,67 175,83b 4,16 12,97 4 294,93a 5,44 10,11 254,40b 5,04 10,86 245,80c 4,12 9,18 5 389,93a 7,48 10,51 342,93b 5,25 8,39 336,20c 6,39 10,41 6 518,27a 8,80 9,30 470,53b 11,99 13,95 438,87c 12,44 15,52 7 660,00a 12,53 10,40 601,17b 14,62 13,32 567,83c 9,75 9,40 8 818,17a 16,44 11,00 751,67b 16,06 11,71 710,50c 15,76 12,15 9 982,00a 26,32 14,68 894,33b 23,65 14,49 859,00c 23,27 14,84 10 1143,33a 30,67 14,69 1049,33b 20,45 10,67 1008,33c 26,73 14,52 11 1292,00a 27,13 11,50 1184,67b 24,41 11,29 1164,00b 20,98 9,87 12 1402,33a 33,51 13,09 1298,67b 23,13 9,75 1280,00b 28,96 12,39 13 1505,00a 37,10 13,50 1416,67b 21,22 8,20 1390,67b 29,24 11,52 14 1589,00a 30,15 10,39 1507,18b 35,65 12,95 1477,67c 28,38 10,52 15 1648,33a 32,50 10,80 1573,82b 25,02 8,71 1545,52c 33,82 11,99

Kết quả bảng 4.6 và 4.7 cho thấy sinh trưởng tích lũy ở đàn gà trong các công thức lai tăng dần theo các tuần tuổi phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm. Giai đoạn 0 – 6 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của trống và mái là giống nhau, do gà còn bé chưa phân biệt được trống mái.

So sánh giữa 3 con lai thì con lai CT1 có sinh trưởng tích lũy cao hơn hẳn so với 2 công thức lai còn lại. Kể từ tuần thứ 4 trở đi, sự sai khác càng rõ rệt (P< 0,05) và được thể hiện rõ qua bảng 4.7 và 4.8. Cụ thể vào tuần tuổi thứ 4 sinh trưởng tích lũy CT1, CT2, CT3 lần lượt là 294,93; 254,40; 245,80 (g/con), tuần tuổi thứ 5 sinh trưởng tích lũy của CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 389,93; 342,93; 336,20

(g/con). Kết thúc giai đoạn gà con sinh trưởng tích lũy của 3 lô CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 518,27; 470,53; 438,87 (g/con).

Để có thể đánh giá một cách khách quan về sinh trưởng tích lũy của con lai ở các công thức lai, sang giai đoạn từ 7 – 15 tuần tuổi chúng tôi đã đánh giá riêng biệt về tính biệt.

Giai đoạn từ 7 – 15 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của các công thức lai vẫn tăng rất mạnh theo các tuần tuổi, tuy nhiên tăng mạnh nhất vẫn là con lai của công thức lai CT1, CT2 và CT3 có sinh trưởng chậm hơn so với CT1 điều này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Tại tuần tuổi thứ 7 sinh trưởng tích lũy của gà trống ở 3 công thức lai CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 709,00; 654,28; 570,77 (g/con) . Như vậy con trống của CT1 có sinh trưởng cao hơn con trống của CT2 và CT3 là: 54,72g và 138,23g. Cũng trong tuần thứ 7 sinh trưởng của gà mái CT1 là cao nhất: 660,00 (g/con), sau đó là CT2: 601,17 (g/con) và thấp nhất là CT3: 567,83(g/con).

Nhìn chung cho cả giai đoạn sinh trưởng tích lũy ở cả ba công thức lai có sự tăng trưởng đều. CT1 luôn có sinh trưởng tích lũy cao nhất, sau đó là CT2 và cuối cùng là CT3. Có thể giải thích được điều này là do ở mỗi công thức lai các con lai đều được thừa hưởng nguồn gen của con bố khác nhau nên sinh trưởng của các công thức lai có sự khác nhau. Ở tuần 15 sinh trưởng tích lũy của CT1 là cao nhất, sau đó đến CT2 và thấp nhất là CT3. Cụ thể, tuần tuổi 15 sinh trưởng tích lũy của CT1,CT2, CT3 lần lượt là: 2156,33; 1931,76; 1872,11 (g/con) đối với con trống và 1648,33; 1573,82; 1545,52 (g/con) đối với con mái.

Xét trong cùng một công thức lai và cùng điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc thì gà trống có tăng trưởng tích lũy cao hơn gà mái. Có sự khác biệt này là do gà trống có quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ và triệt để hơn so với gà mái.

So sánh với kết quả của Hồ Xuân Tùng và cs. (2009) trên gà ta lai VR21(tổ hợp lai: Đông Tảo, Ri, LP) nuôi hết 12 tuần tuổi đạt 1732,5 (g/con) thì gà lai CT1, CT2, CT3 có sinh trưởng thấp hơn nhưng so với một số giống gà nội khác như gà Ri khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi gà tr ống đạt 1140,7(g/con); gà mái đạt 968,5(g/con) (Nguyễn Huy Đạt và cs., 2005 ), gà Mía đạt 1503(g/con) (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh, 1999) thì gà lai CT1, CT2, CT3 có khối lượng cơ thể cao hơn.

Để minh họa rõ hơn sự sinh trưởng khác nhau của 3 công thức lai chúng tôi biểu diễn tốc độ sinh trưởng tích lũy của 3 công thức lai qua hình 4.3 đối với con trống và hình 4.4 đối với con mái.

Qua hình 4.3 và 4.4 cho thấy đường cong sinh trưởng tích lũy con lai của công thức lai CT1 thể hiện trên đồ thị là đường màu xanh da trời có xu hướng tăng luôn nằm trên cao so với các đường khác, tăng chậm nhất là con lai của công thức lai CT3 có đường biểu thị màu xanh lá cây luôn nằm dưới cùng của đồ thị.

Hình 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT

4.2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Là sự tăng lên về khối lượng kích thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát hoặc trong một đơn vị thời gian. Trong chăn nuôi thường sử dụng chỉ tiêu g/con/ngày hoặc g/con/tuần để đánh giá sinh trưởng tuyệt đối. Giá trị sinh trưởng càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Kết quả của nghiên cứu này được trình bày ở bảng 4.8 và 4.9.

Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm 0-15TT

Đvt: g/con/ngày; n=30 Giai đoạn (TT) CT1 CT2 CT3 (♂Móngx♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT)

Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv%

0-1 5,07a 0,15 15,99 4,50b 0,11 13,97 4,70b 0,12 14,52 1-2 7,78a 0,22 15,56 6,82b 0,11 9,17 6,48b 0,10 8,73 2-3 9,90a 0,16 8,76 8,23b 0,22 14,92 8,25b 0,11 7,17 3-4 13,73a 0,16 6,42 10,80b 0,30 15,31 10,00b 0,29 15,99 4-5 13,57a 0,25 10,00 12,65b 0,32 13,71 12,91c 0,29 12,39 5-6 18,33a 0,29 8,53 18,23a 0,40 12,05 14,67b 0,24 9,1 6-7 27,25a 0,47 9,38 26,25a 0,36 7,55 18,84b 0,41 11,85 7-8 32,92a 0,63 10,56 25,12b 0,73 16,00 19,75c 0,47 13,14 8-9 34,79a 0,46 7,18 23,22b 0,45 10,51 30,05c 0,56 10,2 9-10 32,67a 0,74 12,47 27,42b 0,64 12,82 28,19b 0,66 12,78 10-11 28,33a 0,69 13,25 28,80a 0,56 10,56 28,50a 0,66 12,62 11-12 27,62a 0,62 12,26 23,88b 0,61 13,93 26,79a 0,68 13,92 12-13 26,38a 0,55 11,41 31,36b 0,76 13,22 17,71c 0,38 11,62 13-14 15,57a 0,47 16,47 14,19a 0,36 14,09 20,26b 0,53 14,21 14-15 8,48a 0,22 14,36 8,51a 0,22 14,23 14,66b 0,37 13,87

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê (P< 0,05)

Bảng 4.9. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm 0-15TT Đvt: g/con/ngày; n=30 Giai đoạn (TT) CT1 CT2 CT3 (♂Móngx♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT)

Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv%

0-1 5,07a 0,15 15,99 4,50b 0,11 13,97 4,70b 0,12 14,52 1-2 7,78a 0,22 15,56 6,82b 0,11 9,17 6,48b 0,10 8,73 2-3 9,90a 0,16 8,76 8,23b 0,22 14,92 8,25b 0,11 7,17 3-4 13,73a 0,16 6,42 10,80b 0,30 15,31 10,00b 0,29 15,99 4-5 13,57a 0,25 10,00 12,65b 0,32 13,71 12,91c 0,29 12,39 5-6 18,33a 0,29 8,53 18,23a 0,40 12,05 14,67b 0,24 9,1 6-7 20,25a 0,45 12,18 18,66b 0,44 12,92 18,42b 0,48 14,35 7-8 22,60a 0,60 14,48 21,50a 0,45 11,58 20,38a 0,36 9,70 8-9 23,40a 0,49 11,45 20,38b 0,34 9,13 21,21b 0,62 16,05 9-10 23,05a 0,51 12,17 22,14ab 0,42 10,32 21,33b 0,27 6,98 10-11 21,24a 0,50 12,77 19,33b 0,44 12,59 22,24a 0,61 14,94 11-12 15,76a 0,53 18,4 16,29a 0,50 16,65 16,57a 0,35 11,59 12-13 14,67a 0,32 11,88 16,86b 0,46 14,85 15,81ab 0,39 13,54 13-14 12,00a 0,23 10,59 12,93a 0,27 11,30 12,43a 0,28 12,50

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 42)