Các tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 37 - 41)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5.Các tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân

Ngân sách Nhà nước qua KBNN

a. Doanh số chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Doanh số chi thường xuyên là tổng số giá trị xuất quỹ NSNN cho các khoản chi thường xuyên được thực hiện qua KBNN.

xuyên NSNN của KBNN.

Khi đánh giá có thể kết hợp với xem xét cơ cấu chi theo từng cấp ngân sách.

b. Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn

Tiêu chí này thể hiện khả năng của KBNN trong việc bố trí, sắp xếp giải quyết thanh toán cho đơn vị sử dụng kịp thời, theo đúng thời gian quy định. Mặc dù, một trong những vai trò của KBNN là người gác cổng cuối cùng trước khi thanh toán các khoản chi NSNN và để đảm bảo vai trò này, công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đòi hỏi phải đảm bảo chính xác về mặt số liệu, chứng từ; an toàn trong chi trả, thanh toán, tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng, chiếm đoạt tiền, tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, không vì lý do đó mà KBNN gây nên sự chậm trễ trong giải ngân, thanh toán các khoản chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng NSNN. Nếu tỉ lệ hồ sơ giải quyết bị quá hạn cao, KBNN cần phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian xử lý KSC để tìm biện pháp khắc phục.

c. Số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua KSC.

Tiêu chí này thể hiện được mức đóng góp của KBNN trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi vi phạm chế độ quản lý tài chính NSNN trước khi xuất quỹ ngân sách để thanh toán, chi trả. Đồng thời phản ảnh được ý thức tuân thủ, chấp hành luật pháp của đơn vị SDNS trong việc sử dụng kinh phí NSNN. Số đơn vị và số món bị KBNN từ chối cấp phát, thanh toán được thống kê theo các nội dung KSC cụ thể: do chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục; vi phạm về chế độ chứng từ; sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu chí này để đánh giá cần lưu ý kết quả của nó vừa thể hiện nỗ lực chủ quan của KBNN nhưng cũng phụ thuộc nhiều vào ý thức tuân thủ của các đơn vị sử dụng NSNN.

ràng, dễ hiểu, nhất quán của các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước; Chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực chi NSNN...

Vì vậy, khi xem xét, đánh giá kết quả của chỉ tiêu này cần xem xét toàn diện các yếu tố trên, không nên máy móc chỉ dựa vào kết quả từ chối, thanh toán để đánh giá chất lượng của hoạt động KSC của KBNN.

Số món bị KBNN từ chối cấp phát, thanh toán có thể được phân loại theo đặc điểm vi phạm như: chi vượt dự toán; vi phạm về chế độ chứng từ; sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Thông qua việc phân loại này có thể phân tích rõ hơn về các vi phạm mà hoạt động KSC đã phát hiện và xử lý.

d. Số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên trong năm

Tiêu chí này góp phần đánh giá đầy đủ hơn chất lượng công tác KSC thường xuyên NSNN. Lý do là vì trong các khoản chi thường xuyên NSNN được KBNN giải ngân, có những khoản chi chưa có đủ hồ sơ chứng từ, KBNN được phép giải ngân cho đơn vị bằng hình thức tạm ứng. Ngoài ra, đơn vị được phép tạm ứng tiền mặt về để thanh toán cho các khoản chi nhỏ, lẻ tại đơn vị. Tuy nhiên, có những đơn vị SDNS không chú trọng đến việc thanh toán tạm ứng với KBNN hằng tháng theo quy định mà để đến cuối năm mới thực hiện thanh toán. KBNN trong quá trình KSC cũng không lưu ý nhắc nhở đơn vị. Điều này làm cho số dư tạm ứng chi NSNN hằng tháng quá cao. Hệ quả là dẫn tới tình trạng chiếm dụng vốn NSNN. Điều này cần phải được chú ý khắc phục trong công tác KSC, đặc biệt là trong tình hình thu NSNN khó khăn, không kịp tiến độ trong những năm gần đây.

e. Kết quả kiểm toán chi thường xuyên NSNN của Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị SDNS

Trên thực tế, Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán các đơn vị SDNS theo kế hoạch hằng năm được duyệt hoặc thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của

Nhà nước nên không phải tất cả các đơn vị SDNS đều được kiểm toán thường xuyên hằng năm. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán tại một số đơn vị SDNS được kiểm toán cũng phản ánh một cách khách quan hơn chất lượng công tác KSC của KBNN. Các khoản chi NSNN của đơn vị SDNS trước khi được thanh toán đến nhà cung cấp đã qua hai lần KSC, bao gồm kiểm soát của chủ tài khoản đơn vị SDNS trước khi quyết định chuẩn chi và kiểm soát của KBNN trước khi thanh toán cho nhà cung cấp. Trong trường hợp, đơn vị SDNS được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước thì các khoản chi đó được kiểm soát sau khi đã được thanh toán. Nếu Kiểm toán nhà nước phát hiện khoản chi thường xuyên đó có biểu hiện vi phạm chế độ quản lý tài chính thì chứng tỏ tại khâu kiểm soát của chủ tài khoản đơn vị SDNS và của KBNN còn sơ hở. Do đó, thông qua kết quả kiểm toán tại đơn vị SDNS được Kiểm toán nhà nước kiểm toán đối với các khoản chi mà phân tích, đánh giá được chất lượng KSC thường xuyên NSNN của KBNN.

f. Chất lượng phục vụ của KBNN đối với đơn vị SDNS trong quá trình kiểm soát chi

Khác với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, KBNN là một đơn vị thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về NSNN. Vì vậy, không thể xem chất lượng các hoạt động của nó đối với các đơn vị SDNS tương đồng hoàn toàn như đối với các khách hàng của các doanh ngiệp. Tuy nhiên, xét trên góc độ cải cách hành chính, KBNN cần một mặt hoàn thành tốt các chức năng của mình, mặt khác, cần đảm bảo sự hài lòng của các đối tượng giao dịch. Để có cơ sở hoàn thiện hoạt động của mình cần đánh giá mặt chất lượng phục vụ của KBNN đối với các đơn vị SDNS trong quá trình kiểm soát chi.

Việc đánh giá chất lượng phục vụ của KBNN đối với các đơn vị SDNS có thể thực hiện qua hai hình thức:

- Đánh giá bên ngoài: Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể thực hiện việc khảo sát ý kiến đơn vị SDNS thông qua các hình thức: Phiếu khảo sát trực tiếp; phỏng vấn có kết hợp quan sát thực tế; điện thoại; hộp thư điện tử (email); trang thông tin điện tử...

Việc khảo sát các đơn vị SDNS giao dịch tại KBNN nhằm giúp KBNN có được những nhận định từ phía đơn vị SDNS trong đánh giá công tác KSC thường xuyên. Những vấn đề đơn vị SDNS chưa hài lòng có thể là do nguyên nhân từ chính đơn vị KBNN hoặc do nguyên nhân từ KBNN cấp trên hoặc những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách chung. Trong đó, các nguyên trực tiếp từ chính đơn vị KBNN trực tiếp quan hệ với đơn vị SDNS về: thời gian, quy trình, thủ tục giải quyết công việc; thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cho đơn vị SDNS của cán bộ KBNN ..là rất đáng lưu tâm và thuộc phạm vi giải quyết của chính đơn vị KBNN. Những vấn đề khác là cơ sở để đơn vị KBNN kiến nghị lên KBNN cấp trên và các cấp có thẩm quyền khác xem xét điều chỉnh một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 37 - 41)