Một số đặc điểm ngoại hình khi gà 15 tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 43 - 45)

Đặc điểm

ngoại hình CT1(MxVBT) CT2 (LTxVBT) CT3(BTVN11 xVBT)

Màu lông 15 tuần tuổi

Trống: màu nâu đen

đốm đỏ Trống màu đỏ tía Màu vàng đỏ tươi có đốm đỏ, đen xen lẫn

Mái: Màu nâu Mái: Vàng nâu đốm đen Mái: Vàng đốm đen

Cườm cổ Vàng đốm đen Vàng cánh gián Vàng tươi có đốm đen

Hình thái mào Đơn(40%), kép(60%) Đơn (100%) Đơn (100%)

Kết quả theo dõi cho thấy đã có sự phân hóa về ngoại hình rõ ràng giữa các công thức lai. Thế hệ con đều được thừa hưởng gen quy định màu lông đặc trưng của cả bố và mẹ.

CT1 (♂Móng x♀VBT): con lai lớn lên có màu lông thiên về màu lông của bố, trống có màu nâu đen đốm đỏ, cườm cổ vàng đốm đen. Con mái lông màu nâu, cườm cổ vàng đốm đen dầy. Con lai CT1 có tầm vóc to cao, chân cao. Da chân, mỏ vàng, chân to. Gà có tốc độ mọc lông chậm, mào cũng có sự phân hóa con lai có cả mào nụ (60%)và mào cờ (40%). Còn ở 2 công thức lai CT2 bố Lạc Thủy và CT3 bố BTVN11, con lai chỉ có mào cờ.

Ở CT2 (♂Lạc Thủy x♀VBT): tầm vóc trung bình. Gà trống màu đỏ tía, gà mái có màu vàng nâu đốm đen, lông bụng màu trắng. Gà có tốc độ mọc lông nhanh nhất trong số 3 công thức lai, lông đuôi dài do được thừa hưởng nguồn gen từ bố Lạc

Ở CT3 (♂BTVN11 x ♀VBT): gà có tầm vóc trung bình, nhìn linh hoạt. Tốc độ mọc lông tương đối nhanh. Gà trống lông màu vàng đỏ tươi đốm đỏ ở lưng và cánh, bụng đốm đen giống gà VBT, cườm cổ vàng, gà mái màu vàng đốm đen nhạt, cườm cổ màu vàng có đốm đen, lông bụng vàng. CT3 có 100% mào cờ; mào tích đỏ tươi cao và phát triển, chân nhỏ vàng.

CT1(♂Móngx♀VBT)

CT2(♂Lạc Thủy x♀VBT)

CT3(♂BTVN11x♀VBT)

Nhìn chung về đặc điểm ngoại hình, thế hệ con lai đều được thừa hưởng nguồn gen của bố mẹ. CT1 có ưu điểm tầm vóc to cao nhưng tốc độ mọc lông chậm. CT2 có ưu điểm tốc độ mọc lông nhanh, nhưng tầm vóc nhỏ màu lông con lai không đồng nhất. CT3 có ưu điểm màu lông đẹp, mào tích đỏ tươi phát triển phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên gà có tầm vóc trung bình và còn nhiều hạn chế. 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, tỷ lệ nuôi sống cao hay thấp phản ánh thể chất của đàn gà tốt hay xấu. Tỷ lệ nuôi sống của các nhóm gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi biểu thị khả năng thích nghi của chúng với điều kiện môi trường, khả năng kháng bệnh. Chúng tôi theo dõi tỷ lệ nuôi sống trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm trên đàn gà nghiên cứu. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 43 - 45)