8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập phƣơng án xử lý nợ xấu
Đây là hoạt động đầu tiên trong việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng, nếu công tác xây dựng phƣơng án sát với tình hình nợ xấu của từng khách hàng thì việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp, hiệu quả, tăng khả năng thu hồi nợ, giảm nợ xấu cho ngân hàng. Từ hoạt động thực tiễn, ngân hàng lập phƣơng án xử lý nợ xấu và cần thực hiện các công việc sau:
- Nắm bắt chính xác tiến độ và tình trạng của từng khoản nợ sẽ giúp chi nhánh đƣa ra các giải pháp hợp lý, kịp thời. Cụ thể ngân hàng cần rà soát
thƣờng xuyên, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm, tình hình tài chính, tình trạng hoạt động kinh doanh,… của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần quan tâm đến tƣ cách đạo đức, thiện chí của khách hàng khi phối hợp với ngân hàng để xử lý nợ. Trên cơ sở đó, ngân hàng đo lƣờng mức độ rủi ro, xác định khả năng thu hồi nợ.
- Từ việc đánh giá khách hàng, ngân hàng phân nhóm các khoản nợ xấu theo tình trạng nợ để xây dựng phƣơng án xử lý hữu hiệu.
- Đề xuất phƣơng án xử lý tối ƣu nhất cho từng khoản nợ, phƣơng án này phải đƣợc lập thành báo cáo, trình lãnh đạo phòng và ban giám đốc phê duyệt. Sau đó, cấp lãnh đạo phải bám sát việc triển khai thực hiện theo phƣơng án đã đƣợc chọn để đảm bảo công tác xử lý nợ xấu không bị buông lỏng.
- Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật và các phƣơng án đƣợc duyệt, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo cơ chế thị trƣờng; khởi kiện khách hàng vay chây ỳ, không hợp tác trong việc trả nợ, đồng thời phối hợp với cơ quan thi hành án và cơ quan chức năng trong quá trình thu giữ tài sản và thi hành các bản án đã có hiệu lực; hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hoàn thiện các dự án dở dang.