Tổng quan về Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 26 - 28)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước

a. Khái niệm về Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước Việt Nam là một tổ chức nằm trong hệ thống tài chính Nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

b. Các mô hình KBNN trên thế giới

Ngày nay, mặc dù còn có nhiều khác biệt về lịch sử và kinh tế, song hầu hết các nước đều có cơ quan Kho bạc Nhà nước. Ở các nước phát triển, bộ máy Kho bạc Nhà nước được thành lập khá sớm và hoàn chỉnh như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ - năm 1789 - 1790; Pháp - 1800; Canada - 1867...

c. Các mô hình tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước trên thế giới

Trên thế giới có các mô hình Kho bạc Nhà nước tiêu biểu sau đây:

Mô hình thứ nhất: Kho bạc là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Theo mô hình này Kho bạc Nhà nước là một cơ quan ngang Bộ thường được gọi là Bộ Ngân khố hay Tổng nha Ngân khố. Mô hình này phổ biến ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Canada, Australia...

Nhiệm vụ chủ yếu trong Kho bạc Nhà nước theo mô hình tổ chức này là: Quản lý tài sản của Nhà nước; thực hiện thu, chi Ngân sách Nhà nước; hạch toán kế toán các nghiệp vụ tài chính, lập cân đối thu chi tiền tệ; phát hành tiền; quản lý nợ quốc gia; quản lý các loại tài sản quý hiếm; phát hành trái phiếu, tín phiếu Nhà nước.

Mô hình thứ hai: Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính hoặc (Bộ Kinh tế - Tài chính), theo mô hình này Kho bạc Nhà nước là một bộ phận của Bộ Tài chính, chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Theo mô hình này gồm phần lớn các nước ở Châu âu điển hình là Pháp, Ðức... và các nước ở Ðông Nam Á như Indonexia, Malayxia, Thái Lan. Kho bạc Nhà nước còn có tên gọi khác như Vụ quản lý tài chính công, Vụ kế toán công, trong đó có các nghiệp vụ quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, kế toán và quyết toán Ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công.

Nhiệm vụ chủ yếu trong Kho bạc Nhà nước theo mô hình này là: Thực hiện các nhiệm vụ tập trung các khoản thu thuế, phí vào ngân sách, kiểm soát việc chi trả từ Ngân sách Nhà nước; xắp sếp điều hòa các khoản chi NSNN; kiểm tra giám sát việc sử dụng công quỹ, quản lý các khoản nợ trong nước và nợ nước ngoài. Ở Pháp hệ thống Kho bạc Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương có Tổng KBNN chịu sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Tài chính và ngân sách; ở địa phương có hệ thống Kho bạc địa phương, chịu sự chỉ đạo của Tổng kế toán Nhà nước. Toàn bộ hệ thống KBNN của Pháp mở tài khoản tại Ngân hàng trung ương; Tổng KBNN trung ương đảm nhiệm việc cân đối thu, chi trên tài khoản này, KBNN địa phương chỉ thực hiện nhiệm vụ thu, chi trong các khoản đã được phân bổ.

Mô hình thứ ba: Kho bạc Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Trung ương: Mô hình này trước đây được áp dụng ở các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên xô (cũ); Trung Quốc, các nước Ðông Âu và Châu Phi, Việt Nam, hiện nay mô hình này hầu như không còn tồn tại.

Nhiệm vụ chủ yếu của các KBNN theo mô hình này là: Trong bộ máy của Ngân hàng trung ương có một đơn vị làm nhiệm vụ quản lý Quỹ Ngân sách Nhà nước, đặc trách theo dõi và giúp Bộ Tài chính quản lý các khoản thu, chi Ngân sách Nhà nước, phối hợp với Vụ Ngân sách Nhà nước của Bộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)