Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 93 - 95)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác

tác kiểm soát chi; tăng cường năng lực khai thác và vận hành các ứng dụng công nghệ trong kiểm soát chi

Công tác KSC thường xuyên là một hoạt động có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của KBNN. Mặt khác, kết quả và hiệu qủa của công tác này phụ thuộc rất lớn vào vai trò của các cá nhân cán bộ, công chức được phân công thực hiện công tác này. Vì vậy, nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác KSC là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng.

Để làm tốt được điều này cần phải chú trọng những vấn đề sau:

- Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác KSC NSNN về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Tiêu chuẩn hóa làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN. Mặt khác, cần chuyên môn hóa những người làm công tác KSC. Đi kèm với việc chuyên môn hóa cũng cần xem xét luân chuyển cán bộ làm công tác KSC phù hợp, tránh tình trạng 1 cán bộ kiểm soát quá lâu một ngành, một đơn vị dễ dẫn tới làm việc theo lối mòn, đồng thời có thể dẫn tới những tiêu cực khác phát sinh. Cán bộ KSC vừa phải là những người có năng lực chuyên môn cao, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước đồng thời phải có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc, yêu ngành, yêu nghề, có đức tính liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, phong cách giao tiếp văn minh lịch sự.

- Tiến hành rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý để có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công, phân nhiệm theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Kiên

quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức thường xuyên. Ngoài đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ, kỹ thuật cụ thể cần quan tâm đào tạo và huấn luyện các kỹ năng giao tiếp và một số kỹ năng mềm khác. Ngoài ra cũng cần trang bị cho cán bộ KBNN những hiểu biết về các chuyên ngành khác như Luật, ngoại ngữ, tin học, xây dựng, kiến trúc trong phạm vi có liên quan đến công tác KSC.

- Thực hiện chế độ khen thưởng công bằng, hợp lý. Đồng thời, cần xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm trái chính sách chế độ, sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát vốn KBNN. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hoá, biến chất hoặc không đủ năng lực, trình độ.

- Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ kế toán (bao gồm KSC thường xuyên và hạch toán kế toán) định kỳ mỗi năm một lần tạo điều kiện trao dồi nghiệp vụ chuyên môn.

Đối với vấn đề ứng dụng công nghệ:

Trong hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN các ứng dụng công nghệ thông tin là một trợ thủ đắc lực choviệc nâng cao chất lượng của hoạt động này. Hiện nay, hệ thống KBNN đã vận dụng chương trình TABMIS và được nối mạng trong toàn hệ thống KBNN.Ngoài ra, hệ thống KBNN cũng đang sử dụng chương trình hiện đại hóa thu ngân sách TCS để truyền số liệu cho các cơ quan Thuế, Hải Quan, hệ thống ngân hàng thu hộ trên địa bàn; sử dụng chương trình thanh toán song phương điện tử để truyền chứng từ cho các ngân hàng thương mại. Chương trình thanh toán điện tử nối mạng giữa các Kho bạc Nhà nước trên toàn quốc giúp công tác thanh toán vừa an toàn, vừa nhanh chóng. Hiện đại hóa công nghệ thông tin là một trong

những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk Lăk.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng. Có thể nói hệ thống TABMIS khi vận hành đã đem lại những lợi ích to lớn, chẳng hạn, cho phép cung cấp các báo cáo vừa nhanh chóng vừa chính xác. Chương trình còn cung cấp các tiện ích hỗ trợ công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, chẳng hạn, quản lý dự toán của các đơn vị sử dụng NSNN chi tiết đến từng nhóm mục chi và khống chế không cho đơn vị chi vượt dự toán được giao, chương trình còn khống chế được mức tồn quỹ ngân sách huyện, xã.

Để tăng cường năng lực khai thác, vận hành hệ thống TABMIS cũng như các phần mềm tác nghiệp bằng các biện pháp cơ bản:

+ Tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ, công chức KBNN. + Vận hành tốt hệ thống

+ Khắc phục kịp thời các sự cố

+ Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì hệ thống.

+ Kịp thời tổng hợp các kiến nghị từ các bộ phận trực tiếp vận hành hệ thống.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đăk lăk (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)