Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 31)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi - Viện Chăn Nuôi quốc gia.

- Thời gian: Từ 7/2015 đến 5/2016. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nội dung 1: Trên đàn gà sinh sản

Nghiên cứu khả năng sinh sản của 3 công thức lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT.

3.3.2. Nội dung 2: Trên đàn gà thịt thương phẩm

Xác định khả năng sản xuất thịt của gà broiler là con lai F2 của 3 côngthức lai kinh tế nói trên.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1

- Lai kinh tế đơn giản giữa gà trống Móng, Lạc Thủy vàBTVN11 với gà mái VBT tạo con lai F2 để nuôi thương phẩm theo sơ đồ:

♂ Móng x ♀VBT ♂Lạc thủy x ♀VBT ♂ BTVN11 x ♀VBT Gà lai nuôi thương phẩm (CT1) Gà lai nuôi thương phẩm (CT2) Gà lai nuôi thương phẩm (CT3)

3.4.1.1. Bố trí thí nghiệm trên đàn gà sinh sản

Thí nghiệm này nhằm đánh giá khả năng sinh sản của gà mái VBT khi phối với con trống Lạc Thủy, Móng và BTVN11. Tất cả con trống và mái đều được chọn lọc từ quần thể, gồm những con đủ tiêu chuẩn giống.

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà sinh sản

Chỉ tiêu Công thức nhân giống

CT1 CT2 CT3

Con trống Móng Lạc Thủy BTVN11

Số lượng trống 10 10 10

Con mái VBT VBT VBT

Số lượngmái 100 100 100

Tuần đẻ của gà được theo dõi 21 – 44 21 - 44 21 – 44

Tỷ lệ trống mái 1/10 1/10 1/10

Số lần lặp lại 3 3 3

Phương thức chăn nuôi nuôi nhốt trên nền trấu, chuồng thông thoáng tự nhiên

Mật độ nuôi (con/m2) 3-5

3.4.1.2. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà sinh sản

Đàn gà thí nghiệm được nuôi nền có lót trấu, phôi bào, trong điều kiện chuồng trại thông thoáng tự nhiên,áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng bệnh cho đàn sinh sản của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện chăn nuôi.

Bảng 3.2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà sinh sản

Giai đoạn (con/mMật độ 2) trống/mái Tỷ lệ Chế độ ăn Chế độ chiếu sáng Gà con (0 – 6tt) 12 – 15 Nuôi chung Tự do 24/24 giờ sau đó gảm dần đến ánh sáng tự nhiên Gà dò hậu bị ( 7 – 20tt) 6 – 8 Tách riêng Hạn chế Ánh sáng tự nhiên Gà đẻ > 20tt 3 – 4 1/10 Theo thời

Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng gà sinh sản theo các giai đoạn

Chỉ tiêu Gà con Gà dò Gà đẻ

0-3TT 4-9TT 10-17TT 18-19TT 20-40TT 41-72TT

Năng lượng TĐ (Kcal) 2975 2875 2750 2755 2800 2775 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Protein thô (%) 20 18 15,5 16,5 17 16,5 Canxi (%) 1,0 0,95 0,9 2,2 3,8 4,0 Phốt pho (%) 0,5 0,45 0,45 0,42 0,42 0,4 NaCl (%) 0,16 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 Metionin (%) 0,54 0,45 0,34 0,38 0,43 0,39 Lysine (%) 1,2 1,0 0,75 0,8 0,85 0,75 Xơ thô 2,0 3,0 5,0 5,0 5,0 5,5

3.4.1.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011).

* Các chỉ tiêu nghiên cứu khả năng sinh sản

-Tỷ lệ đẻ(%) = Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) x 100 Tổng số mái có mặt trong tuần (con)

- Sản lượng trứng: là tổng số trứng đẻ ra (quả)/tổng số gà mái nuôi trong khoảng thời gian quy định được tính từ tuần đẻ thứ nhất (tuần đẻ đầu tiên được tính từ khi tỷ lệ đẻ đạt 5%).

Năng suất trứng (quả/mái/tuần) =

Số trứng của đàn thu được trong tuần (quả) Số mái bình quân của đàn trong tuần (con) - Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở

Tỷ lệ trứng có phôi được xác định thông qua việc soi toàn bộ trứng ấp vào ngày ấp thứ sáu. +Tỷ lệ trứng giống Tỷ lệ trứng có phôi (%) (Tỷ lệ thụ tinh) = Số trứng có phôi (quả) x 100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp (%) = Số gà con nở ra còn sống (con) x 100 Tổng số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ gà con loại 1/

tổng trứng ấp(%) =

Tổng số gà con loại 1 nở ra (con)

x 100 Tổng số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ nở/trứng có phôi(%) = Số gà con nở ra (con) x 100 Số trứng có phôi (quả)

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2

Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định khả năng sản xuất thịt của gà broiler được sinh ra từ 3 công thức lai trên

3.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Đàn gà thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, giữa các lô có sự đồng đều về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh… Chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm (công thức lai)

Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi, đàn gà được nuôi trên nền có lót trấu, trong điều kiện chuồng trại thông thoáng tự nhiên. Thí nghiệm áp dụng theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh cho gà Lương Phượng thương phẩm của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi, theo sơ đồ bố trí thí nghiệm tại bảng Sơ đồ bố trí thí nghiệm sau:

Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà thương phẩm

Lô thí nghệm 1 2 3

Gà CT1 CT2 CT3

Số gà theo dõi /lô (con) 100 100 100

Thời gian theo dõi (TT) 15 15 15

Số lần lặp lại (lần) 3 3 3

3.4.2.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của các đàn gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.5 và chế độ dinh dưỡng tại bảng 3.6.

Bảng 3.5. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà thương phẩm

Giai đoạn Mật độ (con/m2) Tỷ lệ trống/mái Chế độ ăn Chế độ chiếu sáng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 – 6TT 10-20 1:1 Ăn tự do 24 / 24 giờ

7 – 15TT 6-10 1:1 Ăn tự do 16 – 18 giờ

Bảng 3.6. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thương phẩm

Chỉ tiêu 0 – 21 Giai đoạn (ngày tuổi) 21-105

ME(kcal/kg Thức ăn) 2.950 2.850 Protein (%) 21,00 18,00 Canxi (%) 0,95 1,45 Photpho (%) 0,7 0,74 Lyzin (%) 1,1 0,96 Methionin (%) 0,54 0,34

3.4.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

a. Phương pháp xác định đặc điểm ngoại hình

Quan sát trực tiếp từng cá thể hàng tuần, đặc biệt là tại thời điểm lúc 01 ngày tuổi và khi gà nuôi được 15 tuần tuổi. Các đặc điểm cần quan sát mô tả:

- Màu sắc lông.

- Màu sắc da thân, da chân. - Hình dạng, màu sắc mào. - Cấu trúc cơ thể, đầu, cổ.

b. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sản xuất

* Tỷ lệ nuôi sống

Tính bằng cách theo dõi số gà chết trong kỳ (tuần tuổi)

- Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số gà còn sống ở cuối kỳ (con) Số gà đầu kỳ (con) x 100

* Sinh trưởng tích lũy

Cân khối lượng cơ thể gà tại các thời điểm 01 ngày tuổi và từng tuần tuổi, gà được cân theo phương pháp cân từng cá thể. Hàng tuần cân vào một ngày giờ nhất định trước khi cho gà ăn. Gà 01 ngày tuổi được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,1g bằng cân Roges.Vel khi gà mới nở, đã khô lông. Từ 1- 4 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 1kg có độ chính xác ± 0,5g; Từ 5- 8 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 2kg có độ chính xác ± 5g; Từ 9- 15 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 5 kg có độ chính xác ± 10g.

Kết quả thu được là khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi (sinh trưởng tích lũy).

* Sinh trưởng tuyệt đối

Công thức sau:

A = P2 - P1

T2 - T1

A: Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) P1: Khối lượng gà kỳ đầu (gam/con) P2: Khối lượng gà kỳ cuối (gam/con) T1: Thời điểm cân lần trước

T2: Thời điểm cân lần sau

* Sinh trưởng tương đối

Công thức sau:

R (%) = P2 - P1 x 100 (P2 + P1)/2

Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) P1 là khối lượng gà đầu kỳ (g/con). P2 là khối lượng gà cuối kỳ (g/con)

* Phương pháp xác định kích thước một số chiều đo cơ thể

Kích thước chiều đo cơ thể của gà được xác định lúc 15 tuần tuổi bao gồm: Dài thân, vòng ngực, dài lông cánh, dài lườn, cao chân, vòng chân, dài đùi bằng thước dây. Mỗi lô đo 30 con (đo 30%).

+ Dài thân: Đo bằng thước dây, đo từ đốt sống lưng đầu tiên đến đốt sống lưng cuối cùng (cm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vòng ngực: Đo bằng thước dây, đo vòng quanh ngực, sát góc phía dưới cánh (cm).

+ Dài lườn: Đo bằng thước dây, từ mép trước cánh lườn dọc theo đường thẳng tới hốc ngực phía trước(Từ đầu mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái) (cm).

+ Cao chân: Đo bằng thước dây, đo từ khuỷu chân đến gan bàn chân(cm). + Dài đùi: Đo bằng thước dây, đo từ khớp đùi đến khửu chân (cm).

+ Vòng chân: Đo bằng thước dây, đo vòng quanh chân, sát trên cựa (cm). + Dài lông cánh: Đo bằng thước dây, đo lông cánh thứ 4 của hàng lông cánh thứ nhất (cm).

c. Phương pháp xác định khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt

Khảo sát chất lượng thân thịt

Khả năng sản xuất thịt của gà ở 15 tuần tuổi được xác định theo phương pháp mổ khảo sát của Auas R. và Wilke R., 1978 (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Kết thúc thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 3 gà trống và 3 gà mái ở mỗi lô có khối lượng trung bình đem mổ khảo sát. Các số liệu thu thập gồm:

+ Khối lượng sống (g): Khối lượng sau khi gà ăn 12 giờ,có uống nước. + Khối lượng thân thịt (g): khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt bỏ lông, bỏ nội tạng, giữ lại gan, tim, dạ dày cơ đã bỏ chất chứa và lớp sừng, cắt bỏ đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlat, cắt bỏ chân ở đoạn khớp khuỷu.

Tỷ lệ thịt lườn (%) = Khối lượng thịt ngực trái(g) x2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng(g) Khối lượng thân thịt (g) x 100 Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt(g) x 100 Khối lượng sống (g) Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi trái(g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)

Các chỉ tiêu chất lượng thịt

- Axit amin - Vật chất khô - Protein tổng số - Khoáng tổng số

- Các chỉ tiêu : PH, màu sắc thịt, độ dai, độ mất nước. 3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học với các tham số sau:

Số trung bình: Hệ số biến động: Cv% Sai số trung bình: SE

Các số liệu được xử l ý, tính toán bằng chương trình Microsoft Exel 2010 và Minitab 16.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRÊN ĐÀN BỐ MẸ 4.1.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng 4.1.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng

Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng là hai chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá khả năng sản xuất trứng của các đàn gà hoặc các giống gà khác nhau. Sức đẻ trứng của đàn gà trong cả năm có thể được đánh giá thông qua số liệu tỷ lệ đẻ trong những tháng đầu tiên hoặc sản lượng trứng từ thời điểm đàn gà bắt đầu đẻ đến 38 hoặc 44 tuần tuổi. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đàn gà VBT khi được ghép với trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 được thể hiện ở bảng 4.1:

Bảng 4.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà mái trong 3 công thức lai

n=3 Giai đoạn (TT) CT1 (♂ Móng x ♀ VBT) CT2 (♂ Lạc Thủy x ♀VBT) CT3 (♂ BTVN11 x ♀ VBT) TL đẻ (%) NS trứng/ mái (quả) TL đẻ (%) NS trứng/ mái (quả) TL đẻ (%) NS trứng/ mái (quả)

21- 24 33,33a 9,33 34,00a 9,52 32,67a 9,15 25-28 67,11a 18,79 66,67a 18,66 66,67a 18,66 29- 32 75,67a 21,18 77,33b 21,65 79,33c 22,21 33- 36 70.00a 19,59 68,00b 19,04 70,38a 19,70 37- 40 59,67a 16,70 60,00a 16,80 60,12a 16,83 41- 44 54,96a 15,38 56,67b 15,86 53,47a 14,97 21-44 60,12a 100,97 60,45a 101,53 60,44a 101,52

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê P<0,05).

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao của gà VBT ở cả 3 công thức lai đều thuộc giai đoạn 29- 32 tuần tuổi. Trong đó, gà VBT ở CT3 (ghép với trống BTVN11) có tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao nhất với mức 79,33%, kết quả tương ứng với gà VBT ở CT2 (ghép với trống Lạc Thủy) là 77,33% và gà VBT ở CT1 (ghép với trống Móng) cho kết quả thấp nhất với tỷ lệ 75,67%.

Tỷ lệ đẻ bình quân của đàn gà VBT ở 3 công thức lai sau 24 tuần đẻ trứng lần lượt đạt 60,12%; 60,45% và 60,44% tương ứng với năng suất trứng/mái là 100,97; 101,53 và 101,51 quả. Kết quả này không có sự khác biệt đáng kể.

Điều đó cho thấy tỷ lệ đẻ trung bình của gà mái VBT không bị ảnh hưởng khi ghép với trống Móng, Lạc Thủy hoặc BTVN11.

Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng và cs. (2009), tỷ lệ đẻ của gà VP2 (tổ hợp lai giữa gà Đông Tảo và gà Lương Phượng) ở 44 tuần tuổi đạt từ 36,66- 46,80%; năng suất trứng đạt 2,56- 3,27 quả/mái/tuần. Nghiên cứu trên gà Ri lai F1 (Ri x Lương Phượng và Lương Phượng x Ri) của Hồ Xuân Tùng (2008) cho thấy tỷ lệ đẻ ở 44 tuần tuổi đạt trung bình 45,44- 46,54%. Như vậy, gà mái trong trong thí nghiệm có khả năng đẻ trứng cao hơn tổ hợp lai của gà Lương Phượng với một số giống gà nội khác.

4.1.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở

Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở là chỉ tiêu quyết định số gà con nở ra của một gà bố mẹ trong một chu kỳ đẻ trứng. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở của trứng gà VBT khi lai với các gà trống thuộc các giống khác nhau được thể hiện trên bảng 4.2. Bảng 4.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở Chỉ tiêu ĐVT (♂Móng x♀ CT1 VBT) CT2 (♂Lạc Thủy x ♀VBT) CT3 (♂BTVN11 x ♀VBT)

Tổng số trứng thu được Quả 10.100 10.151 10.154 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số trứng đưa vào ấp Quả 9.503 9.564 9.554

Tỷ lệ trứng giống % 94,12 94,20 94,11

Số trứng có phôi Quả 9.077 8.976 8.824

Tỷ lệ trứng có phôi % 95,52 93,86 92,36

Số gà loại 1 nở ra Con 7989 7.871 7.896

Tỷ lệ nở gà loại1/tổng trứng ấp % 84,07 82,30 82,64

Số gà con loại 1/mái đầu kỳ Con 79,69 78,71 78,96

Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ trứng có phôi ở các nhóm gà thí nghiệm đạt khá cao (92,36 – 95,52%). Tỷ lệ trứng có phôi cao nhất ở CT1 (95,52%) và thấp nhất ở CT3 (92,36%), như vậy việc ghép trống giao phối có ảnh hướng đến tỷ lệ trứng có phôi của gà mái VBT.

Tỷ lệ nở gà con loại I/tổng trứng ấp của gà VBT trong 3 tổ hợp lai Móng x VBT, Lạc Thủy x VBT và BTVN11 x VBT lần lượt là: 84,07%, 82,3% và 82,64%.

Kết quả nghiên cứu nói trên tương đương kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thu, 2002 khi tiến hành thí nghiệm trên gà Rhoderi, gà Tam Hoàng 882 và

Jangcun. Tỷ lệ nở gà loại I/tổng trứng ấp của gà Jangcun đạt 82,21%; gà Tam Hoàng 882 đạt 83,54%; con lai RR x JC đạt 83,05%; con lai 882 x RR đạt 84,37%.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Hùng và cs. (2012), khi cho lai ♂ Lương Phượng (LV) với ♀ VBT và ngược lại giữa ♂ VBT với ♀ LV cho tỷ lệ phôi đạt (94,06-94,86%) và tỷ lệ nở gà loại I/trứng ấp đạt 82,09-82,10%. So với kết quả nghiên cứu của Diêm Công Tuyên và cs. (2010), khi cho lai giữa gà trống Ai Cập với gà mái VGA và gà mái AVG có tỷ lệ phôi đạt (96,56-96,74%) và tỷ lệ nở gà loại I/tổng trứng ấp đạt (87,13-87,63%) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi đạt thấp hơn.

Như vậy, kết quả tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở thu được từ đàn gà thí nghiệm đều tương đối cao và tương đương với một số giống gà phổ biến đang nuôi ở nước ta. 4.1.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg)

Trong sản xuất trứng, để đánh giá hiệu quả sử dụng của thức ăn cũng như xác định tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng là rất quan trọng trong việc tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà sinh sản.

Do cả 3 công thức lai đều sử dụng gà VBT làm mái nền cho ăn với định mức như nhau và khi tính tỷ lệ đẻ không thấy có sự khác biệt đáng kể nên chúng tôi tính toán TTTA/10 trứng của gà VBT nói chung và kết quả được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT (Trang 31)