Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của gà thương phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 55 - 59)

Đvt:kg TĂ/kg tăng khối lượng Tuần tuổi (♂Móngx♀VBT) CT1 (♂Lạc Thủyx♀VBT) CT2 (♂BTVN11x♀VBT) CT3 1 1,45 1,17 1,02 2 1,61 1,40 1,27 3 1,71 1,46 1,45 4 1,81 1,56 1,52 5 1,87 1,67 1,75 6 2,04 1,7 1,92 7 2,08 1,98 2,09 8 2,21 2,16 2,24 9 2,29 2,34 2,27 10 2,38 2,44 2,32 11 2,65 2,92 2,62 12 2,91 3,30 2,88 13 2,99 3,32 2,95 14 3,12 3,35 3,08 15 3,30 3,37 3,21

Bảng 4.12 cho thấy ở 4 tuần tuổi đầu CT3 có tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là thấp nhất sau đó đến CT2 và cao nhất là CT1. Cụ thể, tại tuần thứ 4 tiêu tốn thức ăn của CT1, CT2, CT3 lần lượt là 1,81; 1,56; 1,52( kg TĂ/kg tăng khối lượng). Ngược lại, từ tuần thứ 5 tới tuần thứ 8 gà CT2 lại có tiêu tốn thức ăn ít hơn so với CT1 và CT3, nguyên nhân là do thời tiết lạnh mà gà ở CT2 được thừa hưởng nguồn gen của bố Lạc Thủy nên có tốc độ mọc lông nhanh nhất sau đó đến gà ở CT3 và tốc độ mọc lông chậm nhấ ở CT1. Chính vì vậy, gà CT2 lúc này chịu lạnh tốt hơn nên tiêu tốn năng lượng cho chống lạnh là thấp nhất. Cụ thể hiệu quả sử dụng thức ăn của CT1; CT2; CT3 ở tuần thứ 5 lần lượt là: 1,87; 1,67; 1,75(kg TĂ/kg tăng khối lượng), tuần thứ 6 là: 2,04; 1,7; 1,92(kg TĂ /kg tăng khối lượng), tuần thứ 7 là: 2,08; 1,98; 2,09 (kg TĂ/kg tăng khối lượng), tuần thứ 8 là: 2,21; 2,16; 2,24 (kg TĂ/kg tăng khối lượng). Sau đó, từ tuần thứ 9 trở đi thời tiết ấm hơn và các con lai ở các công thức lai không phải tốn năng lượng vào việc chống lạnh nữa, thức ăn chủ yếu được dùng cho sinh trưởng thì ở CT3 lại có hiệu quả sử dụng thức ăn cho kg tăng khối lượng là thấp nhất sau dó đến CT1 và cao nhất là CT2.

Nhìn chung cả giai đoạn 1 – 15 tuần tuổi CT3 dù có tăng trưởng chậm hơn so với CT1 và CT2 nhưng sự tiêu tốn thức ăn lại ít hơn . Xét trên góc độ tiêu tốn thức ăn thì CT3 là có khả thi.

Tính chung cho cả giai đoạn tiêu tốn thức ăn của CT1, CT2, CT3 thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2008) trên gà Ri lai ¾ máu Lương của Phượng là gà lai R1A là 3,23, gà lai R1B là 3,28 kg và Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn và cs. (2001) trên gà lai (Ri x Kabir) là 3,17kg.

4.2.5. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm

Số liệu kích thước các chiều đo của 3 công thức lai được thể hiện qua bảng 4.13 và hình 4.9.

Bảng 4.13 cho thấy ở chỉ tiêu dài thân CT2 (20,99) là cao nhất sau đó đến CT3 (19,75) và thấp nhất là CT1 (19,61). Chỉ tiêu dài lườn cao nhất là CT2 (12,08), sau đó đến CT1 (11,91) và cuối cùng là CT3 (11,79). Chỉ tiêu vòng ngực của 3 công thức lai lần lượt là: 27,97; 27,93; 28,19 (cm). Như vậy ta có thể thấy tuy CT3 có các chỉ tiêu về dài thân dài lườn và dài đùi cao nhưng chỉ tiêu về vòng ngực lại thấp hơn so với 2 công thức còn lại điều này chứng tỏ CT2 được thừa hưởng chiều dài cơ thể từ bố Lạc Thủy, CT1 và CT3 tuy ngắn mình hơn so với CT2 nhưng lại to hơn CT2.

Bảng 4.13. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm

Đvt: cm, n=30

Chỉ tiêu CT1 Lô thí nghiệm

(Móng x VBT)

CT2 (Lạc Thủy xVBT)

CT3 (BTVN11xVBT)

±SE ±SE ±SE

Vòng ngực 27,97a ± 0,20 27,93a ±0,29 28,19b± 0,20 Dài thân 19,61a ±0,34 20,99b ± 0,18 19,75a ± 0,25 Dài lườn 11,91a ± 0,22 12,08b ± 0,16 11,79a ± 0,24 Dài đùi 14,75a ± 0,17 15,14b ± 0,13 14,58c ± 0,16 Dài cánh 17,47a ± 0,21 18,02b ± 0,21 18,10b± 0,19 Cao chân 9,01a ± 0,12 9,70b ± 0,13 9,55b ± 0,12 Vòng ống chân 5,28a ± 0,008 4,89b ±0,07 5,02c ± 0,09

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hình 4.9. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm

CT1 có chiều dài lông cánh ngắn nhất trong 3 công thức lai là 17,47 cm (CT2: 18,02 cm; CT3: 18,10 cm). Do CT1 có bố Móng lông kém phát trển hơn Lạc Thủy và BTVN11.,

Chỉ tiêu cao chân của 3 con lai CT1; CT2; CT3 lần lượt là: 9,01; 9,70; 9,55 cm, chỉ tiêu vòng chân: 5,28; 4,89; 5,02 cm. Như vậy CT1 có cao chân thấp nhất nhưng vòng chân cao nhất, CT2 có cao chân lớn nhất nhưng vòng chân nhỏ nhất, điều này do CT1 có bố Móng chân to ngắn nên CT1 cũng được thừa hưởng nguồn gen đó. CT2 có bố Lạc Thủy chân cao nhỏ nên CT2 cũng có chân cao nhỏ giống bố. 4.2.6. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi

Để đánh giá khả năng cho thịt của gà thí nghiệm chúng tôi tiến hành mổ khảo sát mỗi công thức lai 3 con trống 3 con mái có khối lượng trung bình tại thời điểm 15 tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi

n=6

Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3

Mean SE Mean SE Mean SE

Khối lượng sống (g) 1.902,3a 34,90 1.801,67b 32,21 1.720,00c 33,42

Khối lượng thân thịt (g) 1.372,25a 28,19 1.312,88a 28,70 1.239,43b 25,12

Tỷ lệ thân thịt (%) 72,15a 0,54 72,87a 0,46 72,06a 0,54

Tỷ lệ thịt lườn (%) 17,52a 0,24 16,85a 0,25 16,11a 0,21

Tỷ lệ thịt đùi (%) 24,75a 0,29 23,56b 0,27 23,07b 0,27

Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,71a 0,02 1,65b 0,02 2,83c 0,03

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 4.15 và hình 4.10 cho thấy CT1 có tỷ lệ thịt đùi cao nhất sau đó đến CT2 và thấp nhất là CT3. Tỷ lệ thân thịt CT2 cao nhất 72,87% sau đó đến CT1 72,15% và thấp nhất CT3 72,06%. Tỷ lệ mỡ bụng cao nhất CT3 2,83% sau đó đến CT1 1,71% và thấp nhất là CT2 1,65%. Điều này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

So sánh với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2009) trên gà VR21 (Đông Tảo, Lương Phượng x Ri, Lương Phượng) có tỷ lệ thân thịt 73,78%, tỷ lệ thịt đùi 21,3% thì kết quả nghiên cứu trên gà lai của chúng tôi đạt tương đương. 4.2.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt trên gà thương phẩm

4.2.7.1. Thành phần dinh dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 55 - 59)