Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 100 - 105)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3.Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương

Các Bộ, ngành, địa phương là cơ quan trực tiếp quyết định phê duyệt dự toán chi NSNN, do vậy để hoạt động KSC đạt hiệu quả cao, kiến nghị với các Bộ, ngành và địa phương như sau:

- Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết các chế độ đặc thù đối với từng lĩnh vực, ngành, địa phương phải dựa trên cơ sở các chế độ, định mức mà Bộ Tài chính đã ban hành tránh chồng chéo và cần đưa ra các quy định cụ

- Đôn đốc đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện quyết toán chi NSNN theo quy định, nếu quá thời hạn lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên mà đơn vị SDNS chưa gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải dừng các khoản chi liên quan đến chi hoạt động thường xuyên.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các khoản chi thường xuyên NSNN để ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Về phân bổ dự toán Ngân sách Nhà nước

cấp cần thay đổi cơ chế thực hiện giải pháp tình thế trong điều kiện thu NSNN không kịp tiến độ chi NSNN như hiện nay. Thay vì phân bổ dự toán nhiều lần trong năm theo tiến độ thu, thì thực hiện phân bổ một lần vào đầu năm theo đúng Luật Ngân sách. Hằng tháng, căn cứ vào tình hình tồn quỹ của địa phương, UBND các cấp thông báo hạn mức chi của các đơn vị SDNS cho KBNN để KBNN giải ngân theo hạn mức chi được thông báo.

- Có biện pháp nâng cao chất lượng dự toán chi của các đơn vị sử dụng NSNN.

Khi bố trí phân bổ dự toán phải sát với kế hoạch nhiệm vụ được giao, đồng thời giao dự toán phải trước 31/12 của năm.

Để công tác kiểm soát chi đạt hiệu quả trong quá trình phê duyệt dự toán của đơn vị sử dụng NSNN cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo kịp thời, chính xác về nội dung chi, mức chi phải phù hợp thực tế; phải đầy đủ, bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách và phải chi tiết, thống nhất giữa các ngành, các địa phương, đơn vị thụ hưởng NSNN. Có như vậy mới hạn chế được những tiêu cực hay sự lãng phí ngay từ khi bắt đầu chu trình ngân sách và nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Quy định rõ giới hạn thời gian được điều chỉnh dự toán ngân sách để các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ và làm căn cứ chấn chỉnh, xử lý sai phạm khi kiểm tra, kiểm toán.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN nói chung và KBNN Đăk Lăk nói riêng là rất cần thiết và quan trọng, góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời, làm lành mạnh nền tài chính công, từ đó nâng cao tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được yêu cầu cầu trong quá trình đổi mới tài chính công ở nước ta trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đăk Lăk” đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện thông qua những nội dung chủ yếu sau:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về chi và KSC thường xuyên NSNN qua KBNN;

- Đánh giá thực trạng về cơ chế cũng như kết quả tổ chức triển khai thực hiện cơ chế kiểm soát thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN.

Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế, chính sách kiểm soát và thực tế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, song do thời gian hạn chế và công tác chi thường xuyên NSNN là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành nên những kết quả nghiên cứu không thể trách khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.

dẫn thực hiện,Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[2] Nguyễn Công Điều (2013), “Đổi mới phương thức KSC và vị thế, vai trò của KBNN”,Tạp chí quản lý Ngân quỹ, (135), tr. 14-17

[4] Kho bạc Nhà nước (2010),Cẩm nang KSC ngân sách qua Kho bạc Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[5] Kho bạc Nhà nước (2008), Chiến lược phát triển KBNN 2020, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[6] Kho bạc Nhà nước (2005), Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[7] Kho bạc Nhà nước (2006), Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) và những vấn đề có liên quan; Kho bạc Nhà nước & Dự án cải cách quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[8] Kho bạc Nhà nước (2010), Kho bạc Nhà nước Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội, Hà Nội.

[9] Kho bạc Nhà nước (2012), Quy trình kiểm tra nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[12] Nguyễn Đình Linh - Dương Công Trinh (2013), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN”,

Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia.

[13] Quy định chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN, Quyết định số 108/2009 QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ Tướng Chính phủ. [14] Vĩnh Sang (2013), “Quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua

văn Thạc sỹ, Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội.

[16] Huỳnh Bá Tưởng, “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cẩm Lệ”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

[17] Nguyễn Hải Yến (2013), “Sự cần thiết và một số giải pháp nhằm đổi mới chu trình NSNN”, Tạp chí quản lý Ngân quỹ, (134), tr. 12-14.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 100 - 105)