Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 47 - 50)

Đvt: g/con; n=30 Tuần

tuổi

CT1 CT2 CT3

(♂Móng x♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11 x ♀VBT)

Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv%

Mới nở 39,57a 0,50 6,92 41,90a 0,46 6,06 39,80a 0,78 10,77 1 75,07a 1,65 12,05 73,43ab 1,80 13,40 72,70b 1,97 14,85 2 129,50a 3,30 13,95 121,17b 2,64 11,92 118,07c 2,81 13,02 3 198,83a 5,36 14,77 178,77b 6,09 18,67 175,83b 4,16 12,97 4 294,93a 5,44 10,11 254,40b 5,04 10,86 245,80c 4,12 9,18 5 389,93a 7,48 10,51 342,93b 5,25 8,39 336,20c 6,39 10,41 6 518,27a 8,80 9,30 470,53b 11,99 13,95 438,87c 12,44 15,52 7 660,00a 12,53 10,40 601,17b 14,62 13,32 567,83c 9,75 9,40 8 818,17a 16,44 11,00 751,67b 16,06 11,71 710,50c 15,76 12,15 9 982,00a 26,32 14,68 894,33b 23,65 14,49 859,00c 23,27 14,84 10 1143,33a 30,67 14,69 1049,33b 20,45 10,67 1008,33c 26,73 14,52 11 1292,00a 27,13 11,50 1184,67b 24,41 11,29 1164,00b 20,98 9,87 12 1402,33a 33,51 13,09 1298,67b 23,13 9,75 1280,00b 28,96 12,39 13 1505,00a 37,10 13,50 1416,67b 21,22 8,20 1390,67b 29,24 11,52 14 1589,00a 30,15 10,39 1507,18b 35,65 12,95 1477,67c 28,38 10,52 15 1648,33a 32,50 10,80 1573,82b 25,02 8,71 1545,52c 33,82 11,99

Kết quả bảng 4.6 và 4.7 cho thấy sinh trưởng tích lũy ở đàn gà trong các công thức lai tăng dần theo các tuần tuổi phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm. Giai đoạn 0 – 6 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của trống và mái là giống nhau, do gà còn bé chưa phân biệt được trống mái.

So sánh giữa 3 con lai thì con lai CT1 có sinh trưởng tích lũy cao hơn hẳn so với 2 công thức lai còn lại. Kể từ tuần thứ 4 trở đi, sự sai khác càng rõ rệt (P< 0,05) và được thể hiện rõ qua bảng 4.7 và 4.8. Cụ thể vào tuần tuổi thứ 4 sinh trưởng tích lũy CT1, CT2, CT3 lần lượt là 294,93; 254,40; 245,80 (g/con), tuần tuổi thứ 5 sinh trưởng tích lũy của CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 389,93; 342,93; 336,20

(g/con). Kết thúc giai đoạn gà con sinh trưởng tích lũy của 3 lô CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 518,27; 470,53; 438,87 (g/con).

Để có thể đánh giá một cách khách quan về sinh trưởng tích lũy của con lai ở các công thức lai, sang giai đoạn từ 7 – 15 tuần tuổi chúng tôi đã đánh giá riêng biệt về tính biệt.

Giai đoạn từ 7 – 15 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của các công thức lai vẫn tăng rất mạnh theo các tuần tuổi, tuy nhiên tăng mạnh nhất vẫn là con lai của công thức lai CT1, CT2 và CT3 có sinh trưởng chậm hơn so với CT1 điều này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Tại tuần tuổi thứ 7 sinh trưởng tích lũy của gà trống ở 3 công thức lai CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 709,00; 654,28; 570,77 (g/con) . Như vậy con trống của CT1 có sinh trưởng cao hơn con trống của CT2 và CT3 là: 54,72g và 138,23g. Cũng trong tuần thứ 7 sinh trưởng của gà mái CT1 là cao nhất: 660,00 (g/con), sau đó là CT2: 601,17 (g/con) và thấp nhất là CT3: 567,83(g/con).

Nhìn chung cho cả giai đoạn sinh trưởng tích lũy ở cả ba công thức lai có sự tăng trưởng đều. CT1 luôn có sinh trưởng tích lũy cao nhất, sau đó là CT2 và cuối cùng là CT3. Có thể giải thích được điều này là do ở mỗi công thức lai các con lai đều được thừa hưởng nguồn gen của con bố khác nhau nên sinh trưởng của các công thức lai có sự khác nhau. Ở tuần 15 sinh trưởng tích lũy của CT1 là cao nhất, sau đó đến CT2 và thấp nhất là CT3. Cụ thể, tuần tuổi 15 sinh trưởng tích lũy của CT1,CT2, CT3 lần lượt là: 2156,33; 1931,76; 1872,11 (g/con) đối với con trống và 1648,33; 1573,82; 1545,52 (g/con) đối với con mái.

Xét trong cùng một công thức lai và cùng điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc thì gà trống có tăng trưởng tích lũy cao hơn gà mái. Có sự khác biệt này là do gà trống có quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ và triệt để hơn so với gà mái.

So sánh với kết quả của Hồ Xuân Tùng và cs. (2009) trên gà ta lai VR21(tổ hợp lai: Đông Tảo, Ri, LP) nuôi hết 12 tuần tuổi đạt 1732,5 (g/con) thì gà lai CT1, CT2, CT3 có sinh trưởng thấp hơn nhưng so với một số giống gà nội khác như gà Ri khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi gà tr ống đạt 1140,7(g/con); gà mái đạt 968,5(g/con) (Nguyễn Huy Đạt và cs., 2005 ), gà Mía đạt 1503(g/con) (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh, 1999) thì gà lai CT1, CT2, CT3 có khối lượng cơ thể cao hơn.

Để minh họa rõ hơn sự sinh trưởng khác nhau của 3 công thức lai chúng tôi biểu diễn tốc độ sinh trưởng tích lũy của 3 công thức lai qua hình 4.3 đối với con trống và hình 4.4 đối với con mái.

Qua hình 4.3 và 4.4 cho thấy đường cong sinh trưởng tích lũy con lai của công thức lai CT1 thể hiện trên đồ thị là đường màu xanh da trời có xu hướng tăng luôn nằm trên cao so với các đường khác, tăng chậm nhất là con lai của công thức lai CT3 có đường biểu thị màu xanh lá cây luôn nằm dưới cùng của đồ thị.

Hình 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT

4.2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Là sự tăng lên về khối lượng kích thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát hoặc trong một đơn vị thời gian. Trong chăn nuôi thường sử dụng chỉ tiêu g/con/ngày hoặc g/con/tuần để đánh giá sinh trưởng tuyệt đối. Giá trị sinh trưởng càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Kết quả của nghiên cứu này được trình bày ở bảng 4.8 và 4.9.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 47 - 50)