Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 97 - 99)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN; hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, đặc biệt là phải có sự ổn định.

Hoàn thiện quy định phân cấp về thẩm quyền ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức chi: thẩm quyền ban hành được phân cấp phù hợp tính thống nhất trong quản lý vừa tính đến đặc thù ngành nghề, vùng miền, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế.

Bộ Tài chính cần có quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về ban hành hệ thống mục lục NSNN, để đảm bảo thống nhất, phù hợp bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.

- Hoàn thiện một số nội dung chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể: Quy định rõ việc kiểm soát hồ sơ các khoản chi sửa chữa đối với từng trường hợp có giá trị bao nhiêu thì phải có hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn. Ngoài ra, cần quy định rõ thế nào là khoản chi sửa chữa lớn, thế nào là khoản chi sửa chữa nhỏ, nên hướng dẫn thống nhất hồ sơ đơn giản là nội dung chi chỉ yêu cầu lập bảng kê chứng từ thanh toán, hồ sơ phức tạp là nội dung chi theo các hình thức đấu thầu, nội dung chi yêu cầu thanh toán phải có hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn; Đồng thời Bộ Tài chính cần sửa đổi, bổ sung Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính để có sự thống nhất và phù hợp với quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính.

- Cần quy định chặt chẽ việc xét chuyển số dư tạm ứng qua nhiều năm để hạn chế việc cho phép đơn vị sử dụng ngân sách xin chuyển số tạm ứng sang năm sau và cương quyết xử lý thu hồi đối với các trường hợp tạm ứng kéo dài. Ngoài biện pháp cắt giảm dự toán tương ứng năm sau để khấu trừ, cần có các chế tài xử lý hành chính để buộc đơn vị hoàn trả lại NSNN khoản kinh phí đã tạm ứng nhưng không có hồ sơ thanh toán.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý tài chính của đơn vị SDNS, để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong quản lý chi thường xuyên NSNN của các cấp, các ngành.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ thích hợp để từng bước chuyển từ phương thức quản lý chi NSNN theo đầu vào sang phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra

Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý chi chủ yếu dựa trên kết quả hoạt động (đầu ra) của các đơn vị SDNS, điều đó có nghĩa là việc lập dự toán ngân sách, các cơ quan đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch. Quản lý ngân sách theo đầu ra chú trọng đến kết quả trong việc thực hiện hơn là việc chi như thế nào để thực hiện. Với dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra đòi hỏi sự cam kết của đơn vị SDNS trong việc mang lại hiệu quả của đầu ra từ việc sử dụng kinh phí ngân sách.

Trước mắt nên áp dụng phương thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra trên một số đơn vị cung cấp các hàng hóa công hoặc các khoản chi cho các dịch vụ công cộng sau đó tổng kết, đánh giá và nếu hiệu quả thì áp dụng rộng rãi phương thức này. Mở rộng đối tượng áp dụng hình thức khoán biên chế, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí. Sự kết hợp giữa KSC theo dự toán và

khoán chi sẽ ngày càng tạo thuận lợi cho cơ chế quản lý NSNN theo kết quả đầu ra, thay vì quản lý theo nguồn lực đầu vào như hiện nay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 97 - 99)