6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối vớ
đối với khách hàng doanh nghiệp
a. Đối với công tác giải ngân
Công tác giải ngân cho vay KHDN thƣờng yêu cầu nhiều hồ sơ, chứng từ căn cứ giải ngân hơn các nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân,
chẳng hạn nhƣ: các hợp đồng, hoá đơn, biên bản nghiệm thu, yêu cầu thanh toán... Do vậy, trong quá trình thực hiện, khó có thể tránh khỏi trƣờng hợp khách hàng phàn nàn về hồ sơ thủ tục khi giải ngân. Trong một số trƣờng hợp, việc thực hiện linh hoạt cho khách hàng là cần thiết. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất quan hệ với chi nhánh để có thể thực hiện linh hoạt nhƣng vẫn kiểm soát đƣợc rủi ro. Trong những trƣờng hợp này, cần thiết phải đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo để thực hiện, tránh trƣờng hợp nhân viên cố ý thông đồng với khách hàng hoặc không yêu cầu bổ sung hồ sơ, khách hàng lợi dụng, trục lợi ngân hàng.
Trƣờng hợp khách hàng chƣa bổ sung đủ hồ sơ, cán bộ quản lý hồ sơ phải có trách nhiệm tích cực đôn đốc khách hàng cung cấp, bổ sung các hóa đơn mua hàng, hóa đơn gia công, biên bản đối chiếu công nợ khi thanh toán các khoản nợ ... chứng minh cho mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
b. Đối với công tác kiểm tra sau khi cho vay
Các cán bộ quản lý hồ sơ ngoài việc đôn đốc khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ khi giải ngân thì cần phải thƣờng xuyên, theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Công tác này nếu đƣợc thực hiện tốt thì ngoài việc đánh giá đƣợc việc sử dụng vốn của khách hàng nhƣ thế nào, còn có thể đánh giá đƣợc tình hình tài chính hiện tại và nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của khách hàng từ đó có thể chủ động hỗ trợ cũng nhƣ tƣ vấn cho khách hàng khi cần thiết. Hiện nay, theo quy định hiện hành của SeABank là định kỳ kiểm tra khách hàng 03 tháng/lần, nhƣng ngoài việc chấp hành quy định kiểm tra theo định kỳ, các CB QHKH có thể chủ động kiểm tra bất chợt khách hàng thông qua nhiều cách thức khác nhau. Ngoài ra, chi nhánh cần phải nghiêm túc chấn chỉnh tình trạng các biên bản kiểm tra sử dụng vốn đƣợc CB QHKH cho khách hàng ký trƣớc nhiều bản để bổ sung hồ sơ cho đầy đủ thủ tục, hoặc kiểm tra qua loa cho có lệ.
Riêng với các trƣờng hợp cho vay xuất khẩu đƣợc đảm bảo bằng nguồn thu từ xuất khẩu chi nhánh cần phải đặc biệt lƣu ý vì thiệt hại sẽ rất lớn nếu khách hàng không thực hiện đƣợc hợp đồng, do đó công tác kiểm tra sử dụng vốn, hàng tồn kho... phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục. CB QHKH phải theo sát tiến độ thực hiện sản xuất của doanh nghiệp, để có kế hoạch đôn đốc các khách hàng đảm bảo cho việc bàn giao hàng hóa đƣợc đúng tiến độ theo yêu cầu của hợp đồng.
c. Đối với công tác thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ
Trong 01 năm trở lại đây, việc thẩm định lại tài sản đảm bảo đƣợc chi nhánh thực hiện đều đặn theo yêu cầu của hội sở là 06 tháng/1 lần đối với bất động sản, 03 tháng/lần đối với các tài sản khác. Chi nhánh cần yêu cầu các CB QHKH nghiêm túc thực hiện quy trình đánh giá lại TSĐB để đảm bảo theo kịp những biến động trên thị trƣờng, tránh tình trạng tài sản bị suy giảm giá trị kéo theo giá trị dƣ nợ cho vay vƣợt quá giá trị TSĐB. Vô hình chung vào các thời điểm đó, chi nhánh đang cho vay không có/thiếu tài sản đảm bảo.
Chi nhánh cũng cần phải lƣu ý công tác thẩm định các tài sản đảm bảo là phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị vì hầu hết việc đánh giá các tài sản này chỉ đƣợc thực hiện khi xem xét quyết định cho vay, chứ trong thời gian cấp tín dụng ít khi đƣợc thẩm định lại để đánh giá lại tình trạng của tài sản. Điều này gây rủi ro cho chi nhánh vì không kiểm soát đánh giá đƣợc chất lƣợng còn lại của tài sản và với các tài sản này sẽ tụt giảm giá trị rất nhanh.