8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Tăng cƣờng giám sát công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh
Chi nhánh cần tăng cƣờng công tác giám sát xử lý nợ xấu, cụ thể:
Giám sát tại chi nhánh: Lãnh đạo đơn vị cần quan tâm giám sát công tác xử lý nợ tại đơn vị, kịp thời hỗ trợ, yêu cầu của khách hàng để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Giám sát từ phòng ban chuyên trách Hội sở: yêu cầu báo cáo và đƣa ra các báo cáo, giải pháp hỗ trợ chi nhánh Quảng Ngãi; nhân rộng những giải pháp xử lý phù hợp đã triển khai từ các đơn vị khác để học hỏi và rút kinh nghiệm cho đơn vị mình, xây dựng các mô hình đánh giá, các giải pháp hiệu quả đối với từng nhóm đối tƣợng khách hàng. Ứng dụng, phát triển và triển khai các công cụ giám sát giúp cảnh báo sớm rủi ro nhƣ mô hình dự báo tài chính (FPM), kiểm tra sức chịu đựng (Stress-testing), đo lƣờng - đánh giá hiệu quả hoạt động (DEA) để giám sát chặt chẽ, thƣờng xuyên diễn biến thị trƣờng và hoạt động của TCTD cũng nhƣ toàn bộ hệ thống, qua đó phát hiện những xu hƣớng tiêu cực, cảnh báo sớm rủi ro và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Nhờ vậy, kết quả giám sát đã hỗ trợ tích cực cho công tác thanh tra, xây dựng cơ chế, chính sách, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Xây dựng các báo cáo định kỳ, các báo cáo khi biến động và báo cáo từ hệ thống; theo dõi và có kế hoạch định kỳ đánh giá lại thực trạng, hiệu quả xử lý nợ tại đơn vị.
Đặc thù của công tác xử lý nợ xấu đòi hỏi phải có sự kiên trì của cả cán bộ trực tiếp thực hiện cũng nhƣ cấp lãnh đạo. Do đó chi nhánh cần dành ra nguồn lực nhất định để theo dõi, giám sát các khoản nợ xấu có hiệu quả