Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 26)

2.2.1. Một số kết quả chọn lọc và lai tạo gia cầm trên thế giới

Từ thế kỷ 20, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới phát triển mạnh mẽ.Năm 2003 tổng đàn gà trên thế giới là 45.986 triệu con, sản lượng thịt đạt 65,016 triệu tấn, sản lượng trứng đạt 55,827 triệu tấn. Tốc độ tăng đầu con giai đoạn 1993 – 2003 đạt bình quân 5%/năm (FAO, 2003). Từ năm 2004 đến 2008 sản lượng thịt gà đều có xu hướng tăng lên. Năm 2004 là 59,612 triệu tấn, năm 2005 là 62,902, năm 2006 là 63,797, năm 2007 là 67,53 và năm 2008 là 70,748 triệu tấn (Đoàn Xuân Trúc, 1994).

Theo tổ chức Nông lương thế giới, năm 2003 khu vực ASEAN sản xuất thịt gia cầm đạt 4.323 nghìn tấn chiếm 21% cả châu Á và 6,6% toàn thế giới, sản lượng trứng đạt 2,65 triệu tấn chiếm 8% so với chấu Á và 4,8% so với tổng sản lượng trứng toàn thế giới. Mức tiêu thụ thịt gà/đầu người toàn thế giới đạt 11,2 kg. Trong đó một số nước có mức tiêu thụ rất cao như Mỹ (43,9 kg), Bruney ( 50,5 kg), Canada(33,9 kg), Thái Lan( 13,7 kg). Có được những thành tựu như vậy là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt trên lĩnh vực chọn tạo giống, trong đó việc áp dụng các biện pháp lai giữa các giống gà (lai kinh tế, lai cải tiến, lai cải tạo, lai pha máu, lai gây thành….).

Kết quả nghiên cứu của Phishinin B.G.(1985) cho thấy gà Broiler Hybro là con lai từ việc lai chéo 4 dòng 6, 7, 8, 9 nuôi tại Liên Xô, sau 8 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 1,8kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 2,63kg. Theo tài liệu của hãng Lohman (1995) gà Lohman Broiler là con lai từ 4 dòng A, B, C, D nuôi đến 49 ngày tuổi đạt 2.270 gam, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg là 2,02 kg, tỷ lệ nuôi sống đạt 90%. Dẫn theo tài liệu của Nguyễn Duy Hoan (1986), gà Leghorn trắng có khối lượng từ 2,0 – 2,6 kg, g1à mái từ 1,6 – 2,2 kg, sản lượng trứng tự 250 – 270 quả/năm. Gà Tam Hoàng là con lại giữa gà Thạch Kỳ có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung Quốc) với một số giống gà của Israel và Hồng Kông như: Gà Kabir, Discau, Xinpas… gà Tam Hoàng nuôi thịt 15 -17 tuần tuổi có khối lượng trung bình 1,5 – 1,7 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng là 3,2 kg.

Bên cạnh việc lai tạo, trong công tác giống gia cầm việc chọn lọc cũng hết sức cần thiết và đã mang tại hiệu quả cao cho sản xuất. Emerson (1997) đã miêu tả khái quát về các phương pháp hiện đang được áp dụng trong nhân giống gia cầm thương phẩm và chỉ ra các nhân tố làm phức tạp quá trình thiết kế chương trình giống cũng như các khó khăn sẽ đối mặt với các nghành trong tương lai. Theo tác giả chọn lọc đàn lớn với tính trạng khối lượng cơ thể đã làm giảm đáng kể số ngày cần phải nuôi cho tới khi đạt khối lượng và làm cải thiện gián tiếp đến tính trạng chuyển hóa thức ăn.

Poonia (1995) nghiên cứu trên 712 con gà mái từ 34 con bố, số liệu theo dõi đã được sử dụng để xây dựng chỉ số chọn lọc đối với tính trạng khối lượng cơ thể có lúc 6, 8, 20 tuần tuổi, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, khối lượng trứng lúc 32 tuần tuổi và số lượng trứng 280 ngày tuổi.Kết quả tính toán cho biết chọn lọc khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi có thể cải tiến tất cả các tính trạng ngoại trừ tính trạng khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi và tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Tác giả cũng cho biết 2 tính trạng này có tương quan âm với khối lượng trứng và sản lượng trứng.

Kumar and Singh (1996) nghiên cứu cải tiến dòng gà mái hướng thịt thông qua chỉ số chọn lọc, đã phân tích số liệu từ 2.493 gà mái đời con của 181 con đực qua 5 thế hệ sử dụng các chỉ số chọn lọc khác nhau. Các tính trạng được nghiên cứu là khối lượng cơ thể 6 tuần tuổi, 20 tuần tuổi, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, số lượng trứng 40 tuần tuổi. Chỉ số kết hợp thông tin của cả 5 thế hệ tạo ra độ chính xác tối đa của chọn lọc cũng như sự kết hợp tối đa tiến bộ di truyền. Các tác giả cho rẳng, việc loại trừ tính trạng từ khối lượng cơ thể 6 tuần tuổi hay 20 tuần tuổi khỏi chỉ số chọn lọc không ảnh hưởng đến độ chính xác hoặc tiến bộ di truyền. Tiến bộ di truyền mong đợi cao nhất đã được dự đoán bằng một chỉ số kết hợp với tất cả các tính trạng ngoại trừ khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi và khối lượng trứng. Các tác giả cho rằng để có hiệu quả tổng hợp cao nhất về khối lượng gà thịt, khối lượng trứng, sản lượng trứng thì chỉ số phải kết hợp được cả sản lượng trứng 40 tuần tuổi và khối lượng trứng tại 32 tuần tuổi.

2.2.2. Một số kết quả lai tạo và chọn lọc gia cầm trong nước

Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong đó chăn nuôi gia cầm là một nghề phổ biến. Đây là nghề vừa giải quyết công ăn việc làm vừa cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày đồng thời tăng thu nhập cho người nông dân. Chăn nuôi gia cầm đã đi vào đời sống văn hóa của người Việt Nam. Nhiều giống gia cầm đã mang địa dư của vùng quê Việt Nam như gà Hồ, gà Mía, Gà Phù Lưu Tế, Vịt Bầu Quỳ, Bầu Bến… Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và vững chắc, có thành tựu đó là do nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng góp phần quyết định là các tiến bộ khoa học kĩ thuật về di truyền giống mà lai tạo và chọn lọc là các biện pháp được các nhà nghiên cứu và sản xuất sử dụng rộng rãi.

Tạ An Bình và cs. (1974) nghiên cứu lai kinh tế giữa một số giống gà trong nước đã kết luận con lai F1 (trống Mía x mái Ri), F1 (trống Phù Lưu Tế x mái Ri), F1 (trống chọi x mái Ri) đều có tỷ lệ nuôi sống cao, thịt thơm ngon tương tự gà Ri.

Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao (1985) đã tạo ra được giống gà Rhoderi (từ 1975 – 1985) thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam. Gà có hình dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, sức đề kháng tốt với bệnh tật, dễ nuôi ở điều kiện chăn nuôi thấp. Nguyên liệu sử dụng lai tạo là gà Ri được lựa chọn ở vùng Gia Lộc (Hải Dương), có màu lông vàng rơm, chân vàng, mào đơn, đầu thanh. Gà trống ngực vuông, mào đứng, khối lượng gà trưởng thành 1,2 – 1,3 kg, sản lượng trứng là 113,3 quả/mái và gà Rhode Island Red

được chọn từ quẩn thể nhập nội tại Viện Chăn nuôi sản lượng trứng là 154,8 quả/mái/năm. Qua 4 thế hệ chọn lọc gà Rhoderi có sản lượng trứng cao hơn gà Ri.khối lượng cơ thể lúc 1 năm tuổi có ưu thế nghiêng về gà Rhode Island Red. Sản lượng trứng 151 quả/mái khối lượng trứng 49,3 gam.

Đoàn Xuân Trúc và cs. (1994) nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà AA và Hybro HV85 cho biết các tổ hợp lai dòng trống AA với mái HN85 cho hiệu quả kinh tế cao hơn gà HV85.

Lê Hồng Mận và cs. (1996) nghiên cứu các tổ hợp lai giữa gà HV85 với gà Plymouth Rock kết quả thu được là gà lai có tỉ lệ nuôi sống cao từ 92,75 – 95,84% khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt từ 1.332,5 – 1.428,25 gam, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tặng trọng 2,315 – 2,535 kg, tỷ lệ thân thịt từ 66,14 – 67,87% , tỷ lệ thịt đùi từ 21,4 – 24,4 % tỷ lệ thịt ngực từ 17,5 – 20,2%, tỷ lệ mỡ nội tạng từ 2,6 – 3,8%.

Lê Hồng Mận và cs. (1996) tạo ra gà lai thương phẩm trắng giữa giống Rhode Island Red với giống Leghorn trắng, con lai F1 có tỉ lệ nuôi sống >90%, khối lượng cơ thể cuối kì đẻ là 2,4 – 2,5 kg, khối lượng trứng 60,67 gam, sản lượng trứng đạt 14,68 kg/mái/năm, màu trứng nâu nhạt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Nguyễn Minh Quang và cs. (1999) nghiên cứu các tổ hợp lai của gà BE88 nuôi đại trà và trong dân khẳng định con lai lớn nhanh. Nuôi thịt 50 ngày tỉ lệ nuôi sống đạt 96,5%, khối lượng cơ thể 2,55 kg, tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng trọng là 1,96 – 2,25 kg.

Nguyễn Đăng Vang và cs. (1999) nghiên cứu một số tổ hợp lai giữa gà Tam Hoàng nhập từ Trung Quốc với một số giống gà nội như Hồ, gà Mía, gà Tàu vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra kết luận: Khối lượng cơ thể của gà lai F1 (Hồ x Tam Hoàng) cao hơn trung bình 1,7% F1 (Mía x Tam Hoàng cao hơn 6,2%, F1 (Tàu vàng x Tam Hoàng) cao hơn 7%. Cũng theo Nguyễn Đăng Vang và cs (1993) khi nghiên cứu lai giữa gà Đông Tảo với gà Tàm Hoàng kết quả nuôi thịt đến 12 tuần tuổi có khối lượng con lai F1 cao hơn trung bình bố mẹ 6,92%, tiêu tốn thực ăn cho 1kg tăng trọng thấp hơn 2,69%, tỷ lệ thịt cao hơn 6,01% (dẫn theo Hồ Xuân Tùng, 2008).

với gà Rhoderi của Trần Công Xuân và cs. (1999) kết luận gà lai F1 có sức chịu đựng tốt, tỉ lệ nuôi sống cao đạt 98,6 – 99%, gà có bộ lông màu nâu, thịt thơm ngon phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, phương thức chăn nuôi đơn giản có thể nuôi bán thâm canh ở các nông hộ, gia trại.

Nghiên cứu khác của Trần Công Xuân và cs. (1999) khi lai gà Tam Hoàng với gà Rhode cho thấy khả năng cho thịt của gà F1 tương đương với gà Tam Hoàng. Tại Thời điểm 11 tuần tuổi có khối lượng cơ thể gà F1 đạt 1,416,2g, gà Tam Hoàng đạt 1.429,0 g; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 3,35 kg; con lai F1 có sức sống cao, đặc điểm ngoại hình (màu lông, màu da, màu chân, màu sắc vỏ trắng…).

Hồ Xuân Tùng (2008) cho lai gà Ri với gà Lương Phượng tạo con lai có ngoại hình đẹp, tỷ lệ nuôi sống cao (giai đoạn 1-19 TT) đạt 86,2- 88,3%, khối lượng cơ thể 19 TT đạt 1582- 1679 (g), tiêu thụ thức ăn cả giai đoạn 7223,39- 7350,7 (g), giống gà lai này đã nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng cho thị hiếu người tiêu dùng.

Ngoài việc nghiên cứu lai tạo, cũng đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về chọn lọc nâng cao năng suất.

Trần Long (1994) đã xác định hệ số di truyền và tương quan di truyền một số tính trạng sản xuất và xây dựng phương pháp chọn lọc giống thích hợp đối với các dòng gà thịt Hybro HV85. Theo tác giả chọn lọc khối lượng cơ thể lúc 42 ngày tuổi theo phương pháp định hướng dòng V1 áp lực chọn lọc tăng từ 28,96 – 29,2% so với phương pháp xếp cấp và cho điểm chỉ chú trọng kiểu hình của cá thể. Dòng V3 và V5 áp lực chọn lọc gà trống là 8%, gà mái 35%, hiệu quả chọn lọc tăng từ 9,92 – 19,0%.

Nguyễn Huy Đạt và cs. (1999) đã nghiên cứu chỉ số chọn lọc kết hợp với năng suất cá thể và năng suất trung bình đầu tiên hai dòng gà thuần Leghon trắng nuôi tại Ba Vì. Kết quả cho thấy dòng BV chọn lọc sản lượng theo phương pháp chỉ số ở đời con cao hơn 1,3 quả, hiệu quả chọn lọc mong đợi cao hơn 0,44 -1,6 quả, hiệu quả chọn lọc thực tế cao hơn 1-2,6 quả. Dòng BVY chọn khối lượng trứng 37 – 38 tuần tuổi bằng phương pháp chọn lọc theo chỉ số ở đời con cao ơn phương pháp chọn lọc trong gia đình 0,2 – 0,4 g, hiệu quả chọn lọc cao hơn 0,8 – 1,2g.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành trên gà trống BTVN11, Lạc Thủy, Móng, gà mái VBT và các con lai giữa chúng.

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Địa điểm: Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi - Viện Chăn Nuôi quốc gia.

- Thời gian: Từ 7/2015 đến 5/2016. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nội dung 1: Trên đàn gà sinh sản

Nghiên cứu khả năng sinh sản của 3 công thức lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Nội dung 2: Trên đàn gà thịt thương phẩm

Xác định khả năng sản xuất thịt của gà broiler là con lai F2 của 3 côngthức lai kinh tế nói trên.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1

- Lai kinh tế đơn giản giữa gà trống Móng, Lạc Thủy vàBTVN11 với gà mái VBT tạo con lai F2 để nuôi thương phẩm theo sơ đồ:

♂ Móng x ♀VBT ♂Lạc thủy x ♀VBT ♂ BTVN11 x ♀VBT Gà lai nuôi thương phẩm (CT1) Gà lai nuôi thương phẩm (CT2) Gà lai nuôi thương phẩm (CT3)

3.4.1.1. Bố trí thí nghiệm trên đàn gà sinh sản

Thí nghiệm này nhằm đánh giá khả năng sinh sản của gà mái VBT khi phối với con trống Lạc Thủy, Móng và BTVN11. Tất cả con trống và mái đều được chọn lọc từ quần thể, gồm những con đủ tiêu chuẩn giống.

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà sinh sản

Chỉ tiêu Công thức nhân giống

CT1 CT2 CT3

Con trống Móng Lạc Thủy BTVN11

Số lượng trống 10 10 10

Con mái VBT VBT VBT

Số lượngmái 100 100 100

Tuần đẻ của gà được theo dõi 21 – 44 21 - 44 21 – 44

Tỷ lệ trống mái 1/10 1/10 1/10

Số lần lặp lại 3 3 3

Phương thức chăn nuôi nuôi nhốt trên nền trấu, chuồng thông thoáng tự nhiên

Mật độ nuôi (con/m2) 3-5

3.4.1.2. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà sinh sản

Đàn gà thí nghiệm được nuôi nền có lót trấu, phôi bào, trong điều kiện chuồng trại thông thoáng tự nhiên,áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng bệnh cho đàn sinh sản của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện chăn nuôi.

Bảng 3.2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà sinh sản

Giai đoạn (con/mMật độ 2) trống/mái Tỷ lệ Chế độ ăn Chế độ chiếu sáng Gà con (0 – 6tt) 12 – 15 Nuôi chung Tự do 24/24 giờ sau đó gảm dần đến ánh sáng tự nhiên Gà dò hậu bị ( 7 – 20tt) 6 – 8 Tách riêng Hạn chế Ánh sáng tự nhiên Gà đẻ > 20tt 3 – 4 1/10 Theo thời

Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng gà sinh sản theo các giai đoạn

Chỉ tiêu Gà con Gà dò Gà đẻ

0-3TT 4-9TT 10-17TT 18-19TT 20-40TT 41-72TT

Năng lượng TĐ (Kcal) 2975 2875 2750 2755 2800 2775

Protein thô (%) 20 18 15,5 16,5 17 16,5 Canxi (%) 1,0 0,95 0,9 2,2 3,8 4,0 Phốt pho (%) 0,5 0,45 0,45 0,42 0,42 0,4 NaCl (%) 0,16 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 Metionin (%) 0,54 0,45 0,34 0,38 0,43 0,39 Lysine (%) 1,2 1,0 0,75 0,8 0,85 0,75 Xơ thô 2,0 3,0 5,0 5,0 5,0 5,5

3.4.1.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các chỉ tiêu nghiên cứu khả năng sinh sản

-Tỷ lệ đẻ(%) = Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) x 100 Tổng số mái có mặt trong tuần (con)

- Sản lượng trứng: là tổng số trứng đẻ ra (quả)/tổng số gà mái nuôi trong khoảng thời gian quy định được tính từ tuần đẻ thứ nhất (tuần đẻ đầu tiên được tính từ khi tỷ lệ đẻ đạt 5%).

Năng suất trứng (quả/mái/tuần) =

Số trứng của đàn thu được trong tuần (quả) Số mái bình quân của đàn trong tuần (con) - Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở

Tỷ lệ trứng có phôi được xác định thông qua việc soi toàn bộ trứng ấp vào ngày ấp thứ sáu. +Tỷ lệ trứng giống Tỷ lệ trứng có phôi (%) (Tỷ lệ thụ tinh) = Số trứng có phôi (quả) x 100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp (%) = Số gà con nở ra còn sống (con) x 100 Tổng số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ gà con loại 1/

tổng trứng ấp(%) =

Tổng số gà con loại 1 nở ra (con)

x 100 Tổng số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ nở/trứng có phôi(%) = Số gà con nở ra (con) x 100 Số trứng có phôi (quả)

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2

Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định khả năng sản xuất thịt của gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 26)