Nội dung công tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quảng ngãi (Trang 27 - 33)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nội dung công tác xử lý nợ xấu

Thông thƣờng các Ngân hàng thƣơng mại đều có Bộ phận xử lý nợ. Công tác xử lý nợ xấu bao gồm các bƣớc:

- Xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu - Thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu - Kiểm tra đánh giá kết quả đạt đƣợc

a.Xây dựng phương án xử lý nợ xấu

Để đảm bảo chất lƣợng hoạt động tín dụng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngân hàng thƣơng mại xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu nhằm đƣa tỷ lệ nợ xấu về ngƣỡng cho phép (<3%), đáp ứng mục tiêu chung của hệ thống ngân hàng.

Nội dung phƣơng án xử lý nợ đƣợc Ngân hàng xây dựng dựa trên cơ sở phân loại nhóm nợ và phân tích chi tiết thực trạng nợ của từng khách hàng. Nội dung cụ thể nhƣ sau:

Thu thập thông tin và đánh giá nợ xấu

Ngân hàng cần phải thu thập thông tin và đánh giá nợ xấu để xây dựng biện pháp xử lý nợ thích hợp. Việc thu thập, khai thác thông tin có thể từ rất nhiều nguồn khác nhau:

-Khai thác trực tiếp từ khách hàng

-Thu thập thông tin từ hồ sơ tín dụng lƣu trữ tại ngân hàng

- Thu thập các nguồn khác nhƣ: từ trung tâm CIC, từ các ngân hàng thƣơng mại khác, từ chính quyền địa phƣơng nơi khách hàng cƣ trú, khai thác qua hàng xóm, khai thác qua đối tác của khách hàng,…

Từ việc thu thập thông tin, NHTM phân tích đánh giá nợ xấu để xác định nguyên nhân khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ. Trên cơ sở đó ngân hàng xây dựng biện pháp xử lý nợ đƣợc chính xác hơn.

Xây dựng biện pháp xử lý nợ cụ thể cho từng khách hàng

Từ thực trạng nợ của khách hàng, ngân hàng sẽ xác định biện pháp xử lý theo các trƣờng hợp sau đây:

- Trường hợp 1: Thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng

Phƣơng án này đƣợc thực hiện khi ngân hàng xác định tình hình tài chính hiện tại, thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng trong tƣơng lai. Mặt khác, ngân hàng có thể hỗ trợ cho khách hàng thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ.

- Trường hợp 2: Cơ cấu lại nợ theo quy định

Nhóm khách hàng đủ điều kiện cơ cấu lại nợ là những khách hàng có phƣơng án sản xuất, kinh doanh mới phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và đƣợc ngân hàng đánh giá phƣơng án trả nợ mới khả thi theo kỳ hạn

trả nợ. Ngân hàng cho khách hàng đƣợc cơ cấu lại nợ, có thể xem xét miễn, giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có triển vọng tốt sau cơ cấu lại nợ để khách hàng giảm bớt khó khăn tài chính tạm thời và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo nguồn thu mới, có khả năng trả nợ và chuyển về nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

- Trường hợp 3: Thu hồi nợ xấu từ xử lý tài sản bảo đảm

Đối với khách hàng có các khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, không có khả năng tài chính, chây ỳ trong việc trả nợ, lừa đảo,... Ngân hàng thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Trƣờng hợp khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý nợ thì ngân hàng yêu cầu tòa án can thiệp.

- Trường hợp 4: Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Trƣờng hợp này đƣợc ngân hàng áp dụng đối với nhóm khách hàng sau đây: + Tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

+ Khách hàng đƣợc ngân hàng đánh giá phân loại nợ thuộc nhóm 5.

- Trường hợp 5: Bán nợ

Biện pháp này đƣợc ngân hàng sử dụng đối với các khoản nợ có giá trị tài sản đảm bảo không đủ thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ.

b.Thực hiện biện pháp xử lý nợ xấu tại NHTM

Sau khi xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu, các NHTM triển khai thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu nhƣ sau:

Thực hiện biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng

Để thực hiện biện pháp này, ngân hàng yêu cầu khách hàng đƣa ra kế hoạch trả nợ cụ thể trong thời gian xác định.

Ngân hàng đánh giá tính khả thi kế hoạch trả nợ của khách hàng, theo dõi các luồng tiền về tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng để thực hiện giám sát, thu hồi nợ kịp thời. Yêu cầu khách hàng rà soát các khoản công nợ phải thu để đôn đốc thu hồi, tránh trƣờng hợp khách hàng sử dụng nguồn tiền quay vòng sai mục đích dẫn đến trả nợ không đúng hạn. Phối hợp cùng với khách hàng thực hiện các biện pháp phát mại những tài sản hợp pháp không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả nhằm tạo nguồn vốn trả nợ vay ngân hàng. Để có thể đạt đƣợc kế hoạch xử lý nợ, đòi hỏi ngân hàng phải luôn linh hoạt trong cách ứng xử nhằm kiểm soát dòng tiền của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thanh toán nợ vay. Đôn đốc, thu hồi nợ trực tiếp là biện pháp xử lý hiệu quả với chi phí thấp nhất mà ngân hàng thƣờng xuyên thực hiện nhằm giảm nợ xấu, đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thực hiện biện pháp cơ cấu nợ theo quy định

Phƣơng án này đƣợc sử dụng để tránh áp lực trả nợ, tạo điều kiện khách hàng tiếp tục kinh doanh. Ngân hàng có thể dùng biện pháp này nếu khách hàng có phƣơng án kinh doanh mới đầy triển vọng sinh lời.

-Ngân hàng thực hiện cơ cấu thời hạn trả nợ gồm:

+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trƣớc đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. + Gia hạn nợ: ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vƣợt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trƣớc đó trong hợp đồng tín dụng.

* Điều kiện để thực hiện cơ cấu thời hạn trả nợ là:

+ Ngân hàng phải nắm chắc sẽ nhận đƣợc phần lớn lợi nhuận dự tính của phƣơng án sản xuất kinh doanh.

+ Ngân hàng nắm giữ đƣợc dòng tiền và thiện chí của đối tác. + Kiểm tra chắc chắn phƣơng án và các giả thiết đặt ra.

- Miễn, giảm một phần lãi vay phải trả: áp dụng theo các quy định của nhà nƣớc và của từng ngân hàng, khi khách hàng có thiện chí trả nợ thì ngân hàng áp dụng nhằm tận thu đƣợc nguồn vốn đã vay.

Thực hiện biện pháp xử lý tài sản bảo đảm

Khách hàng có tài sản bảo đảm đầy đủ tính pháp lý, có khả năng phát mại, bán, chuyển nhƣợng,… hoặc tài sản có thể đƣợc xử lý để thu hồi nợ vay. Ngân hàng cần lập kế hoạch xử lý tài sản bảo đảm, phân công rõ ngƣời chỉ đạo, cán bộ thực hiện và thời gian hoàn thành. NHTM chủ động xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay bao gồm bất động sản, động sản nhƣ: đất đai, tài sản gắn liền với đất, tàu thuyền, hàng hóa, hàng tồn kho,…

Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm đƣợc thực hiện một trong các hình thức sau đây:

-Tự thỏa thuận giao dịch mua bán công khai trên thị trƣờng. -Tổ chức phát mãi tài sản qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá. -NHTM bán cho công ty mua bán nợ VAMC.

Trong trƣờng hợp khoản vay không đƣợc thanh toán đầy đủ thì ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm theo nguyên tắc và cơ chế theo luật định.

Khách hàng có hồ sơ tài sản bảo đảm chƣa đủ tính pháp lý: Đối với những khách hàng hồ sơ pháp lý tải sản bảo đảm chƣa hoàn chỉnh, chƣa đủ yếu tố pháp lý để xử lý tài sản, tài sản bảo đảm đang liên quan đến vụ án chƣa xử lý đƣợc, yêu cầu phân tích rõ hiện trạng và vƣớng mắc, có giải pháp xử lý chi tiết đến từng khách hàng.

Đối với các khoản cho vay có sự bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba: ngân hàng yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay. Trƣờng hợp bên bảo lãnh không thực hiện trả nợ thay, ngân hàng chủ động xử lý tài sản bảo lãnh tƣơng tự nhƣ các tài sản thế chấp cầm cố của bên vay.

Trƣờng hợp khách hàng không thỏa thuận với ngân hàng để xử lý TSBĐ thì ngân hàng kiện khách hàng ra tòa để đòi nợ. Tài sản đảm bảo sẽ đƣợc xử lý theo quyết định của tòa án.

Thực hiện biện pháp dùng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu

Theo biện pháp này, muốn xóa đƣợc nợ xấu nội bảng phải có một khoản dự phòng nhất định.

Ở Việt Nam, tiền dùng để xử lý nợ là từ quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

+ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó. + Trƣờng hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì đƣợc sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

Việc ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ngân hàng phải chuyển các khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Thực hiện biện pháp bán các khoản nợ

Ngân hàng sẽ phân loại, rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ để chuyển quyền đòi nợ cho một TCTD hoặc tổ chức cá nhân khác có chức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình. Khi bán các khoản nợ xấu, ngân hàng thƣờng chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợ để thu hồi vốn nhanh, và tránh ảnh hƣởng tới những khoản nợ còn lại.

Ngân hàng bán nợ cho VAMC đối với các khoản nợ nhóm 5 có giá trị tài sản đảm bảo không đủ thực hiện nghĩa vụ trả nợ, phần chênh lệch còn lại đƣợc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý.

c. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện

Ngân hàng phải thƣờng xuyên kiểm tra các phƣơng án, biện pháp xử lý nợ xấu theo định kỳ: có thể hàng tháng, hàng quý. Việc kiểm tra phải giao cho bộ phận chuyên trách và có sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo ngân hàng. Qua đó tổng hợp đƣợc những kết quả thực hiện xử lý nợ xấu đối với từng khách hàng có hiệu quả hay không thông qua dƣ nợ xấu giảm, thu hồi nợ xấu,… Ngân hàng đánh giá công tác xử lý nợ xấu có hợp lý hay không, nguyên nhân của việc không đạt (nếu có) để tìm ra các biện pháp thay thế nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất trong công tác xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quảng ngãi (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)