Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quảng ngãi (Trang 34)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xử lý nợ xấu

a. Nhân tố bên ngoài

biến động của nền kinh tế thế giới, ảnh hƣởng đến các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó ngân hàng là ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn nhất.

Nền kinh tế biến động nhƣ sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô gồm lãi suất, tỷ giá hay chính sách hàng tiêu dùng, xuất nhập khẩu, cơ chế tài chính, cơ chế sử dụng đất đai,… ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế ít biến động thì hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cũng đƣợc đảm bảo, khả năng trả nợ cho ngân hàng càng cao. Còn khi nền kinh tế biến động mạnh mẽ thì hoạt động kinh doanh của các đối tƣợng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là có nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi. Nền kinh tế này rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, của môi trƣờng tự nhiên. Thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, mất mùa, dịch bệnh,… là những nguyên nhân khách quan do sự biến đổi của môi trƣờng thiên nhiên gây ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay, nhất là các khoản cho vay nông nghiệp. Nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của các NHTM cũng nhƣ khách hàng vay. Nếu nhƣ thời tiết thuận lợi, cây trồng đạt năng suất, vật nuôi không bị dịch bệnh, khỏe mạnh,… thì khả năng thu hồi vốn từ ngƣời đi vay là rất lớn. Ngƣợc lại, môi trƣờng tự nhiên, khí hậu, thời tiết, đất đai, nguồn nƣớc không thuận lợi, chịu ảnh hƣởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán thì dự án thất bại, ngân hàng không thu hồi đƣợc vốn.

Hoặc các chính sách kinh tế của nhà nƣớc không đồng bộ, các thủ tục hành chính phức tạp, rắc rối dẫn đến các tổ chức, cá nhân bị ảnh hƣởng và hoạt động xử lý nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng theo.

Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các mối quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng của

ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng còn phụ thuộc vào thói quen, truyền thống, tập quán của ngƣời dân. Những yếu tố đó gây khó khăn và hạn chế cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Môi trƣờng pháp lý:

Bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dƣới luật và việc chấp hành luật.

Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động ngân hàng chƣa đầy đủ là nguyên nhân quan trọng trong công tác xử lý nợ xấu. Các ngân hàng thƣơng mại xác định khi xử lý nợ xấu cần phải tuân theo các văn bản quy định của nhà nƣớc cho phép nhằm giám sát thực hiện thu hồi nợ xấu, hoạch định phƣơng án xử lý nợ cho từng ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế tƣơng ứng.

Việc xử lý nợ xấu của ngân hàng liên quan phát mãi tài sản bảo đảm, thị trƣờng mua bán tài sản, do đó yêu cầu các văn bản pháp lý điều chỉnh cho các hoạt động này đƣợc đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện thu hồi nợ xấu. Nếu việc áp dụng các luật, văn bản dƣới luật sẵn có vào hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng đúng thời điểm, nghiêm túc, không có vƣớng mắc thì quá trình xử lý nợ xấu đƣợc thực hiện nhanh chóng. Nếu luật và các văn bản triển khai vào hoạt động ngân hàng còn gặp phải nhiều vƣớng mắc bất cập và chồng chéo sẽ khiến cơ quan hữu quan lúng túng trong việc xử lý tranh chấp về TSBĐ, các quy định về kế toán kiểm toán chƣa đủ sức mạnh thực hiện thì làm chậm quá trình xử lý nợ xấu gây hậu quả cho ngân hàng cũng nhƣ nền kinh tế.

Ngoài ra, thị trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo và tình trạng thông tin bất cân xứng cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến việc xử lý nợ xấu hiện nay. Khi xem xét đánh giá phân tích đối với một khách hàng có nợ xấu, ngân hàng hầu nhƣ không thể biết đầy đủ các thông tin và sự đáng tin cậy của khách hàng để ra quyết định đúng đắn và hiệu quả.

-Đối với thị trƣờng mua bán nợ: nếu phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu cho các NHTM. Việc mua, bán nợ xấu đƣợc thực hiện trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi và mức độ thu hồi các khoản nợ so với chi phí bỏ ra. Bên bán nợ sẽ giảm thiểu ngay khoản nợ xấu và bên mua nợ cũng có phần thu nhập khi thu hồi đƣợc các khoản nợ xấu đã mua.

- Từ phía khách hàng vay: Đó là sự thiện chí, thái độ của ngƣời vay đối với những khoản nợ. Đây đƣợc xem là các yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng đến các biện pháp mà Ngân hàng sẽ áp dụng, liên quan đến những khoản nợ xấu. Nhiều Ngân hàng khẳng định nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý những khoản nợ xấu đang dẫn đến thiệt hại là tạo thái độ sẵn sàng chi trả của ngƣời vay và tạo ra bầu không khí tin tƣởng lẫn nhau giữa Ngân hàng và ngƣời vay. Chỉ khi đó, thì cách thức khai thác thoả đáng mới đƣợc thực hiện. Nếu ngƣời vay có ý đồ lừa đảo hay quan hệ không minh bạch, hoặc ngƣời vay không có ý thức ràng buộc chi trả khoản vay thì Ngân hàng phải có những biện pháp cứng rắn, nhanh chóng xúc tiến việc thu hồi để hạn chế rủi ro.

Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng: Năng lực tài chính của doanh nghiệp không cao sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, năng lực điều hành, quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp vay vốn yếu kém cũng dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Đạo đức khách hàng: Một số doanh nghiệp cố ý thông báo số liệu tài chính của doanh nghiệp không chính xác làm cho các nhận định của cán bộ tín dụng về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị sai lệch. Quá trình này bắt đầu từ khâu thẩm định hồ sơ vay vốn cho đến khâu quản lý khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ không phát hiện những bất thƣờng của món vay dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ ngân hàng. Hoặc bản thân khách hàng

thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến món nợ đối với ngân hàng mặc dù khả năng tài chính khách hàng có. Một số khách hàng thì lại có tƣ tƣởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán, lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích kiếm lời, không có ý định trả nợ cho ngân hàng.

b. Nhân tố bên trong

- Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị điều hành. Việc tăng cƣờng công tác tự kiểm tra, giám sát đã giúp cho việc phát hiện những sai phạm, những rủi ro tiềm ẩn, và qua đây có thể chủ động khắc phục cũng nhƣ có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu những rủi ro không thu hồi các khoản nợ xấu trong tƣơng lai. Ngƣợc lại, công tác tổ chức, kiểm tra kiểm soát nội bộ của các NHTM nếu yếu kém và lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc phát hiện và xử lý không kịp thời những trƣờng hợp vi phạm, lợi dụng trong hoạt động xử lý nợ dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.

- Hệ thống công nghệ rất quan trọng trong công tác điều hành phát triển ngân hàng, đem lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. Hệ thống công nghệ hỗ trợ công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Điều này giúp quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống và trong công tác xử lý rủi ro.

- Cơ cấu tổ chức: nếu ngân hàng đƣợc cơ cấu và phân định các phòng ban theo đối tƣợng khách hàng, kết hợp theo sản phẩm, dịch vụ cùng với sự thống nhất, chặt chẽ giữa các cấp sẽ làm giảm nợ xấu trong quy trình tín dụng, giảm thiệt hại cho ngân hàng. Ngƣợc lại, tổ chức lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện cho nhân viên tín dụng cùng cấp trên hợp thức hóa hồ sơ, làm giả mạo giấy tờ tín dụng dẫn đến việc thu hồi nợ xấu khó khăn.

- Sự quản lý yếu kém trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thể hiện ở một số nội dung nhƣ: chậm điều chỉnh ban hành các qui chế mới, chính sách

phù hợp, chỉ đạo nghiệp vụ không kịp thời, không có các chính sách phòng ngừa rủi ro hoặc có nhƣng không hoàn thiện,... làm gia tăng nợ xấu và áp dụng các biện pháp xử lý nợ không nhanh chóng.

- Các biện pháp cƣỡng chế thu hồi nợ mà Ngân hàng đƣa ra chƣa thực sự cứng rắn và hiệu quả. Điều này đã tạo điều kiện cho con nợ chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian trả nợ mặc dù con nợ vẫn có khả năng trả nợ. Dẫn đến quá trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng không hiệu quả, các khoản nợ xấu của Ngân hàng vẫn ngày càng tăng cao.

- Chất lƣợng cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc đƣợc các khách hàng tốt, dự án tốt. Cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều vùng, lãnh thổ, thậm chí nhiều quốc gia khác nhau. Để có đƣợc sự đánh giá chính xác về khách hàng, họ phải thực sự am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, môi trƣờng mà khách hàng sống. Cán bộ tín dụng phải có kỹ năng phân tích tổng thể và chi tiết các thông tin về khách hàng cũng nhƣ về dự án vay vốn, đồng thời cũng cần có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến khách hàng vay vốn. Từ đó mới đề ra đƣợc các biện pháp thu hồi nợ xấu phù hợp. Nhƣ vậy, cán bộ tín dụng cần phải đƣợc đào tạo bài bản và tự đào tạo kỹ lƣỡng và toàn diện về kỹ năng phân tích, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Mặt khác, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn xử lý các khoản nợ xấu. Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm cũng nhƣ chất lƣợng khách hàng, khoản vay. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng nhƣ khả năng phân tích, dự báo,… Một bộ phận cán bộ tín dụng trình độ yếu kém không đánh giá đƣợc hết các khả năng rủi ro liên quan đến khoản nợ xấu dẫn đến quyết định sai lầm. Nợ xấu rất khó thu hồi khi

cán bộ tín dụng cố ý làm sai quy trình tín dụng hay bỏ sót một vài bƣớc trong quy trình để nhằm nhận đƣợc những khoản thu khác từ khách hàng.

- Cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, nạn tham nhũng và hối lộ đã gây tổn thất lớn cho hoạt động ngân hàng. Tình trạng tham nhũng làm suy yếu hệ thống tài chính, ảnh hƣởng tiêu cực đến quá trình xử lý nợ. Do vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế nên ngân hàng là nơi tập trung nguồn lực tiền tệ của xã hội. Sự thoái hoá, biến chất của một số cán bộ ngân hàng tạo cơ sở cho tệ nạn tham nhũng. Các vụ án tham nhũng, hối lộ có quy mô lớn xảy ra đa phần có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng làm cho khả năng thu hồi những khoản nợ xấu rất thấp. Vì vậy, việc hạn chế tệ nạn này là một biện pháp để ngân hàng ngăn chặn các khoản nợ không thu hồi đƣợc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc các NHTM phải xây dựng cho riêng mình chiến lƣợc kinh doanh thích hợp để hoạt động hiệu quả là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM không ngừng phát triển công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để khẳng định vị thế, tăng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, khi nợ xấu xảy ra thì ngân hàng phải tích cực tìm nhiều biện pháp hữu hiệu để xử lý nhằm khắc phục những tổn thất cho ngân hàng, tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Trong chƣơng 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng, nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu tại NHTM. Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU

TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI

2.1.1. Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi thành lập ngày 01/7/1989, đƣợc tách ra từ tỉnh Nghĩa Bình. Quá trình hoạt động chi nhánh đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi (14/11/1990), từ ngày 15/10/1996 đến nay đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quảng Ngãi.

Qua nhiều năm hoạt động, Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, vƣợt qua bao thăng trầm thử thách để tạo nên một Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi trƣởng thành, ổn định, phát triển, từng bƣớc đi lên và tự khẳng định mình trong cơ chế thị trƣờng, góp phần to lớn cho sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng, tạo đƣợc niềm tin với Cấp ủy, Chính quyền và nhân dân, nâng cao vị thế trong kinh doanh, là một Ngân hàng góp phần vào sự ổn định và phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Với thế mạnh là ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, ngoài việc cung cấp các sản phẩm truyền thống phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân để thực hiện chính sách “Tam nông” của Đảng và Nhà nƣớc, kể từ năm 2008, Agribank chi nhánh Quảng Ngãi phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS, tạo nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lƣợng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại.

Về mạng lƣới tổ chức: Ngân hàng Agribank có tổng cộng 28 chi nhánh và phòng giao dịch đƣợc đặt trên 11 quận huyện của Tỉnh Quảng Ngãi. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở Thành Phố Quảng Ngãi 7 địa điểm, Huyện Bình Sơn 3 địa điểm, Huyện Tƣ Nghĩa 3 địa điểm, Huyện Sơn Tịnh 3 địa điểm, Huyện Đức Phổ 3 địa điểm,... Tổng số biên chế của Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi đến cuối năm 2016 là: 366 ngƣời.

Về chức năng, nhiệm vụ: Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi là đơn vị thành viên của Agribank chi nhánh Việt Nam, hoạt động theo cơ chế khoán tài chính, là một NHTM kinh doanh đa năng kể cả lĩnh vực kinh doanh đối ngoại nhƣ các NHTM khác. Chức năng của Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi bao gồm :

- Hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank chi nhánh Việt Nam.

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quảng ngãi (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)