Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng NN PTNT chi nhánh hòa khánh đắk lắk (Trang 26 - 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.6. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp

a. Khái niệm doanh nghiệp

Hiện nay, Việt Nam bao gồm các thành phần kinh tế : kinh tế Nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tƣ bản tƣ nhân, kinh tế tƣ bản Nhà nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, nếu chia theo hình thức sở hữu thì nền kinh tế Việt Nam bao gồm 2 loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Doanh nghiệp Nhà nƣớc.

DNNN là một tổ chức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc đầu tƣ vốn, thành lập và tổ chức quản lí, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nƣớc giao. DNNN đƣợc ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ

18

ban đầu nhƣng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Ngoài số vốn nhà nƣớc đầu tƣ, doanh nghiệp đƣợc quyền huy động vốn dƣới các hình thức khác, nhƣng không đƣợc thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận sau thuế ( lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) đƣợc thực hiện theo quy định của Chính phủ. Kinh tế quốc doanh đƣợc xác định là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo; làm đòn bẩy tăng trƣởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đƣờng, hƣớng dẫn, liên kết hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại và phát triển; làm lực lƣợng vật chất để Nhà nƣớc thực hiện chức năng điều tiết và quản lí vĩ mô nền kinh tế.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bao gồm toàn bộ những đơn vị kinh tế mang hình thức sở hữu phi Nhà nƣớc về tƣ liệu sản xuất, những đơn vị kinh tế này dựa trên cơ sở do tƣ nhân ( bao gồm một hoặc một tập thể các cá nhân) bỏ vốn đầu tƣ dƣới mọi hình thức, nhằm mục đích chủ yếu là lợi nhuận và chịu sự chi phối của các chủ đầu tƣ. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này rất đa dạng, và tạo ra các thành phần kinh tế khác nhau nhƣ kinh tế cá thể, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân, kinh tế tƣ bản tƣ nhân và đƣợc tổ chức dƣới hình thức: doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, hợp tác xã, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, kinh tế hộ gia đình… Các doanh nghiệp này hoạt động dựa trên số vốn của mình và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở lãi hƣởng lỗ chịu. Các DNNQD đƣợc pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với mọi hoạt động vì đây là là khu vực kinh tế phức tạp và liên quan đến nhiều vấn đề xã hội.

b. Vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP). Những năm gần đây, hoạt

19

động của doanh nghiệp đã có bƣớc phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trƣởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội nhƣ: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo...

Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân nhƣ: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phƣơng.

Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng NN PTNT chi nhánh hòa khánh đắk lắk (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)