8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Tăng cƣờng xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC
Chi nhánh quán triệt chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, đánh giá cụ thể từng khoản nợ xấu nhằm nhận diện đầy đủ tình trạng nợ xấu, tài sản đảm bảo cho các khoản vay, khả năng thu hồi, nguyên nhân, khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu, trên cơ sở đó có các giải pháp hiệu quả nhằm xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu. Có những đề xuất cụ thể với Phòng, Ban chức năng của Agribank Hội sở để đƣợc hỗ trợ trong các công tác nghiệp vụ nội bộ và các đầu mối khác có liên quan đến công tác xử lý nợ, đẩy mạnh hoạt động mua, xử lý nợ xấu bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật để thực sự trở thành công cụ đặc biệt của Nhà nƣớc nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro ngân hàng, thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Nhanh chóng hoàn thiện đầy đủ hồ sơ bán nợ cho VAMC theo mẫu biểu của Agribank quy định, tích cực tìm kiếm các đối tác mua nợ đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC và đƣợc VAMC ủy quyền bán nợ. Phối hợp với VAMC để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ đã bán cho VAMC. Đồng thời chi nhánh tiếp tục tổ chức rà soát lại các khoản nợ xấu tại chi nhánh, lên kế hoạch cụ thể thống kê danh sách các khoản nợ xấu không đủ điều kiện bán nợ cho VAMC gởi Hội sở xem xét.
Việc xử lý nợ xấu tại VAMC cũng đang gặp nhiều khó khăn và đã khiến cho tốc độ xử lý nợ tại đây rất chậm trong thời gian vừa qua. Do đó, với các sự khơi thông trong việc xử lý nợ xấu bằng sự thay đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật sắp tới, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với VAMC và khách hàng để tiếp tục tích cực xử lý hiệu quả và nhanh chóng hơn nữa các khoản nợ đang tồn đọng không chỉ tại VAMC mà còn đang nằm trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.