6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Đặc điểm và phƣơng thức cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng thƣơng mại
a. Đặc điểm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM
- Quy mô khoản vay thường lớn: các KHDN thƣờng có nhu cầu vay vốn với quy mô lớn hơn các đối tƣợng khách hàng khác để phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển thị phần.
tại NHTM, số lƣợng KHDN chiếm tỷ trọng không nhiều so với các đối tƣợng khách hàng khác, đặc biệt là khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
- Xác suất rủi ro trong cho vay KHDN thường ít hơn các đối tƣợng khách hàng khác nhƣng hậu quả rủi ro đem lại thƣờng rất cao vì quy mô khoản vay lớn.
- Thời gian thẩm định thường lâu hơn, đồng thời việc kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng diễn ra thƣờng xuyên hơn. Do hậu quả rủi ro trong cho vay KHDN đem lại thƣờng rất cao nên đòi hỏi phải có thời gian thẩm định kỹ lƣỡng hơn, công tác kiểm tra, kiểm soát cũng phải diễn ra thƣờng xuyên nhằm phát hiện và cảnh báo trƣớc rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai.
- Công tác xử lý tài sản đảm bảo của KHDN thường phức tạp hơn so với các đối tượng khách hàng khác do những quy định pháp lý liên quan đến tính chất đa sở hữu đối với tài sản đảm bảo (TSĐB) của các thành viên; do doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa… gây khó khăn trong việc phân chia giá trị TSĐB theo tỷ lệ tƣơng ứng với nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp.
b. Các phương thức cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM
Các phƣơng thức cho vay KHDN của NHTM là khá đa dạng, có thể phân chia theo các tiêu thức nhƣ đã trình bày ở mục 1.1.2. Nếu phân loại phƣơng thức cho vay một cách khoa học, sẽ là tiền đề để giúp ngân hàng thiết kế quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng. Một số phƣơng thức cho vay phổ biến đối với KHDN nhƣ sau:
- Cho vay từng lần: là hình thức cho vay đối với KHDN có nhu cầu vay vốn từng lần, không có nhu cầu vay thƣờng xuyên do đặc điểm kinh doanh của KHDN. Trong mỗi HĐTD tùy theo từng món vay mà ngân hàng sẽ xác định kỳ hạn nợ, vốn của ngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định
của chu kỳ kinh doanh và đảm bảo doanh số cho vay không vƣợt quá số tiền cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là nghiệp vụ tín dụng với KHDN vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thƣờng xuyên, kinh doanh ổn định, theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp vốn cho KHDN vay trong hạn mức tín dụng đã thỏa thuận. Trong thời hạn duy trì hạn mức cho vay, khách hàng đƣợc rút vốn phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép KHDN đƣợc chi trội trên số dƣ tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này đƣợc gọi là hạn mức thấu chi, áp dụng đối với KHDN có độ tin cậy cao, thu nhập đều, thời gian cấp thấu chi ngắn.
- Cho vay chiết khấu: là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn đƣợc thực hiện dƣới hình thức chuyển nhƣợng quyền sở hữu chứng từ cho ngân hàng để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi mức chiết khấu.
- Cho vay bao thanh toán: là nghiệp vụ tín dụng mà các tổ chức tín dụng áp dụng cho doanh nghiệp là bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã đƣợc bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Cho vay hợp vốn: là phƣơng thức cho vay mà một nhóm NH cùng tham gia vốn cho vay toàn bộ hoặc một phần đối với một dự án hoặc phƣơng án vay vốn của KHDN.
- Cho vay trả góp: là phƣơng thức cho vay mà NH và KHDN xác định và thỏa thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc đƣợc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo dự án đầu tư: phƣơng thức này đƣợc áp dụng đối với KHDN vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và đầu tƣ phục vụ đời sống. NH cùng khách hàng ký HĐTD và thỏa thuận mức vốn đầu tƣ duy trì cho cả thời gian đầu tƣ của dự án, phân định các kỳ trả nợ. NH thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.