8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Định hƣớng hoạt động tín dụng và công tác xử lý nợ xấu của
NHNo&PTNT - chi nhánh Quảng Ngãi
Với chiến lƣợc kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, lấy mục tiêu kế hoạch tài chính là trọng tâm, đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động để xây dựng các chỉ tiêu tăng trƣởng phù hợp với định hƣớng của NHNN và Hội đồng thành viên Agribank. Mục tiêu hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Ngãi nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau:
- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ: dƣới 2,5%. Nợ xấu xác định theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định về cho vay đối với khách hàng, quy định bảo đảm tiền vay và các văn bản chỉ đạo khác về nghiệp vụ.
- Chủ động tiếp cận cho vay khách hàng mới, mở rộng lĩnh vực, ngành nghề kinh tế cho vay đầu tƣ vốn nhằm phân tán rủi ro trên cơ sở khảo sát tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng ngãi, xác định tổng số hộ nông dân, số lƣợng doanh nghiệp, trong đó chia ra theo ngành nghề, theo qui mô sản xuất và tổng nhu cầu vay của từng nhóm đối tƣợng khách hàng.
- Phát triển thêm khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các hộ sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách ƣu đãi về lãi suất, mức đầu tƣ,… đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phƣơng án kinh doanh khả thi, có tài sản bảo đảm tốt.
- Tăng cƣờng quản lý khoản vay, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ tồn đọng. Tìm biện pháp thu hồi các khoản nợ đã trích lập dự phòng hoặc đã xử lý rủi ro.
- Chú trọng công tác quản lý rủi ro tín dụng, phát huy hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ và các phòng chức năng trong việc dự báo, kiểm soát nhằm ngăn ngừa phát sinh nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng và phát hiện, xử lý sai phạm.
- Tích cực thực hiện các biện pháp tăng trƣởng dƣ nợ có hiệu quả gắn với khả năng quản trị rủi ro, kiểm soát chất lƣợng tín dụng. Áp dụng chính sách tín dụng phù hợp, triển khai có hiệu quả các sản phẩm tín dụng mới, đẩy mạnh tuyên truyền về triển khai các chƣơng trình cho vay ƣu đãi của Agribank, hạn chế việc tập trung cho vay một số khách hàng lớn, nhóm khách hàng liên quan, cơ cấu dƣ nợ tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hộ sản xuất, các lĩnh vực ƣu tiên.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, chủ động tiếp cận khách hàng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói gắn với hoạt động tín dụng giữ ổn định khách hàng hiện có, chọn lọc khách hàng để mở rộng
tăng trƣởng tín dụng có hiệu quả ngay từ đầu năm, giữ vững thị phần cho vay, đảm bảo tăng trƣởng đều trong các quý và phù hợp với cân đối vốn. Tiếp tục giữ vững thị phần ở địa bàn nông thôn, đồng thời xây dựng chính sách khách hàng hợp lý để mở rộng cho vay ở địa bàn đô thị, thị trấn.
- Tăng cƣờng đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác tín dụng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh tế ngành, năng lực thẩm định, quản lý khoản vay. Tiếp tục lựa chọn những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu thực tiễn để bổ sung cho công tác tín dụng, thu hồi và xử lý nợ.
- Xây dựng và triển khai thực hiện quyết liệt phƣơng án ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh; Chủ động phối hợp với các Ban, ngành, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan pháp luật để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ theo quy định đối với các khoản nợ có tài sản bảo đảm đã XLRR, đã bán cho VAMC.
- Giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ đã bán nợ cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu cho từng cán bộ tín dụng và định kỳ hàng tháng họp Ban xử lý nợ đánh giá tình hình thực hiện và có biện pháp chỉ đạo kịp thời; đồng thời gắn với việc chi lƣơng kinh doanh và bình xét thi đua hàng năm.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI