6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Nội dung hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân
ngân hàng thƣơng mại
Hiện nay hoạt động cho vay đối với KHDN tại các NHTM là khác nhau tùy thuộc vào từng chính sách riêng mà các ngân hàng áp dụng, tuy nhiên luôn đảm bảo bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
a. Hoạch định chính sách cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
Chính sách cho vay là hệ thống các chủ trƣơng, định hƣớng quy định chi phối hoạt động tín dụng. Công tác hoạch định chính sách cho vay thƣờng bao gồm các công việc sau:
- Xác định mục tiêu cho vay: tuỳ từng thời điểm, giai đoạn phát triển mà ngân hàng sẽ xác định các mục tiêu cho vay nhƣ: tăng trƣởng quy mô, tăng trƣởng thị phần, gia tăng chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng kiểm soát rủi ro hay gia tăng thu nhập.
- Đối tượng cho vay: Xác định đối tƣợng KHDN đƣợc phép vay vốn phù hợp với định hƣớng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
+ Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhằm phục vụ các mục đích phù hợp với đặc điểm kinh doanh và quy định của Pháp luật.
+ Bên cạnh đó, ngân hàng còn giới hạn một số trƣờng hợp không đƣợc vay vốn và hạn chế cho vay theo Luật tổ chức tín dụng nhƣ thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, một số cán bộ nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó…
- Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đƣợc
thỏa thuận trong HĐTD giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Thời hạn cho vay đƣợc xác định phù hợp với dòng tiền, với chu kỳ sản xuất kinh doanh…
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay chính là giá cả của khoản vay. Lãi suất cho vay của NHTM đƣợc thông báo theo từng thời kỳ phù hợp với tình hình kinh tế và cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và đƣợc ghi trên HĐTD hoặc giấy nhận nợ kèm theo HĐTD. Tùy từng hình thức vay vốn mà có phƣơng thức trả lãi thích hợp.
- Giải ngân: NH sẽ căn cứ vào đơn đề nghị giải ngân, phƣơng án vay vốn và các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn để tiến hành giải ngân theo quy định.
- Kỳ hạn nợ: Đƣợc xác định chung cho tất cả các khoản nợ hoặc xác định riêng cho từng lần giải ngân.
b. Tổ chức bộ máy quản lý cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
Hiện nay, các NHTM đang thực hiện một trong hai mô hình quản lý tín dụng tập trung và phân cấp.
- Đối với mô hình phân cấp có sự phân định rõ ràng giữa Hội sở và chi nhánh, mỗi phân đoạn công việc đƣợc phụ trách bởi những bộ phận riêng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận chức năng đƣợc xác định rõ ràng, từ đó làm cơ sở phân công trách nhiệm ở từng vị trí.
- Đối với mô hình tập trung tín dụng, tất cả công việc từ khâu tái thẩm định, xét duyệt hạn mức tín dụng, giải ngân trở về sau đƣợc tập trung tại các phòng ban liên quan tại Hội sở.
Trong hoạt động tín dụng, công việc tổ chức phân công phân nhiệm đối với lãnh đạo ngân hàng có quy định về quyền phán quyết tín dụng trong cho vay. Tùy vào từng chức danh vị trí cụ thể, tùy theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ, quyền phán quyết thƣờng đƣợc trao cho một hội đồng tín dụng hay một
cá nhân phụ trách. Hội đồng tín dụng bao gồm những ngƣời có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thƣờng phán quyết những hồ sơ có quy mô lớn. Trong khi quyền phán quyết của các hồ sơ vay vốn quy mô nhỏ thƣờng đƣợc giao cho cá nhân phụ trách.
Mức phán quyết là mức tín dụng tối đa mà một ngƣời có thẩm quyền đƣợc quyền quyết định cho vay. Nó phụ thuộc vào kinh nghiệm, thời hạn cấp tín dụng, loại cho vay… Phân quyền phán quyết sẽ phát huy tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các nhân viên, giảm sức ép lên nhà quản trị, giảm thời gian lƣu giữ hồ sơ, tạo cơ sở kiểm soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng.
c. Các hoạt động triển khai cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
Các hoạt động triển khai hoạt động cho vay đối với KHDN của các NHTM thể hiện ở các nội dung sau:
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn KHDN: điểm khác biệt giữa cho vay đối với KHCN và KHDN trong NHTM hiện đại đó chính là cho vay doanh nghiệp thì NH phải chủ động tiếp cận khách hàng. Các NHTM chủ động tìm kiếm thông tin, đánh giá và lựa chọn KHDN phù hợp với đặc điểm cho vay của NH mình.
- Cung ứng sản phẩm: khác với cho vay KHCN, hoạt động cho vay KHDN cần triển khai một danh mục sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu thuộc nhiều lĩnh vực của khách hàng nhƣ: bổ sung vốn lƣu động, bảo lãnh, đầu tƣ tài sản, đầu tƣ dự án, tài trợ thƣơng mại… Tất cả các sản phẩm cung ứng đều phải đƣợc thiết kế để vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho khách hàng, đảm bảo quy trình thực hiện cho vay diễn ra nhanh chóng nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sự an toàn vốn.
- Dịch vụ tiện ích đi kèm: là các dịch vụ tiện ích mà khách hàng đƣợc sử dụng hoặc sử dụng cùng với sản phẩm dịch vụ cho vay đối với KHDN nhƣ:
dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ngân hàng điện tử, thanh toán lƣơng qua tài khoản… Khác với KHCN, KHDN thƣờng sử dụng nhiều tiện ích đi kèm với sản phẩm vay hơn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc KHDN vay vốn: dịch vụ khách hàng là hoạt động làm cho sản phẩm dịch vụ của NH phù hợp tới mức cao nhất và riêng biệt đối với từng khách hàng. Chăm sóc khách hàng là luôn tìm hiểu, và củng cố phát triển mối quan hệ giữa NH và khách hàng, đặc biệt là từng KHDN thông qua việc khảo sát sự hài lòng, giải quyết khiếu nại. Trong giai đoạn hiện nay, các NHTM đang cạnh tranh gay gắt để tìm kiếm khách hàng, trong bối cảnh các chính sách cho vay, sản phẩm cung ứng giữa các ngân hàng ngày càng tƣơng đồng thì yếu tố chất lƣợng dịch vụ là yếu tố quyết định đến việc đi hay ở của khách hàng.
- Kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với KHDN: trong hoạt động cho vay đối với KHDN có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nhƣ: rủi ro tác nghiệp, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá… nhƣng quan trọng nhất là kiểm soát rủi ro tín dụng. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:
+ Kiểm soát khách hàng vay và khoản vay: mục tiêu là thẩm định tƣ cách khách hàng, kịp thời phát hiện các rủi ro, sai sót trong quá trình thẩm định việc đáp ứng các điều kiện, hồ sơ giải ngân cho vay.
+ Kiểm soát trong quy trình tín dụng: nội dung kiểm soát về quy trình cấp tín dụng, từ lúc tiếp nhận hồ sơ đến khi thu nợ tất toán, bao gồm: kiểm soát hồ sơ khoản vay, kiểm tra nội dung thẩm định và phê duyệt tín dụng, kiểm soát quá trình giải ngân, kiểm tra và kiểm soát vốn vay sau giải ngân.
+ Kiểm soát tuân thủ hoạt động cho vay đối với KHDN: mục tiêu chính là kiểm soát tính tuân thủ trong quy trình cho vay thông qua việc áp dụng, tuân thủ quy định pháp lý, quy chế nội bộ của NH.
các NHTM phát triển thì phải xây dựng đƣợc hệ thống công nghệ hiện đại, đủ đáp ứng nhu cầu KHDN. Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động của các NHTM hiện đại ngày nay không còn gói gọn trong phạm vi là đơn vị cung ứng sản phẩm, mà còn đóng vai trò là đơn vị tƣ vấn cho khách hàng. Do đó, từng cán bộ quan hệ khách hàng, từng giao dịch viên, từng nhân viên ngân hàng trƣớc tiên phải đóng vai trò là một ngƣời tƣ vấn tài chính để doanh nghiệp có thể tối đa hoá đƣợc dòng tiền, đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng.