Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm từ 0-15TT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 45 - 47)

Đvt: %; n=3

Tuần tuổi (♂Móng x♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT) CT1 CT2 CT3

1 98,33 98,33 98,33 2 100,00 100,00 98,87 3 98,31 98,87 99,43 4 98,85 97,71 98,28 5 99,42 98,25 100,00 6 100,00 98,21 98,25 7 100,00 98,79 100,00 8 98,83 98,77 96,43 9 99,41 98,14 100,00 10 98,21 98,73 100,00 11 100,00 100,00 100,00 12 100,00 100,00 100,00 13 100,00 100,00 100,00 14 100,00 100,00 100,00 15 100,00 100,00 100,00 1-6 95,00a 91,67b 93,33c 7-15 96,49a 94,55b 96,43a 1-15 91,67a 86,66b 90,00c

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê P<0,05).

Bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của 3 công thức lai ở tuần 1 là như nhau có giá trị là 98,33%. Tuy nhiên sang tuần tuổi thứ 2 đã có sự sai khác giữa các công thức lai. Ở 2 công thức lai CT1; CT2 có tỷ lệ nuôi sống là 100% ; CT3 tỷ lệ sống là 98,87%.

Các tuần tuổi tiếp theo từ tuần 3 đến tuần 6, tỷ lệ nuôi sống của các công thức lai xét trong cùng một tuần đều có sự khác biệt. Tính trung bình 6 tuần nuôi ở giai đoạn gà con, tỷ lệ nuôi sống ở CT1 là cao nhất (đạt 95%), tiếp theo là CT3 với 93,33%, cuối cùng là CT2 với tỷ lệ nuôi sống là 91,67%. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Hùng (2012), tỷ lệ nuôi sống của đàn gà VBT trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuần tuổi là 91,33%, như vậy thấp hơn so với các con lai của nó trong thí nghiệm này.

Sự sai khác về tỷ lệ nuôi sống giữa 3 công thức lai ở giai đoạn từ 0- 6 tuần tuổi có thể do chất lượng con giống khác nhau: gà CT1 được thừa hưởng nguồn gen của gà Móng bố có sức đề kháng tốt, gà CT3 có bố BTVN11 có khả năng thích nghi cao nên tỷ lệ sống cao, còn con lai ở CT2 có bố Lạc Thủy sức sống, sức đề kháng với môi trường và mầm bệnh kém nên có tỷ lệ sống thấp nhất. Ở giai đoạn này gà chủ yếu bị chết vì bệnh đường ruột do vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy mất nước, cầu trùng, do lòng đỏ khó tiêu xác gà chết có biểu hiện khô chân, gầy yếu.

Sang giai đoạn 7-15 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống ở CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 96,49%; 94,55%; 96,43%. Tỷ lệ nuôi sống ổn định và đạt kết quả 100% ở cả 3 công thức bắt đầu từ tuần 11. Tuy nhiên, xét trong cả giai đoạn 0-15 tuần tuổi kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs. (2004) trên gà lai R1 (LP x Ri) và gà lai R2 (tổ hợp lai: Kabir x LP x Ri) có tỷ lệ nuôi sống từ 0 -19 tuần tuổi đạt từ 90,50 – 96,00% qua 2 thế hệ. 4.2.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm

4.2.3.1. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể và thể tích tăng lên trong thời gian sinh trưởng. Trong nghiên cứu này, sinh trưởng tích lũy của các công thức lai được trình bày qua bảng 4.6 và bảng 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 45 - 47)