7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.9. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực trạng hoàn thiện hoạt động
nhánh không thể tính toán hết. Do vậy, để phản ánh kết quả tăng trƣởng hoạt động cho vay doanh nghiệp, chúng ta tạm thời sử dụng chỉ tiêu tăng trƣởng thu nhập qua các thời kỳ, từ đó xác định phƣơng hƣớng và mục tiêu mở rộng và hoàn thiện cho vay doanh nghiệp trong các năm tiếp.
e. Kết quả kiểm soát rủi ro
Nhƣ chúng ta đã biết về sự cần thiết về kiểm soát rủi ro nói trên. Để kiểm soát rủi ro ngân hàng phải tiến hành các biện pháp quản trị rủi ro, và cuối cùng để phản ánh kết quả của những biện pháp này, ngƣời ta có thể dùng các chỉ tiêu dƣới đây:
- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu
- Mức giảm trích lập dự phòng rủi ro - Mức giảm tỷ lệ nợ xóa ròng
1.2.9. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực trạng hoàn thiện hoạt động marketing cho vay doanh nghiệp marketing cho vay doanh nghiệp
Có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới việc cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp và đƣợc chia ra thành hai nhóm chính là các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.
Nhóm nhân tố khách quan:
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước:
Nhân tố này chính là các quy định, cơ chế, quy chế... đặt ra về giới hạn phạm vi hoạt động, mục đích hoạt động, các hình thức kinh doanh... của các ngân hàng cũng nhƣ các doanh nghiệp. Chính sách càng mở rộng thì hoạt động của các tổ chức càng dễ dàng, và từ đó doanh nghiệp có thể nhận đƣợc nguồn tài trợ theo nhu cầu mà không cần phải nhiều thủ tục phức tạp; hơn nữa
30
điều đó cũng làm cho các doanh nghiệp không ngần ngại khi đi vay vốn ngân hàng do thủ tục vay rƣờm rà, từ đó kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tạo điều kiện sử dụng vốn có hiệu quả và đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, nhà nƣớc đang có xu hƣớng phát triển nền kinh tế đa thành phần, kích thích các doanh nghiệp hình thành và phát triển, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng nhƣ cho ngân hàng tăng cƣờng mọi hoạt động của mình, tăng lợi nhuận, góp phần phát triển nền kinh tế.
Môi trường kinh tế:
Đây chính là môi trƣờng sống của doanh nghiệp và của cả các NHTM. Nhân tố này ảnh hƣởng đến nhu cầu vay của doanh nghiệp và chính sách cho vay của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp cần mở rộng hoạt động để phát triển cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, do đó họ cần có nhiều vốn để phát triển sản xuất cũng nhƣ ứng dụng khoa học công nghệ; bên cạnh đó, ngân hàng cũng phát triển và mở rộng các nghiệp vụ của mình, điều đó dẫn đến các khoản vay sẽ tăng lên. Ngƣợc lại, với nền kinh tế suy thoái, mọi cơ hội đều hạn chế, hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp, nhu cầu vay ngân hàng cũng giảm xuống, ngân hàng cũng hạn chế hoạt động của mình, do đó các khoản cho vay cũng giảm. Nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển do đó cơ hội kinh doanh là rất lớn, nó đòi hỏi các tổ chức kinh tế phải chủ động nắm bắt mọi thời cơ để đứng vững trong thị trƣờng và phát triển.
Môi trường chính trị- xã hội:
Một môi trƣờng chính trị ổn định sẽ làm cho các doanh nghiệp yên tâm khi đầu tƣ và kích thích họ tăng cƣờng mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, quan điểm, nhận thức của xã hội về doanh nghiệp cũng có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp nhận đƣợc rất nhiều sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân bởi hiệu quả kinh tế
31
mà nó đem lại nhiều. Đặc biệt, khi trình độ dân trí càng ngày càng tăng lên thì doanh nghiệp càng đƣợc đánh giá cao trong xã hội. Chính vì vậy, các doanh nghiệp càng có điều kiện để mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, do đó càng cần nhiều vốn và ngân hàng là một nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp.
Nhóm nhân tố chủ quan:
Đây chính là những nhân tố nằm trong hai đối tƣợng trong quan hệ cho vay: doanh nghiệp và các NHTM.
Đối với các NHTM. Hoạt động cho vay phụ thuộc vào các NHTM thể
hiện ở một số điểm sau:
Chính sách cho vay của ngân hàng:
Nhân tố này chính là các quy định riêng của ngân hàng về hoạt động cho vay, bao gồm: hạn mức cho vay, kì hạn các khoản vay, lãi suất cho vay, các loại hình cho vay...và còn bao gồm các quy định về điều kiện cho vay, điều kiện đảm bảo... Những nhân tố này có thể thay đổi theo từng thời kì phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, điều kiện của ngân hàng, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kì... Và đối với mỗi chính sách cho vay khác nhau sẽ ảnh hƣởng quyết định đến việc các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có đƣợc vay vốn ngân hàng hay không, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nguồn vốn của ngân hàng:
Đây là nhân tố quyết định đến khả năng cho vay của ngân hàng. Nguồn vốn để cho vay của ngân hàng ngoài nguồn vốn tự có ra thì một phần chủ yếu là đi huy động từ bên ngoài. Do đó, quy mô, chi phí, thời hạn và tính lỏng... của nguồn vốn huy động sẽ đóng vai trò quyết định trong việc cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động huy động vốn do đó ngân hàng cần phải biết kết hợp hai loại hoạt động này để
32
nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian tới, nhu cầu về các khoản vay trung dài hạn của các doanh nghiệp sẽ tăng lên, trong khi đó nguồn vốn ngắn hạn lại chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các NHTM, điều đó đòi hỏi các NHTM phải có chính sách thu hút và sử dụng vốn hợp lí tránh tình trạng dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vì điều đó đem lại rủi ro cao cho ngân hàng.
Trình độ của đội ngũ cán bộ:
Cán bộ tín dụng là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và ra quyết định doanh nghiệp có đƣợc vay vốn hay không do đó trình độ của cán bộ tín dụng là rất quan trọng. Ngoài ra, phong cách giao tiếp và thái độ làm việc của cán bộ tín dụng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh của hệ thống NHTM đang có xu hƣớng tăng mạnh nhƣ hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cƣờng công tác tiếp xúc khách hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó đáp ứng các nhu cầu đó một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của NHTM:
Nhân tố này không chỉ ảnh hƣởng tới các mặt hoạt động của ngân hàng mà nó còn nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong tâm lí khách hàng. Trang thiết bị hiện đại sẽ giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác, giảm bớt thời gian và công sức, đồng thời thu thập và xử lí các thông tin chính xác, nâng cao hiệu qủa hoạt động. Một ngân hàng có cơ sở vật chất vững mạnh, hiện đại sẽ tăng lòng tin đối với khách hàng vay hơn là một ngân hàng có cơ sở vật chất lạc hậu.
Đối với các doanh nghiệp:
Không phải lúc nào ngân hàng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp cũng đƣợc kết quả nhƣ ý muốn. Nếu nhƣ doanh nghiệp không đủ điều
33
kiện để quan hệ tín dụng với ngân hàng thì liệu ngân hàng có thể mở rộng cho vay không? Vì vậy, ngoài những yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng thì những yếu tố từ phía doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế này, các yếu tố đó bao gồm:
Trình độ của những người lãnh đạo doanh nghiệp:
Nhân tố này ảnh hƣởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những ngƣời lãnh đạo đóng vai trò quan trọng từ khi doanh nghiệp đƣợc hình thành cho tới khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể, nó quyết định đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Những thông tin về nhân tố này cũng là những thông tin cần thiết đối với ngân hàng khi xét duyệt một khoản vay, do đó nó ảnh hƣởng đến việc khoản vay có đƣợc hình thành hay không.
Uy tín của doanh nghiệp:
Ngân hàng luôn muốn mở rộng cho vay đối với những doanh nghiệp đã làm ăn lâu dài với ngân hàng( những khách hàng truyền thống) hoặc những doanh nghiệp tuy chƣa bao giờ quan hệ với ngân hàng nhƣng rất có uy tín trên thị trƣờng và trong quan hệ với các ngân hàng khác. Uy tín đó sẽ phần nào giúp ngân hàng yên tâm hơn khi tiến hành cho vay đặc biệt khi mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nơi mà yếu tố rủi ro luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhân tố này liên quan đến nhiều vấn đề của doanh nghiệp nhƣ: lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, hiệu quả hoạt động... Uy tín của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở chỗ doanh nghiệp nhận đƣợc sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân đối với sản phẩm do mình sản xuất ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, thực hiện tốt mọi nghĩa vụ đối với nhà nƣớc, hoàn trả các khoản vay đúng hạn,... Một doanh nghiệp có uy tín cao sẽ có khả năng đáp ứng đƣợc các nhu cầu về vốn của mình cao.
34
Nhƣ vậy, có rất nhiều các nhân tố ảnh hƣởng tới việc cho vay đối với các doanh nghiệp. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đan xen vào nhau trong việc quyết định khoản vay có đƣợc hình thành hay không. Để tăng cƣờng các khoản vay để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp thì không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan thuộc về bản thân doanh nghiệp và ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khách quan thuộc về môi trƣờng bên ngoài.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, luận văn đã hệ thống những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng, các hoạt động cho vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng thƣơng mại. Đƣa ra những tiêu chí đánh giá hoàn thiện hoạt động marketing cho vay doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hƣởng đến thực trang hoàn thiện của hoạt động marketing cho vay doanh nghiệp.
35
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HÒA KHÁNH
ĐĂK LĂK GIAI ÐOẠN 2012 – 2014