Đổi mới, chấn chỉnh một số nội dung thuộc quy trình kiểm soát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 85 - 87)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Đổi mới, chấn chỉnh một số nội dung thuộc quy trình kiểm soát

soát chi trong điều kiện vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

- Chấn chỉnh thực hiện quy trình luân chuyển, kiểm soát chứng từ đúng theo quy định. Đảm bảo tất cả các khoản chi từ NSNN đều phải được kiểm soát qua tất cả các khâu từ cán bộ KSC đến kế toán trưởng và lãnh đạo trực tiếp công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

- Tập trung kiểm soát các khoản chi Ngân sách Nhà nước có mức độ rủi ro cao. Xu hướng chung của hoạt động kiểm soát chi là chuyển từ kiểm soát toàn bộ sang kiểm soát trên cơ sở rủi ro. Điều này sẽ tạo điều kiện kiểm soát, thanh toán nhanh các khoản chi NSNN, tránh phiền hà cho đơn vị SDNS. Đồng thời, tránh sự kiểm soát trùng lắp của người chuẩn chi và cán bộ kiểm soát chi KBNN. Để thực hiện được việc kiểm soát theo mức độ rủi ro, cần phân tích mức độ rủi ro các khoản chi thường xuyên NSNN và phân loại theo thứ tự ưu tiên. Cụ thể, cần phân loại các khoản chi theo các cấp độ rủi ro:

+ Mức độ rủi ro cao: các khoản chi có giá trị lớn như xây dựng trụ sở, mua sắm hàng hóa, tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định...

+ Mức độ ít rủi ro: các khoản chi như chi công tác chuyên môn, chi hội nghị, chi khác, chi mua sắm dụng cụ, văn phòng phẩm, tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, học bổng, điện nước, dịch vụ công cộng…

Trên cơ sở đó, cần xây dựng cơ chế kiểm soát phù hợp với từng loại. Đối với các khoản chi NSNN có mức độ rủi ro cao cần phải kiểm soát tất cả các khoản chi đó, đối với các khoản chi NSNN ít rủi ro thì cần kiểm soát chọn

mẫu hoặc thanh toán trước kiểm soát sau.

- Đảm bảo quy trình thanh toán trực tiếp qua KBNN. Xem xét cơ chế đặc thù đối với một số đơn vị như: Công an Đăk Lăk, BCH quân sự tỉnh Đăk Lăk.

- Đối với Quy trình kiểm soát thanh toán các khoản thanh toán cá nhân, lương và phụ cấp lương: cần quy định thống nhất loại hồ sơ nào đơn vị phải gửi đến để KBNN kiểm soát và hồ sơ nào đơn vị phải gửi KBNN để lưu. Kiểm soát thanh toán chi làm thêm giờ.

- Rà soát lại quy trình giao dịch một cửa trong KSC thường xuyên NSNN

Việc tiếp nhận, theo dõi xử lý hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi NSNN tại KBNN Đăk Lăk đang thực hiện thủ công nên có thể phát sinh tình trạng cán bộ KSC bỏ qua một số quy trình nghiệp vụ và việc giám sát của lãnh đạo rất khó khăn.

Do đó, cần tiến hành một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình giao dịch “một cửa”. Những biện pháp chủ yếu có thể tiến hành bao gồm:

+ Cần phải xây dựng lại quy trình giao dịch “1 cửa”, phân công lại nhiệm vụ cho cán bộ theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả

+ Xây dựng một chương trình quản lý giao nhận hồ sơ “một cửa” trên máy tính. Phần mềm này phải đảm bảo theo dõi được các thông tin về khách hàng, số bộ chứng từ, ngày giải quyết, lưu vết được các bước xử lý hồ sơ qua các bộ phận để có thể xác định được trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc, chương trình này cho phép kết xuất các báo cáo để quản lý việc theo dõi quá trình giao nhận hồ sơ, chứng từ KSC, các hồ sơ, chứng từ bổ sung, sai sót, thời gian kiểm soát thanh toán trước hạn, đúng hạn hay quá hạn. Hàng ngày kế toán trưởng sẽ vào chương trình in báo cáo kết quả KSC

để theo dõi, kiểm tra các hồ sơ KSC chưa được giải quyết, xử lý, những hồ sơ đã quá hạn xử lý, đồng thời nhắc nhở cán bộ KSC thực hiện việc kiểm soát, thanh toán đúng quy định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 85 - 87)