8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác xử lý nợ xấu
a. Tỷ lệ nợ xấu đã thu hồi/ tổng dư nợ xấu
Việc thu hồi các khoản nợ xấu đƣợc thực hiện từ các nguồn nhƣ đôn đốc thu hồi nợ trực tiếp, phát mãi tài sản bảo đảm, khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ,…
Tỷ lệ nợ xấu đã thu hồi (%) =
Số tiền nợ xấu đã thu hồi
x100 Tổng dƣ nợ xấu
Đây là một tiêu chí đánh giá kết quả xử lý nợ xấu của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đã xử lý nợ xấu hiệu quả.
Nếu tỷ lệ nợ xấu đƣợc thu hồi trên tổng dƣ nợ xấu càng cao cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng đều hoàn trả đƣợc nợ. Ngƣợc lại, tỷ lệ nợ xấu đƣợc thu hồi trên tổng dƣ nợ xấu càng thấp cho thấy khả năng mất vốn của ngân hàng càng cao.
Khi phân tích chỉ tiêu này, cần chú ý tốc độ tăng của nợ xấu đã thu hồi và tốc độ tăng của tổng dƣ nợ xấu. Nếu nhƣ tốc độ nợ xấu đã thu hồi tăng chậm hơn tốc độ tăng của nợ xấu thì chỉ tiêu tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi trên tổng dƣ nợ xấu giảm tƣơng đối.
b. Tỷ lệ xóa nợ ròng/Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ xoá nợ ròng (%) =
Số tiền xoá nợ ròng
x100 Tổng dƣ nợ xấu
Số nợ xấu đƣợc xử lý rủi ro gọi là xóa nợ ròng, làm cho nợ xấu của ngân hàng giảm xuống.
Tỷ lệ xóa nợ ròng trên tổng dƣ nợ xấu càng cao cho thấy khả năng mất vốn của Ngân hàng tăng lên. Nếu ngân hàng không có biện pháp khắc phục sẽ tác động đến kết quả tài chính và dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. Ngƣợc lại, ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ ròng giảm thể hiện tỷ lệ mất vốn thấp và công tác xử lý nợ xấu đƣợc nâng cao. Việc ngân hàng xóa nợ không đồng nghĩa với việc khách hàng hết nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng vẫn phải theo dõi và thu hồi nợ. Đây là chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá công tác xử lý nợ xấu vì nó phản ảnh các cố gắng đồng bộ trong công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng.
c.Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã cấu trúc/Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu tái cấu trúc (%) = Các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc x100 Tổng dƣ nợ xấu
Ngân hàng sử dụng biện pháp nhƣ cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng để tái cấu trúc các khoản nợ xấu.
Chỉ tiêu này giảm nghĩa là việc tái cấu trúc các khoản nợ xấu của ngân hàng còn chậm. Tỷ lệ này cao cho thấy rằng các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc lớn và chiếm tỷ trọng đáng kể hơn trong tổng dƣ nợ xấu.
Các khoản nợ đã tái cấu trúc có thể tăng về số tuyệt đối, nhƣng tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc trên tổng dƣ nợ xấu giảm. Điều này là do tốc độ tăng của nợ xấu đã tái cấu trúc chậm hơn tốc độ tăng của tổng dƣ nợ xấu. Do đó, chỉ tiêu tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc trên tổng dƣ nợ xấu giảm tƣơng đối. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến yếu tố rủi ro tiềm ẩn tăng khi tái cấu trúc các khoản nợ.