8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Xây dựng các chuẩn mực, quy tắc, quy định về kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp; các hệ thống thanh toán; khuôn khổ pháp lý, các văn bản, các luật… vững mạnh để hỗ trợ cho hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. - Tạo điều kiện cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) hoạt động hiệu quả:
+ VAMC cần đƣợc trao quyền độc lập hơn: hiện nay hoạt động của VAMC bị lệ thuộc rất lớn vào NHNN cả về cơ chế chính sách đến nhân sự. Do vậy, Nhà nƣớc cần trao cơ chế đặc biệt cho VAMC để có thể xử lý nhanh các vƣớng mắc hiện nay.
+ VAMC cần một môi trƣờng pháp lý hoàn thiện hơn, đủ mạnh cho hoạt động của mình: VAMC cần một bộ luật riêng về cơ chế hoạt động để có thể xử lý nợ xấu một cách nhanh chóng, thông thoáng và từ đó đạt đƣợc hiệu quả cao. Theo thông tƣ mới, VAMC có quyền chủ động hơn đối với việc định giá các khoản nợ và bán nợ xấu, tuy nhiên, các quy định về pháp lý liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo (đặc biệt là tài sản đảm bảo bằng bất động sản) vẫn gây cản trở đối với việc bán nợ của VAMC. Ngoài ra cho phép VAMC quyền phối hợp với cơ quan công an cƣỡng chế nếu bên đi vay không hợp tác.
+ Việc triển khai mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt là bƣớc đi đầy nỗ lực nhƣng hiện nay, VAMC gặp rất nhiều vƣớng mắc về xử lý tài sản, quyền định đoạt tài sản, bất động sản, tranh chấp, kiện tụng,… Do đó chính phủ cần hoàn thiện hành lang pháp lý, xem xét bổ sung luật đất đai cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua nợ đƣợc nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất.
+ Đồng thời cần phát triển thông tin trên thị trƣờng tài chính và công bố ở trang thông tin của VAMC về bản thân món nợ và quy trình, trách nhiệm, chế tài mua bán, cơ chế thu hồi nợ liên quan, góp phần thúc đẩy các giao dịch lành mạnh và giảm thiểu các tin đồn hay đầu cơ và kiểm soát lợi ích nhóm, cũng nhƣ các hiện tƣợng trục lợi tiêu cực khác trên thị trƣờng mua bán nợ.
- Phát triển thị trƣờng mua bán nợ: tạo khuôn khổ pháp lý cho thị trƣờng mua bán nợ hiện nay, cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia để mang lại luồng tiền sạch cho nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tƣ tham gia vào thị trƣờng mua bán nợ. Hiện nay chƣa có thị trƣờng mua bán nợ xấu tại Việt Nam và cũng không có sẵn một thị trƣờng để VAMC chủ động bán nợ xấu. Ngoài ra, do cơ chế định giá nợ xấu ở Việt Nam chƣa đƣợc xây dựng nên sẽ phải mất khá nhiều thời gian để định giá nợ xấu khi bán nợ và do đó giao dịch liên quan đến nợ xấu không thể thực hiện một cách nhanh chóng.
- Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý trong xử lý TSBĐ
Trong thực tế, khi xử lý TSBĐ, việc bán tài sản không phải một mình Ngân hàng tự giải quyết mà phải thông qua các cơ quan chức năng có liên quan, chẳng hạn nhƣ muốn phát mãi tài sản của DNNN phải có sự đồng ý của Cục quản lý vốn, Bộ chủ quản, chính quyền địa phƣơng. Trong một số trƣờng hợp, Ngân hàng phải thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc tiến hành tố tụng tại Tòa án để đƣợc quyền phát mãi tài sản vì có khách hàng không chịu bàn giao tài sản hoặc tìm cách thất thoát, lẫn tránh nghĩa vụ trả nợ… cho
Ngân hàng. Việc xử lý TSBĐ tại địa phƣơng khác địa bàn hoạt động của Ngân hàng còn khó khăn hơn vì chính quyền địa phƣơng thƣờng có ý kiến chỉ đạo giải quyết theo hƣớng có lợi cho khách nợ thuộc địa phƣơng làm cho việc đƣa tài sản ra phát mãi thu hồi nợ của Ngân hàng gần nhƣ bất khả thi.
Tóm lại, nhà nƣớc cần điều chỉnh chính sách pháp luật liên quan, cho phép Ngân hàng có nhiều quyền hạn cụ thể hơn trong xử lý TSBĐ. Khi đó, việc xử lý TSBĐ sẽ dễ dàng và thuận lợi, đặc biệt đối với TSBĐ là bất động sản sẽ có tính thanh khoản cao hơn và đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhà nƣớc cần ban hành văn bản quy định rõ các trƣờng hợp xử lý TSBĐ là đất thuê của Nhà nƣớc, tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc.