Những mặt thành công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 74 - 76)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1.Những mặt thành công

- Bảo đảm chất lượng và tiến độ KSC thường xuyên.

Qua phân tích sô liệu ở trên có thể thấy KBNN Đăk Lăk đã bảo đảm được chất lượng và tiến độ của hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Biểu hiện cụ thể là số liệu về từ chối thanh toán; số dư tạm ứng; về tỷ lệ thấp của số hồ sơ giải quyết quá hạn và xu hướng giảm của tỷ lệ này. Đây là một thành tích đáng ghi nhận của KBNN Đăk Lăk.

- Quy trình giao dịch “1 cửa”: tạo thuận lợi cho các đơn vị giao dịch, đồng thời cũng tăng hiệu suất giải quyết công việc cho KBNN

Việc thực hiện KSC theo quy trình “một cửa” đã tạo nên hai ưu điểm nổi bật:

+ Tạo thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, việc giao nhận hồ sơ giữa đơn vị SDNS với KBNN được thực hiện trực tiếp qua cán bộ KSC.

+ Tách biệt giữa cán bộ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả và cán bộ KSC từ đó tăng cường kiểm tra giám sát giữa các cán bộ công chức, hạn chế tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thực thi công vụ để sách nhiễu đơn vị SDNS đến thực hiện giao dịch tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả,

+ Tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình KSC.

+ Thúc đẩy nâng cao chất lượng phục vụ đơn vị khách hàng cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ KSC của KBNN trong quá trình tiếp nhận luân chuyển và kiểm soát thanh toán hồ sơ chứng từ, đảm bảo trả kết quả cho đơn vị giao dịch theo đúng thời gian ghi trên giấy hẹn.

- Quy định kiểm soát, thanh toán chi NSNN đã được thay đổi, cải cách theo hướng giảm bớt các hồ sơ chứng từ đơn vị SDNS phải gửi đến KBNN để

kiểm soát, đặc biệt là sự phân cấp và giao trách nhiệm cho đơn vị SDNS trong hồ sơ thanh toán giúp cho công tác KSC được thuận lợi.

- KBNN Đăk Lăk đã thực hiện chức năng tham mưu, hỗ trợ tư vấn trong lĩnh vực quản lý chi thường xuyên đối với UBND các cấp và cơ quan tài chính trong việc xử lý những trường hợp hồ sơ thủ tục thiếu, vướng mắc về chế độ định mức, về đấu thầu, chỉ định thầu, về mua sắm tài sản, góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình thực hiện thanh toán, quyết toán chi thường xuyên của các cấp, các ngành, các đơn vị SDNS.

- Hệ thống KBNN đã triển khai thành công hệ thống TABMIS (Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc) thay thế cho chương trình Kế toán KBNN. Đây là cấu phần quan trọng nhất và lớn nhất của cải cách tài chính công. TABMIS là hệ thống thông tin quản lý dựa trên công nghệ hiện đại (máy tính, mạng, viễn thông, tự động hoá…), được sử dụng làm công cụ để tập hợp, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Hệ thống TABMIS đã đáp ứng tốt các yêu cầu trong quản lý ngân sách, đặc biệt là chức năng theo dõi hạch toán cam kết chi NSNN. Đây là một chức năng chuẩn của hệ thống, giúp kiểm soát, theo dõi và hạch toán cam kết chi NSNN. Việc thực hiện kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN trong điều kiện vận hành hệ thống TABMIS là thực sự cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi khách quan từ quá trình cải cách Tài chính công nói chung cũng như lĩnh vực quản lý Ngân sách Nhà nước nói riêng.

Ngoài ra, KBNN cũng đã vận dụng chương trình thanh toán song phương điện tử với hệ thống ngân hàng theo công nghệ mới. Điều này cũng tạo thuận tiện hơn cho hoạt động thanh toán cho các đơn vị cung cấp từ các khoản mục chi thường xuyên NSNN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 74 - 76)