Kiến nghị với Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quảng ngãi (Trang 94 - 118)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị với Agribank Việt Nam

Xây dựng hệ thống nhận diện, cảnh báo, giám sát từ xa

Nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp hơn, tăng cƣờng khả năng giám sát, nâng cao năng lực nhận diện rủi ro cho cán bộ tín dụng, từ đó, nhận diện rủi ro và có biện pháp xử lý thích hợp.

Cần xem xét trên các dấu hiệu: các dấu hiệu liên quan đến hoạt động với khách hàng và các dấu hiệu liên quan đến hoạt động với ngân hàng.

* Các dấu hiệu liên quan đến hoạt động với khách hàng

+ Biến động về thị trƣờng chứng khoán, giá cổ phiếu giảm tác động đến kết quả tài chính của khách hàng vay vốn.

+ Đối với các khoản vay đầu tƣ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thƣờng gặp nhiều rủi ro liên quan đến thiên tai, dịch bệnh,..., thị trƣờng xuất khẩu, giá nông sản giảm, khách hàng gặp khó khăn trong phát triển sản phẩm, thay đổi chính sách bảo hộ của nhà nƣớc, hàng hóa nhập lậu nhà nƣớc không kiểm soát đƣợc, biến động tỷ giá,... Có thể nhận thấy những dấu hiệu rủi ro này qua các chỉ số tài chính.

+ Đối với khách hàng vay cá nhân thì tình trạng suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát tăng cao, thất nghiệp tăng cũng là dấu hiệu nhận biết thu nhập thực tế giảm, khách hàng khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến hoạt động với ngân hàng

+ Khách hàng không thực hiện trả nợ đúng kỳ hạn cam kết với ngân hàng do thu hồi công nợ chậm hơn so với dự tính, do tiêu thụ hàng chậm hoặc khách hàng kinh doanh thua lỗ không có khả năng hoàn trả nợ.

+Tài sản đảm bảo bị mất giá so với giá thị trƣờng, có dấu hiệu khách hàng vay tẩu tán tài sản đảm bảo.

+ Khách hàng vay trì hoãn thực hiện các qui định của ngân hàng nhƣ bổ sung báo cáo tài chính, hồ sơ pháp lý, hồ sơ đảm bảo tiền vay,... hoặc khách hàng vay bị tụt hạng khi ngân hàng xếp hạng tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm kịp thời, minh bạch chính xác

Đã có rất nhiều con số khác nhau về tình trạng nợ xấu đƣợc công bố trong thời gian qua, thực tế là do bản thân ngân hàng chƣa thực hiện tốt công tác xếp loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro hoặc cố ý đánh giá sai lệch dữ liệu, trong khi đó để xử lý nợ xấu cần có số liệu chính xác, đầy đủ thì việc xử lý nợ xấu mới đem lại hiệu quả. Hiện tại ngân hàng đang áp dụng quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu đã đƣợc xác định chính xác hơn. Do đó, việc xây dựng một cơ chế giám sát và cơ sở dữ liệu trong việc trao đổi thông tin về các khoản nợ xấu là cần thiết, kết quả là các thông tin về tình trạng của từng khoản nợ xấu đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và chính xác từ các phía.

Agribank Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn đối với VAMC trong việc mua bán xử lý nợ. Ngân hàng cần phối hợp với VAMC lựa chọn kỹ các khoản nợ xấu sẽ trao đổi, không phải khoản nợ xấu nào cũng mua, cũng

bán. Cần hỗ trợ nhau trong việc xem xét, đánh giá đúng giá trị của TSBĐ, đồng thời cần cùng nhau thiết kế các cơ chế đấu thầu, phân loại, chia nhóm nợ xấu để có phƣơng án xử lý nợ xấu phù hợp.

Tổ chức lại bộ máy tại chi nhánh theo hướng nâng cao vai trò và tính độc lập của quản trị rủi ro

Định hƣớng của chi nhánh trong tƣơng lai gần là chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu đầu tƣ tín dụng, đa dạng và mở rộng đối tƣợng đầu tƣ, đa dạng hình thức cấp tín dụng nhƣ cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá,... nhằm cung ứng tốt hơn, nhiều hơn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Vì vậy, để đảm bảo cho định hƣớng này đƣợc triển khai thông suốt nhƣng vẫn quản lý tốt các rủi ro tiềm ẩn, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện qui trình cấp tín dụng, đặc biệt là bộ máy tổ chức tín dụng tại chi nhánh theo hƣớng nâng cao vai trò và tính độc lập của quản trị rủi ro tại chi nhánh. Theo đó, sẽ tiến hành phân tách các bộ phận thành các bộ phận chuyên môn khác nhau nhƣ sau :

- Bộ phận Quan hệ khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng. Trên cơ sở những yêu cầu của khách hàng, phòng Quan hệ khách hàng tiến hành thu thập thông tin, lập báo cáo đề xuất tín dụng và chuyển sang phòng Quản lý rủi ro.

- Bộ phận Quản lý rủi ro: thực hiện chức năng quản lý rủi ro chung. Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tín dụng của phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro thực hiện báo cáo đánh giá rủi ro độc lập, báo cáo phản biện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá TSBĐ và đánh giá rủi ro của khoản vay để đảm bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp với quy trình. Phối hợp, hỗ trợ phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Bộ phận tác nghiệp: chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thực hiện quá trình giải ngân tín dụng theo các quyết định cấp tín dụng và điều kiện phê duyệt tín dụng, thực hiện lƣu trữ hồ sơ.

Bộ máy tổ chức tín dụng tại ngân hàng đƣợc thiết kế theo mô hình này nhằm đạt đƣợc 3 yêu cầu: Đảm bảo tính hoạt động độc lập của bộ phận quản lý rủi ro; Quán triệt nguyên tắc kiểm tra lẫn nhau trong mọi khâu của qui trình tín dụng; Không tập trung quyền lực vào một cá nhân hoặc một phòng ban.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, với thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại NHN0&PTNT VN – CN Quảng ngãi trong 3 năm qua, định hƣớng trong công tác xử lý nợ xấu trong thời gian tới, tác giả đã trình bày các giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu; đề xuất kiến nghị các cơ quan hữu quan một số vấn đề nhằm tạo lập môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.

Sự nỗ lực của ngân hàng cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan hữu quan, công tác xử lý nợ xấu sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trƣởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

KẾT LUẬN

Kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, bởi vậy nợ xấu là một thực tế khách quan trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi, kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc một số vấn đề cơ bản sau:

Một là: Luận văn đã khái quát các lý luận cơ bản về nợ xấu và làm rõ

các quan điểm, nội dung về xử lý nợ xấu, các tiêu chí đánh giá kết quả công tác xử lý nợ xấu của NHTM.

Hai là: Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu trong giai

đoạn 2014-2016 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Quảng Ngãi. Từ đó đƣa ra những thành tựu đạt đƣợc, những mặt hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó trong công tác xử lý nợ xấu.

Ba là: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với cơ quan chức năng

nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Quảng Ngãi.

Để hoàn thành đề tài này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Cô giáo hƣớng dẫn khoa học: TS. Tống Thiện Phƣớc, cùng với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Quảng Ngãi.

Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Văn Ba (2013), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam chi nhánh Phú Tài, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[2] Lê Thị Hoài Diễm (2012), Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế

Đà Nẵng.

[3] TS. Hồ Diệu (2002), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

[4] Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo

chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tƣ

Pháp, Hà Nội.

[5] Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam (2014), Quyết định 450/QĐ-

HĐtv-XLRR ngày 30/5/2014.

[6] NGƢT, TS. Tô Ngọc Hƣng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê.

[7] Luật các TCTD (2010), NXB Chính trị quốc gia.

[8] Nguyễn Khắc Hải Minh (2014), Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một

số ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

[9] Nguyễn Văn Minh (2015), Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Eatam – Đắk Lắk, Luận

văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[10] Ngân hàng Nhà nƣớc (2013), Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam.

[11] Ngân hàng Nhà nƣớc (2015), Thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ

sung một số điều của thông tư số 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam

[12] Ngân hàng Nhà nƣớc (2015), Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về

hoạt động mua, bán nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[13] Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam, Quy chế cho vay, quy trình tín dụng, quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank.

[14] Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi (2014 – 2016), Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh

Quảng Ngãi năm 2014, 2015, 2016.

[15] Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, Sổ tay

tín dụng

[16] Mai Yến Nhi (2013), Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[17] Lê Vũ Hoài Nhi (2014), Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đà Nẵng, Luận

văn thạc sĩ Học viện Ngân hàng.

[18] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Kinh tế Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê.

[19] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê.

[20] Thống đốc NHNN (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[21] Thống đốc NHNN (2012), Quyết định 780/QĐ-NHNN về việc phân loại

nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

[22] Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2010), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011- 2012 và tầm nhìn đến năm 2025.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quảng ngãi (Trang 94 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)