Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quảng ngãi (Trang 43 - 49)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam Ch

Về chức năng, nhiệm vụ: Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi là đơn vị thành viên của Agribank chi nhánh Việt Nam, hoạt động theo cơ chế khoán tài chính, là một NHTM kinh doanh đa năng kể cả lĩnh vực kinh doanh đối ngoại nhƣ các NHTM khác. Chức năng của Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi bao gồm :

- Hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank chi nhánh Việt Nam.

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng Quản trị, hoặc Tổng Giám đốc giao.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi Chi nhánh Quảng Ngãi

a. Hoạt động huy động vốn

Chính sách huy động vốn của ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của công tác huy động vốn. Trong những năm qua, Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi thực hiện chính sách huy động vốn thƣờng xuyên có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình của ngân hàng, thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều phƣơng thức trả lãi linh hoạt, kỳ hạn phù hợp với nhiều đối tƣợng khách hàng. Để thu hút khách hàng

giao dịch gửi tiền tại ngân hàng, tăng nguồn vốn huy động, ngân hàng phân loại khách hàng để có chính sách phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Thực hiện chăm sóc tốt khách hàng, giữ vững khách hàng truyền thống, đặc biệt khách hàng là các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi không kỳ hạn lớn; kết hợp hoạt động thanh toán thẻ để khai thác nguồn tiền gửi của các đối tƣợng hƣởng lƣơng, điều hành lãi suất linh hoạt phù hợp lãi suất thị trƣờng, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh.

Với những nỗ lực trên, tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016 đã đạt đƣợc những kết quả đƣợc thể hiện qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2014-2016

ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tăng giảm tƣơng đối (%) Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng 2015/ 2014 2016/ 2015 Tổng nguồn vốn huy động 5.554 100 6.605 100 7.788 100 18,92 17,91 Tổ chức 595 10,71 535 8,1 447 5,74 -10,08 -16,45 Cá nhân (Tiền gửi dân cƣ) 4.959 89,29 6.070 91,9 7.341 94,26 22,40 20,94

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Quảng Ngãi)

Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 7.788 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm 2014.

Chất lƣợng nguồn vốn tăng trƣởng theo hƣớng ổn định, cụ thể tiền gửi dân cƣ liên tục tăng qua các năm, năm 2015 đạt 6.070 tỷ đồng, tăng 1.111 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 22,4% so với năm 2014. Năm 2016 đạt 7.341 tỷ đồng, tăng 1.271 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 20,94% so với năm 2015. Để đạt đƣợc mức tăng trƣởng trên, chi nhánh đã xây dựng đề án huy động vốn từ dân cƣ ở địa bàn

nông thôn lẫn thành thị và đã triển khai chỉ đạo thực hiện tốt đề án này. Đồng thời, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt với mức lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng lựa chọn các kỳ hạn phù hợp. Ngoài ra, việc huy động vốn của ngân hàng ngày càng tốt hơn, giúp ngân hàng ngày càng có nhiều nguồn vốn ổn định, thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Tiền gửi của các tổ chức giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2014 đạt 595 tỷ đồng, năm 2015 đạt 535 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng so với năm 2014, tƣơng đƣơng giảm 10,08%. Năm 2016 đạt 447 tỷ đồng, giảm 106 tỷ đồng, tƣơng đƣơng giảm 16,45% so với năm 2015. Nguyên nhân là do tình hình chung của nền kinh tế gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trì trệ, hàng hóa bán chậm dẫn tới nguồn tiền gửi giảm sút.

Xét về cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cƣ. Nguồn vốn này chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2014, 2015, 2016. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của chi nhánh, kết hợp chính sách lãi suất linh hoạt với công tác tuyên truyền, quảng bá thƣơng hiệu Agribank trên quy mô toàn thành phố.

b. Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Mặc dù tình hình cạnh tranh trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp cả về mặt chất và lƣợng nhƣng Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi vẫn giữ đƣợc thị phần cho vay cao so với các ngân hàng trên địa bàn với tỷ lệ 19%.

Tình hình dƣ nợ cho vay của Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2014 - 2016 đƣợc thể hiện qua Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2014-2016 ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tăng giảm tƣơng đối (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2015 /2014 2016 /2015 Tổng dƣ nợ 5.135 100 5.396 100 6.790 100 5,08 25,83

1. Phân theo đối tƣợng khách hàng 5.135 100 5.396 100 6.790 100 5,08 50,98

Doanh nghiệp 1.657 32,27 1.166 21,61 1.357 19,99 -29,63 16,38 - Công ty cổ phần 166 3,23 105 1,95 135,7 2 -36,75 29,24 - Công ty TNHH 1.243 24,20 828 15,34 1.017,8 14,99 -33,39 22,92 - DNTN 248 4,83 233 4,32 203,6 3 -6,05 -12,62 Hộ sản xuất và cá nhân 3.478 67,73 4.230 78,39 5.433 80,01 21,62 28,44 2. Phân theo kỳ hạn 5.135 100 5.396 100 6.790 100 5,08 25,83 Ngắn hạn 2.542 49,50 2.612 48,41 3.135 46,17 2,75 20,02 Trung, dài hạn 2.593 50,50 2.784 51,59 3.655 53,83 7,37 31,29

3. Phân theo ngành nghề kinh tế 5.135 100 5.396 100 6.790 100 5,08 25,83

Nông, lâm, thủy sản 2.053 39,98 2.517 46,65 3.096 45,60 22,60 23

Xây dựng 704 13,71 264 4,89 337 4,96 -62,5 27,65

Công nghiệp chế biến 580 11,30 664 12,31 427 6,29 14,48 -35,69 Thƣơng mại, dịch vụ 1.373 26,74 1.411 26,15 1.243 18,31 2,77 -11,91 Các ngành khác 425 8,28 540 10,01 1.687 24,85 27,06 212,41

Dƣ nợ qua các năm liên tục tăng với tốc độ lớn. Năm 2014, dƣ nợ cho vay đạt 5.135 tỷ đồng, đến năm 2016 tổng dƣ nợ cho vay đạt 6.790 tỷ đồng, tăng 1.742 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng tín dụng giai đoạn này là 48%, bình quân hàng năm tăng 10%. Dƣ nợ năm 2015 tăng 261 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 5,08% so với năm 2014. Năm 2016, dƣ nợ cho vay đạt 6.790 tỷ đồng, tăng 1.394 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 25,83% so với năm 2015. Năm 2016 có mức tăng trƣởng dƣ nợ lớn là bởi vì Agribank chi nhánh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tƣ vốn cho nông nghiệp - nông thôn thông qua việc nâng mức đầu tƣ tín dụng, giải ngân kịp thời cho khách hàng để triển khai nhanh và phát huy hiệu quả kinh tế của từng phƣơng án, dự án.

Dư nợ phân theo đối tượng khách hàng: dƣ nợ cho vay đối với doanh

nghiệp giảm sút, trong cho vay doanh nghiệp, ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay đối với đối tƣợng công ty TNHH, qua 3 năm 2014-2016, mức dƣ nợ bình quân 1.000 tỷ đồng. Dƣ nợ cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân tăng trƣởng ổn định. Cụ thể, năm 2015, dƣ nợ cho vay đối với doanh nghiệp giảm 29,63% so với năm 2014; đến năm 2016 tình hình cải thiện hơn, dƣ nợ cho vay tăng 16,38% so với năm 2015 nhƣng vẫn còn thấp so với năm 2014. Nguyên nhân của tình hình này là do các ngân hàng siết chặt cho vay doanh nghiệp, các khoản nợ xấu tồn đọng cần phải đƣợc kịp thời xử lý. Mặc dù tăng trƣởng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp giảm, nhƣng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất cá nhân tăng, do đó góp phần đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân hàng, đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn tín dụng trên thị trƣờng, đảm bảo tăng trƣởng theo định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc và Agribank.

Dư nợ phân theo kỳ hạn: Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn qua 3 năm

đều tăng. Trong đó, tỷ trọng cho vay trung dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn nhƣng không nhiều. Đối với cho vay trung dài hạn, năm 2014 đạt 2.593 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.784 tỷ đồng tăng 7,37% so với năm 2015, năm 2016

đạt 3.655 tỷ đồng tăng 31,29% so với năm 2015. Lý do là chi nhánh chủ yếu cho khách hàng vay trung dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục giải ngân cho các dự án dở dang và tiến hành thu hồi nợ dần đến hạn.

Dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế: Chi nhánh tập trung dƣ nợ chủ

yếu ở ngành nông, lâm, thủy sản và thƣơng mại, dịch vụ. Tiếp đến là ngành xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nhìn chung có thể thấy ngân hàng chủ yếu cho vay trung dài hạn và cho vay hộ sản xuất và cá nhân, luôn chiếm trên 50% tổng dƣ nợ của chi nhánh. Thực hiện chƣơng trình hành động về chính sách “Tam nông”, nông nghiệp – nông thôn – nông dân là thị trƣờng truyền thống, Agribank chi nhánh Quảng Ngãi đã chuyển hƣớng đầu tƣ, ƣu tiên các dự án kinh doanh có hiệu quả cho hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình làm kinh tế trang trại. Ngoài ra, Agribank chi nhánh Quảng Ngãi cũng đã chú trọng đầu tƣ vào các doanh nghiệp có qui mô hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở tăng nguồn vốn ổn định và đảm bảo chất lƣợng tín dụng.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3. Kết quả thu nhập – chi phí của chi nhánh giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm Tăng giảm tƣơng đối (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Tổng thu 559 581 612 3,94 5,34

Trong đó: Thu lãi cho vay 527 532 553 0,95 3,95

Tổng chi 455 450 461 -1,10 2,44

Trong đó: Chi trả lãi tiền gửi 298 326 358 9,40 9,82

Quỹ thu nhập 104 131 151 25,96 15,27

Từ bảng số liệu cho thấy, trong cơ cấu tổng thu, thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các năm 2014-2016 (trên 90% so với tổng thu), thu từ các hoạt động khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ không đáng kể. Từ năm 2014 đến năm 2016, tổng thu và tổng chi của chi nhánh đều có xu hƣớng tăng. Trong đó, tổng thu năm 2014 là 559 tỷ đồng, năm 2015 là 581 tỷ đồng, năm 2016 là 612 tỷ đồng. Tổng chi của chi nhánh năm 2014 là 455 tỷ đồng, năm 2015 là 450 tỷ đồng, năm 2016 là 461 tỷ đồng. Chênh lệch thu – chi của chi nhánh đạt dƣơng qua các năm và tăng trƣởng khá. Điều nay cho thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh luôn ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quảng ngãi (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)