Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 76 - 81)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm

kiểm soát chi thường xuyên NSNN của Kho bạc Nhà nước Đăk Lăk

a. Hạn chế

- Chưa kiên quyết trong xử lý những vi phạm về các khoản chi không đúng quy định. Đối với những khoản chi vi phạm do sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, KBNN Đăk Lăk chỉ yêu cầu các đơn vị SDNS bổ sung hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện thanh toán.

- KBNN Đăk Lăk vẫn giải quyết tạm ứng cho các đơn vị mặc dù chưa làm thanh toán tạm ứng các khoản đã tạm ứng, thường chờ đợi và chỉ dừng lại ở mức độ đôn đốc các đơn vị thanh toán tạm ứng.

- Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt chưa cao

- Chi tiêu ngân sách còn tập trung nhiều vào thời điểm cuối năm nhất là việc rút tạm ứng ngân sách để chạy kinh phí vẫn còn diễn ra đối với nguồn kinh phí không tự chủ. Điều này tạo nên áp lực thanh toán vào những thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc niên độ ngân sách do tính chất của các khoản chi thường xuyên NSNN nên hồ sơ thanh toán thường được các đơn vị tập hợp với khối lượng hồ sơ , chứng từ rất lớn gửi đến Kho bạc để kiểm soát thanh toán vào thời điểm cuối năm như thời điểm 31/12 hàng năm và thời gian chỉnh lý quyết toán 31/01 năm sau. Điều này có thể do những nguyên nhân bất khả kháng nhưng cũng có thể do ý đồ của đơn vị SDNS nhằm tránh sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm soát chi và vì vậy, KBNN khó tránh khỏi việc bỏ sót các lỗi vi phạm.

- Một số tiêu chí trong chất lượng phục vụ khách hàng vẫn còn những điểm cần được hoàn thiện.

- Việc vận dụng Quy trình giao dịch “một cửa” tại KBNN Đăk Lăk vẫn còn những bất cập cần hoàn thiện.

b. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác KSC chi thường xuyên NSNN của Kho bạc Nhà nước Đăk Lăk

- Nguyên nhân bên ngoài:

+ Hệ thống văn bản quy định về kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn chi tiết vẫn còn một số điểm chưa chặt chẽ, đồng bộ.

+ Việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách làm cơ sở cho việc KSC, nhất là đối với các tiêu chuẩn, định mức do địa phương ban hành vẫn còn có hiện tượng chậm trễ.

+ Quy trình kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT- BTC của Bộ Tài chính vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện trong thời gian tới;

+ Ý thức chấp hành chính sách chế độ về chi NSNN của một số đơn vị SDNS chưa nghiêm.

+ Sự phối hợp hoạt động giữa KBNN và cơ quan Tài chính, chính quyền địa phương vẫn còn một số điểm chưa được đồng bộ, cũng là một nguyên nhân bên ngoài quan trọng làm giảm kết quả và chất lượng của công tác KSC thường xuyên của KBNN Đăk Lăk. Sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình quản lý và điều hành NSNN còn thiếu đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chủ yếu là mang tính định kỳ hoặc xử lý vụ việc. Vì vậy, khả năng uốn nắn và phòng ngừa các sai phạm trong quá trình sử dụng kinh phí NSNN còn có phần bị hạn chế. Cơ quan Tài chính với vai trò thẩm tra quyết toán NSNN, đôi khi đã từ chối quyết toán những khoản chi mà KBNN đã kiểm soát mà không có sự phối hợp xem xét với KBNN. Từ đó, tạo ra mâu thuẫn trong quá trình kiểm soát chi NSNN, Kho bạc thì cho phép chi trong khi cơ quan Tài chính xuất toán hoặc ngược lại. Về phía chính quyền địa phương, việc ban hành cụ thể định mức, tiêu

chuẩn chậm hơn so với các Thông tư hướng dẫn của Bộ, gây khó khăn cho đơn vị cũng như cán bộ KSC của KBNN.

+ Chất lượng dự toán chi thường xuyên NSNN chưa cao, phương thức quản lý dự toán vẫn còn mang tính thủ công, chưa hiệu quả. Dự toán ngân sách chưa thực sự được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ đơn vị SDNS. Việc lập dự toán của các đơn vị SDNS còn mang tính hình thức, nhiều đơn vị lập và gửi dự toán cho cơ quan chủ quản (đơn vị dự toán cấp 1) không kịp thời dẫn đến việc lập, tổng hợp dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp 1 chủ yếu căn cứ vào ước thực hiện của năm trước và sổ kiểm tra của cơ quan tài chính để lập dự toán, chưa căn cứ đầy đủ vào dự toán chi của đơn vị SDNS và xem đó là nguồn dẫn liệu quan trọng để tổng hợp dự toán ngân sách. Dự toán chi NSNN chưa thực sự bảo đảm được yêu cầu quản lý, còn mang tính chủ quan. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công tác KSC thường xuyên của KBNN Đăk Lăk.

+ Về thời gian phân bổ và giao dự toán, đa số các đơn vị chủ quản phân bổ dự toán và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc còn tình trạng phân bổ nhỏ lẻ, chưa tập trung nên dự toán bổ sung còn diễn ra nhiều lần trong năm, chưa thực sự tạo tính chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách trong việc sử dụng kinh phí. Dự toán được Hội đồng nhân dân các cấp thông qua và phân bổ còn chậm, hầu hết các đơn vị đều phải tạm cấp trong tháng đầu năm.

- Nguyên nhân bên trong:

+ Cán bộ KSC vừa đảm nhận vai trò kiểm soát vừa hạch toán kế toán, đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí NSNN, đối chiếu tất cả những tài khoản của từng đơn vị SDNS .. Có thể thấy, khối lượng công việc mà cán bộ KSC phải thực hiện là nhiều, trong khi một cán bộ phải quản lý nhiều đơn vị.Với số lượng cán bộ làm công tác KSC thường xuyên như hiện nay thì khối lượng công việc bình quân đối với mỗi cán bộ là khá nặng. Điều đó đã ảnh hưởng

đến chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN.

+ Trình độ cán bộ làm công tác KSC chưa đồng đều, một số không cập nhật được những thay đổi trong cơ chế chính sách. Đa số cán bộ KSC thường xuyên có trình độ đại học, đúng chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát, chế độ chính sách thay đổi bổ sung thường xuyên nên trong quá trình cập nhật nghiên cứu các chế độ, chính sách mới đối với từng khoản chi cán bộ kiểm soát đôi khi chưa thống nhất. Một số cán bộ trẻ tuy rất nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo trong công việc nhưng tuổi nghề còn ít, chưa có kinh nghiệm, số cán bộ có khả năng hoạch định cơ chế, chính sách rất ít; phần nhiều cán bộ, công chức chưa tập trung nhiều cho công tác nghiên cứu, cập nhật chế độ, chính sách mới, công việc thường ngày chỉ là tác nghiệp cụ thể; số lượng cán bộ, công chức có khả năng tổng hợp còn hạn chế.

+ Có vài biểu hiện tiêu cực trong công tác KSC. Những biểu hiện tiêu cực này xuất phát từ một số ít cán bộ trong những thời điểm nhất định nhưng cũng đã làm ảnh hưởng đến thành tích chung của đơn vị và là nguyên nhân dẫn đến những đánh giá về các mặt chưa tốt trong chất lượng phục vụ của KBNN Đăk Lăk.

+ Lãnh đạo KBNN chưa kiên quyết, còn nể nang với các đơn vị SDNS do những quan hệ tế nhị.

+ Chưa có được những biện pháp giải quyết triệt để tình trạng áp lực thanh toán vào những thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc niên độ ngân sách.

Kết luận Chương 2

Trong chương 2, luận văn đã giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu mà mục tiêu nghiên cứu của luận văn đề ra. Đó là các vấn đề trọng tâm sau:

- Hệ thống hóa cơ sở pháp lý mà KBNN Đăk Lăk phải tuân thủ trong quá trình KSC thường xuyên NSNN

- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung KSC thường xuyên qua KBNN Đăk Lăk

- Phân tích kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đăk Lăk trong 3 năm 2013 - 2015

- Tổng kết những mặt thành công và những mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong công tác KSC thường xuyên NSNN của KBNN Đăk Lăk.

Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO

BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 76 - 81)