Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 41 - 48)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1.Nhóm nhân tố bên trong

cán bộ; tổ chức bộ máy; quy trình nghiệp vụ; công nghệ quản lý của KBNN. - Năng lực lãnh đạo, quản lý:

Yếu tố con người, cách thức tổ chức, xây dựng chính sách luôn có tầm quan trọng đặc biệt. Tất cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của người lãnh đạo và biểu hiện chất lượng quản lý, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn, thể hiện qua các nội dung: Năng lực đề ra các chiến lược, sách lược trong hoạt động, đưa ra các kế hoạch triển khai công việc một cách hợp lý, rõ ràng; Tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn giữa các thành viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của guồng máy. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của KBNN nói chung và công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng. Nếu năng lực quản lý yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, sách lược không phù hợp với thực tế thì việc KSC thường xuyên NSNN kém hiệu quả, dễ gây thất thoát, lãng phí và ngược lại.

- Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ

Năng lực chuyên môn của người cán bộ là yếu tố quyết định đến hiệu quả đến công tác KSC thường xuyên NSNN. Nếu năng lực chuyên môn cao, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, nắm chắc, cập nhật kịp thời và áp dụng chính xác các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu… thì hiệu quả KSC sẽ cao, giảm thiểu thất thoát lãng phí vốn NSNN cho chi thường xuyên NSNN và ngược lại.

- Tổ chức bộ máy

Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Trong bộ máy tổ chức phải được sắp xếp, bố trí hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng cá nhân, phù hợp với yêu cầu của công việc, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng khâu, từng bộ phận, từng vị trí công tác. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hợp lý vận hành đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát

thanh toán, hạn chế tình trạng sai phạm, rủi ro trong quản lý. - Quy trình nghiệp vụ.

Quy trình phải phù hợp với pháp luật, chế độ hiện hành của nhà nước, đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Quy trình phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện. Quy trình nghiệp vụ được xây dựng rõ ràng, dễ hiểu, đồng bộ theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các cá nhân, các bộ phận và thời gian xử lý, đảm bảo vừa kiểm soát chặt chẽ, vừa thuận lợi cho đơn vị SDNS.

- Công nghệ quản lý

Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác KSC thường xuyên NSNN giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, rút ngắn thời gian thanh toán, cập nhật, tổng hợp số liệu nhanh chóng, chính xác tạo tiền đề cho những cải tiến quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành. Chính vì vậy công nghệ thông tin là một trong những nhân tổ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý chi thường xuyên NSNN.

1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN như: Cơ chế quản lý NSNN; hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN.

- Cơ chế quản lý NSNN

NSNN được sử dụng trong chi thường xuyên nhằm đạt được những mục tiêu trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định, tùy theo mục tiêu cụ thể mà nhà nước có

những cơ chế áp dụng phù hợp, vì vậy cơ chế KSC thường xuyên NSNN cũng phải thay đổi theo. Sự thay đổi cơ chế quản lý chi NSNN có tác động không nhỏ đến hoạt động KSC thường xuyên NSNN của KBNN. Cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN thể hiện ở sự phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý chi NSNN của các cấp quản lý, cơ chế về tài chính đối với đơn vị sử dụng NSNN.

- Hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN Pháp luật là bộ phận không thể thiếu trong một nhà nước pháp quyền. Để hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động trong trật tự khuôn khổ pháp luật, đảm bảo công bằng, an toàn và hiệu quả thì đòi hỏi nó phải được đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Từ đó, công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN cũng phải được cải tiến cho phù hợp với pháp luật. Trong hệ thống pháp luật thì Luật Ngân sách Nhà nước có tác động lớn nhất và có ý nghĩa quyết định đến công tác KSC thường xuyên NSNN của KBNN.

Một nội dung cơ bản của Luật Ngân sách Nhà nước và đi kèm với nó là các văn bản dưới Luật hướng dẫn Luật NSNN có ảnh hưởng lớn đến hoạt động KSC thường xuyên NSNN là chế độ phân cấp quản lý NSNN là việc phân cấp nguồn thu, khoản chi và tỉ lệ phân bổ các khoản thu cho NSNN trung ương và địa phương.Đây là một trong những căn cứ để KBNN thực hiện chức năng là “trạm kiểm gác cuối cùng” trong việc cấp phát vốn NSNN.

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của nhà nước vừa là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và KSC tiêu cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền. Việc ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Để công tác kiểm soát chi có chất lượng

cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính chất sau: tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dụng NSNN. Tiêu chuẩn, định mức không hợp lý, không sát với nội dung chi NSNN thì việc hợp lý hóa về những khoản lãng phí đương nhiên là sẽ xảy ra do đó sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát chi của KBNN, kiểm soát chi không còn ý nghĩa nữa.

- Phương thức cấp phát kinh phí NSNN

Sự lựa chọn phương pháp cấp phát kinh phí đồng nghĩa với việc xác định nhiệm vụ kiểm soát các điều kiện cơ bản để hình thành một khoản chi NSNN. Với một phương pháp cấp phát hợp lý, nó tăng tính chủ động chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN và giảm thời gian, công sức của các cơ quan quản lý tham gia vào quá trình cấp phát và nó làm giảm các thủ tục không cần thiết. Ngược lại, một phương thức chưa hợp lý sẽ gia tăng khả năng tạo các kẻ hở để trục lợi, tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực nhiều hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức cấp phát còn phải phụ thuộc vào bối cảnh bên ngoài và bên trong của hệ thống quản lý NSNN trong từng thời kỳ. Vì vậy, nếu áp dụng một phương thức phù hợp sẽ tạo nên sự đồng bộ trong môi trường quản lý, ngược lại vận dụng một phương thức cấp phát dù ưu việt nhưng không tương thích với các điều kiện hiện có sẽ chưa chắc đem lại hiệu quả chung.

- Chất lượng dự toán NSNN

Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN thì dự toán chi NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy

đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN

Ý thức chấp hành chế độ quản lý chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN là một nhân tố có quan hệ biện chứng với hoạt động KSC thường xuyên của KBNN. Điều này có nghĩa là ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KSC của KBNN nhưng ngược lại hoạt động KSC của KBNN cũng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên ý thức chấp hành chế độ, thể lệ quản lý chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN. Đặc biệt, nhân tố quan trọng là ý thức tuân thủ của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN. Nếu thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ... từ đó giúp cho việc kiểm soát chi của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát... gây lãng phí thời giờ và công sức.

Kết luận Chương 1

Trong chương 1, luận văn đã giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu là hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Theo đó, luận văn đã:

- Hệ thống hóa lý luận về chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước

- Phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN. Trong đó, hai nội dung trọng tâm là nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN và các tiêu chí đánh gía hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Lăk trong thời gian qua trong chương 2 và đề xuất giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ

NƯỚC ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 41 - 48)