Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Đăk Lăk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 48 - 50)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Đăk Lăk

Cùng với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (năm 1945), ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75 quy định tổ chức, bộ máy Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố là một bộ phận tổ chức cấu thành trong bộ máy Bộ Tài chính và trực thuộc Bộ trưởng với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.

Giữa năm 1951, nhiệm vụ của Nha ngân khố được chuyển giao sang hệ thống ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên là Ngân hàng Nhà nước). Trong giai đoạn này, trên nền tảng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, thực hiện vai trò là trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, vừa thực hiện nhiệm vụ của Nha ngân khố bao gồm các công việc như: chấp hành quỹ NSNN, tập trung các nguồn thu của NSNN, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính, làm nhiệm vụ kế toán thu, chi quỹ NSNN, in tiền, phát hành tiền, quản lý dự trữ nhà nước về vàng bạc kim khí đá quý…

Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân

hàng. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ tài chính để hệ thống tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành NSNN tài chính quốc gia.

Quan điểm thành lập hệ thống Kho bạc trực thuộc Bộ tài chính để quản lý quỹ NSNN và tài sản quốc gia đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1988 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ tài chính.Thực hiện Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, từ năm 1988 - 1989, Bộ tài chính đã có đề án thành lập hệ thống KBNN và tiến hành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từ tháng 7/1989). Kết quả thử nghiệm cho thấy: việc quản lý quỹ NSNN tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi NSNN, trợ giúp đắc lực cho cơ quan tài chính và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành NSNN, mặt khác đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại trên địa bàn sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng có hiệu quả. Ngày 01/04/1990 Chính phủ ban hành quyết định 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ tài chính.

Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, KBNN Đăk Lăk cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động. Hệ thống KBNN Đăk Lăk đã thể hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý tài chính quan trọng của chính quyền địa phương các cấp, góp phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ chính trị - kinh tế; văn hoá - xã hội; an ninh - quốc phòng của tỉnh cũng như công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)