Kho bạc Nhà nước với công tác kiểm soát chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 28 - 33)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Kho bạc Nhà nước với công tác kiểm soát chi thường xuyên

Như vậy, có thể thấy rằng Kho bạc Nhà nước ở các nước ra đời khá sớm, hầu hết được chia tách và phát triển từ cơ quan Tài chính, chuyên môn hóa công tác quản lý Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, mô hình tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước ở các nước tùy vào điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống KBNN được xây dựng theo mô hình thứ hai; nghĩa là Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. KBNN được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.

1.2.2. Kho bạc Nhà nước với công tác kiểm soát chi thường xuyênNgân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước

a. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Xét một cách khái quát, kiểm soát chi NSNN bao gồm: kiểm soát trước khi chi, kiểm soát trong khi chi, kiểm soát sau khi chi.

Kiểm soát trước khi chi NSNN là kiểm soát việc lập, quyết định và phân bổ dự toán chi NSNN. Kiểm soát việc lập, quyết định và phân bổ dự toán là khâu đầu tiên của chu trình quản lý ngân sách nhằm bảo đảm cho việc bố trí ngân sách tiết kiệm ngay từ đầu và đảm bảo được việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trước khi bước vào thực chi.

Kiểm soát trong khi chi hay còn gọi là kiểm soát quá trình cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN. Đây có thể nói là giai đoạn có tính chất quyết định đến tính hiệu quả và tiết kiệm của chi ngân sách và kiểm soát chi. Việc kiểm soát trước khi cấp phát có thể ngăn ngừa, loại bỏ các khoản chi không đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, đối tượng, mục đích đảm bảo vốn NSNN sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.

Kiểm soát sau khi chi là kiểm soát tình hình sử dụng NSNN sau khi xuất quỹ NSNN . Kiểm soát sau khi chi được tiến hành thông qua các báo cáo

kế toán, quyết toán và do các cơ quan chức năng và cơ quan có thẩm quyền quyết định quyết toán như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Cơ quan Tài chính, thanh tra, kiểm toán nhà nước thực hiện.

Xét riêng, dưới góc độ KBNN, kiểm soát chi NSNN qua KBNN là quá trình KBNN thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn trên cơ sở hồ sơ, chứng từ do đơn vị sử dụng ngân sách và các đơn vị có quan hệ với ngân sách để đảm bảo các khoản chi đúng nguyên tắc, đúng chế độ, tiết kiệm chi phí với mục đích cuối cùng là sử dụng tối ưu hiệu quả nguồn vốn NSNN.

Theo đó, kiểm soát chi NSNN qua KBNN là loại hình kiểm soát tuân thủ (tuân thủ nguyên tắc quản lý tài chính, tuân thủ chế độ, tuân thủ chính sách, tiêu chuẩn, định mức của cấp có thẩm quyền..) và kiểm soát chuẩn theo quy định pháp lý Nhà nước được biểu hiện qua hình thức chuẩn biểu mẫu chứng từ và các quy định mã hoá đơn vị theo hệ thống mục lục NSNN.

b. Vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN

KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ Ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước…

Việc thành lập hệ thống KBNN đánh dấu một bước thay đổi lớn trong quá trình quản lý quỹ NSNN thông qua việc tách biệt chức năng kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng với chức năng quản lý NSNN của cơ quan Tài chính.

Trong giai đoạn đầu, do cơ chế quản lý tài chính chưa được cải tiến một cách đồng bộ, vì vậy việc thực hiện các nhiệm vụ của hệ thống KBNN có

phần bị hạn chế. Công tác quản lý chi NSNN vẫn chủ yếu dừng ở mức độ xuất quỹ NSNN, chưa kiểm tra được chặt chẽ việc sử dụng kinh phí của các đơn vị sử dụng NSNN; tình trạng sử dụng lãng phí công quỹ còn phổ biến, hiệu quả chưa cao. Luật NSNN ra đời với những quy định rõ ràng về toàn bộ quá trình phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN; trong đó, nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN được thống nhất giao cho hệ thống KBNN đảm nhiệm. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao nhất nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý và điều hành NSNN trong tình hình mới.

Mục tiêu của việc KSC thường xuyên của NSNN qua KBNN là nhằm đảm bảo việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác KSC thường xuyên của NSNN có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước; tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng; tăng cường kỷ luật tài chính; nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền các cấp. Đồng thời, thông qua quá trình này, Nhà nước sử dụng nó như là một công cụ để thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều tiết định hướng phát triển thông qua xác định cơ cấu chi cho từng mục đích trong những giai đoạn nhất định và thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội khác.

Vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thể hiện khái quát qua 3 nội dung cơ bản sau:

- KBNN có quyền từ chối cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi không có trong dự toán, không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ của Nhà nước… Thông qua đó, tăng cường hiệu quả của chi thường xuyên NSNN.

- Giám sát, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực trong quản lý chi thường xuyên NSNN.

- Thúc đẩy hoàn thiện chế độ quản lý kinh phí ngân sách tại các đơn vị thụ hưởng NSNN.

Thông qua ba nội dung trên, có thể thấy KBNN có một vai trò hết sức quan trọng đối với công tác KSC thường xuyên NSNN. Diễn đạt một cách hình ảnh thì KBNN là “trạm canh gác cuối cùng” khi đồng vốn của nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.

c. Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

- Chính sách và cơ chế KSC thường xuyên phải phù hợp với bối cảnh quản lý quỹ NSNN của từng thời kỳ:

Chính sách và cơ chế KSC thường xuyên phải làm cho các hoạt động của tài chính nhà nước đạt hiệu quả cao, có tác động kích thích các hoạt động kinh tế xã hội, không để cho quỹ NSNN bị cắt khúc, phân tán gây căng thẳng giả tạo trong quá trình điều hành NSNN. Vì vậy, chính sách và cơ chế KSC thường xuyên phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát, thanh toán theo hướng: khi cấp phát kinh phí cơ quan Tài chính dự toán NSNN và xem xét, bố trí mức chi cho từng đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo cân đối giữa khả năng ngân sách và các nhiệm vụ chi. Về phương thức thanh toán phải đảm bảo các khoản chi đều được chi trả trực tiếp cho các đơn vị, đối tượng là thực sự là các chủ nợ của quốc gia trên cơ sở dự toán được duyệt. Trong quá trình sử dụng NSNN phải được Thủ trưởng đơn vị chuẩn chi, phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định.

- Làm cho các hoạt động của tài chính nhà nước đạt hiệu quả cao:

Công tác KSC thường xuyên của KBNN là một khâu trong toàn bộ quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN. Vì vậy, hiệu quả của tài chính nhà nước phụ thuộc vào nhiều khâu khác trong hệ thống quản lý quỹ NSNN ngoài

thẩm quyền của KBNN. Tuy nhiên, căn cứ vào chức trách, vai trò của KBNN đã được luật pháp quy định thì vai trò của KBNN trong việc nâng cao hiệu quả của tài chính nhà nước là khá quan trọng. Điều này đòi hỏi trong quá trình KSC thường xuyên NSNN, KBNN phải chú trọng sự phối, kết hợp với các khâu khác trong hệ thống quản lý quỹ NSNN nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của tài chính nhà nước trong việc thực hiện accs mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia.

- Cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành đến khâu quyết toán NSNN:

Công tác quản lý chi NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn ( lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN, kế toán và quyết toán NSNN) đồng thời liên quan đến các Bộ, ngành, cơ quan địa phương. Vì vậy, công tác KSC thường xuyên NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành đến khâu quyết toán NSNN. Đồng thời phải có sự phối hợp thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, phí và lệ phí, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thực hiện cơ chế khoán chi, đơn vị sự nghiệp có thu.

Tổ chức bộ máy KSC phải gọn nhẹ theo hướng cải cách hành chính, thu gọn các đầu mối, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính; đồng thời cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, quản lý tài chính Nhà nước, đặc biệt là Thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trong quá trình lập dự toán, cấp phát, báo cáo và quyết toán chi NSNN để tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Qua đó tạo điều kiện để thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình KSC thường xuyên NSNN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 28 - 33)