Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm 0-15TT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 51 - 53)

Đvt: g/con/ngày; n=30 Giai đoạn (TT) CT1 CT2 CT3 (♂Móngx♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT)

Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv%

0-1 5,07a 0,15 15,99 4,50b 0,11 13,97 4,70b 0,12 14,52 1-2 7,78a 0,22 15,56 6,82b 0,11 9,17 6,48b 0,10 8,73 2-3 9,90a 0,16 8,76 8,23b 0,22 14,92 8,25b 0,11 7,17 3-4 13,73a 0,16 6,42 10,80b 0,30 15,31 10,00b 0,29 15,99 4-5 13,57a 0,25 10,00 12,65b 0,32 13,71 12,91c 0,29 12,39 5-6 18,33a 0,29 8,53 18,23a 0,40 12,05 14,67b 0,24 9,1 6-7 20,25a 0,45 12,18 18,66b 0,44 12,92 18,42b 0,48 14,35 7-8 22,60a 0,60 14,48 21,50a 0,45 11,58 20,38a 0,36 9,70 8-9 23,40a 0,49 11,45 20,38b 0,34 9,13 21,21b 0,62 16,05 9-10 23,05a 0,51 12,17 22,14ab 0,42 10,32 21,33b 0,27 6,98 10-11 21,24a 0,50 12,77 19,33b 0,44 12,59 22,24a 0,61 14,94 11-12 15,76a 0,53 18,4 16,29a 0,50 16,65 16,57a 0,35 11,59 12-13 14,67a 0,32 11,88 16,86b 0,46 14,85 15,81ab 0,39 13,54 13-14 12,00a 0,23 10,59 12,93a 0,27 11,30 12,43a 0,28 12,50 14-15 8,48a 0,22 14,17 9,52b 0,21 11,86 9,69b 0,23 13,12

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê (P< 0,05)

Bảng 4.9 và 4.10 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của 3 con lai CT1, CT2 và CT3 giai đoạn gà con (0-6 tuần tuổi) tương đối ổn định và tăn dần theo tuần tuổi. Con lai ở CT1 luôn có sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với 2 công thức lai còn lại. Kết thúc giai đoạn gà con sinh trưởng tuyệt đối của CT1, CT2, CT3 lần lượt là:

18,33; 18,23; 14,67 (g/con/ngày).

Sinh trưởng tuyệt đối giữa các công thức lai và giữa các tính biệt có sự khác nhau. Giai đoạn từ 6-9 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của các công thức lai vẫn tiếp tục tăng dần nhưng sang giai đoạn 9 -15 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối ở cả 3 con lai đều giảm dần theo tuần tuổi. Nhưng điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của gia cầm.

So sánh giữa 2 tính biệt thì sinh trưởng tuyệt đối của gà trống cao hơn so với gà mái trong cùng 1 tuần tuổi ở tất cả các công thức lai. Như vậy sinh trưởng tuyệt đối có sự khác nhau giữa các tính biệt. Sở dĩ có sự sai khác này là do trong gia cầm ở con trống có sức sống và khả năng kháng bệnh cao hơn con mái. Không những vậy, con trống còn có quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ và triệt để hơn so với gà mái khi được nuôi trong cùng điều kiện.

So sánh với một số giống gà nội khác theo Lê Văn Tường (1997) (dẫn theo Lương Thị Hồng, 2005) cho biết khả năng sinh trưởng tuyệt đối của gà Mía từ 3,8-19 (g/con/ngày); gà An Phú: 4,0-16,63 (g/con/ngày); gà Ri: 2,4-14 (g/con/ngày) thì tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của nhóm gà lai trong thí nghiệm này đạt cao hơn.

Quá trình sinh trưởng tuyệt đối của gà trống và gà mái được biểu diễn qua các hình sau:

Hình 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT

4.2.3.3. Sinh trưởng tương đối

Là tỉ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Gà còn non có tốc độ sinh trưởng cao sau đó giảm dần theo tuần tuổi (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011).

Số liệu ghi tại bảng 4.10 và bảng 4.11 cho biết tốc độ sinh trưởng tương đối của gà ở các công thức lai.

Kết quả bảng 4.10 và bảng 4.11 cho thấy sinh trưởng tương đối của 3 con lai có xu hướng giảm dần theo tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm mà tác giả Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011) đã chỉ ra. Ở cả 3 công thức lai sinh trưởng tương đối tuy giảm dần nhưng giảm từ từ và không có sự giảm đột ngột. Điều này cho thấy gà thí nghiệm sinh trưởng tương đối đều và không có nhiều biến động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 51 - 53)