6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay
Nhƣ đã phân tích ở mục 2.3.2 – những hạn chế trong hoạt động cho vay tại SeABank Lê Duẩn, công tác thẩm định trong cho vay tại SeABank Lê Duẩn hiện tại vừa chặt chẽ nhƣng lại vừa thiếu; dẫn đến thời gian xét duyệt cho vay kéo dài.
Để khắc phục tình trạng trên cần thực hiện đồng bộ các biện pháp:
a. Nâng hạn mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh đối với các hình thức cho vay đã ban hành sản phẩm cụ thể
- Nhƣ đã phân tích ở các phần trƣớc, mức phân quyền phê duyệt đối với SeABank Lê Duẩn chỉ ở mức tối đa 02 tỷ đồng đối với KHDN và 04 tỷ đồng đối với KHCL là rất thấp so với quy mô dƣ nợ hiện tại và so sánh với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Các khoản vay vƣợt hạn mức phán quyết của chi nhánh đều phải trình lên hội sở qua phòng tái thẩm định nên thời gian phê duyệt kéo dài, dẫn đến chất lƣợng phục vụ khách hàng không đƣợc tốt.
- Để đảm bảo thời gian hồ sơ, chi nhánh cần thực hiện đề xuất Ban Tổng Giám đốc, Hội đồng tín dụng Khu vực phân quyền phê duyệt đối với những khoản vay có mức độ rủi ro thấp, đã đƣợc ban hành sản cụ thể nhƣ: cho vay cầm cố giấy tờ có giá (SeAValue Bussiness), cho vay mua xe ô-tô (SeACar Bussiness) áp dụng đối với việc cho vay thông qua các đối tác liên kết là đại lý phân phối xe chính hãng các thƣơng hiệu nhƣ BMW, Mercedes, Toyota, Ford, Huyndai, Kia… Đây đều là các khoản vay cần thời gian phê duyệt nhanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc xin phân quyền phê duyệt có thể theo từng tháng, từng quý, nửa năm… Kết thúc thời gian phân quyền chi
nhánh tiến hành đánh giá lại kết quả thực hiện, tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu của các khoản vay chi nhánh phê duyệt làm cơ sở cho việc gia hạn hoặc huỷ bỏ phân quyền.
b. Cải tiến quy trình tín dụng tại chi nhánh
- Việc ban hành quy trình tín dụng là do hội sở thực hiện dựa trên quan điểm, chính sách tín dụng của ban lãnh đạo trong từng thời kỳ. Ở góc độ chi nhánh, việc đề xuất chỉnh sửa quy trình chung là điều khó thực hiện đƣợc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, dựa trên quy trình chung của toàn hàng, chi nhánh cần thực hiện các cải tiến sao cho vừa đảm bảo tuân theo quy định cho của SeABank, vừa đáp ứng đƣợc tiến độ xử lý hồ sơ và phục vụ khách hàng. Dƣới đây là một số đề xuất cụ thể:
- Đối với các hồ sơ khoản vay KHDN thuộc phân quyền phê duyệt của Giám đốc chi nhánh.
+ Trƣớc hết là ở CB QHKH (CRO): khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng thì cố gắng chỉ dẫn cụ thể những nội dung, bảng kê chi tiết các thông tin mà khách hàng cần phải cung cấp để hạn chế tình trạng phiền khách hàng đi lại nhiều lần. Phòng KHDN/KHCL cần xây dựng một danh mục các hồ sơ yêu cầu khách hàng cung cấp phù hợp với: (1) sản phẩm vay vốn; (2) đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; (3) đặc điểm hoạt động theo ngành nghề, để khách hàng thuận tiện trong việc cung cấp hồ sơ.
+ Ngoài ra, để giảm thiểu thời gian hoàn thiện hồ sơ sau khi phê duyệt, sau khi CB QHKH hoàn tất tờ trình thẩm định tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, CB QHKH đồng thời sẽ chuyển hồ sơ qua cho bộ phận hỗ trợ tín dụng chuẩn bị trƣớc để có những đánh giá sơ bộ về khách hàng, phân công cán bộ phụ trách hồ sơ. Sau khi hồ sơ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bộ phận HTTD có thể đẩy nhanh các quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng và các thủ tục liên quan để khách hàng có thể nhanh chóng giải ngân.
- Đối với các hồ sơ khoản vay KHDN vượt phân quyền phê duyệt của Giám đốc chi nhánh.
+ Lãnh đạo chi nhánh bao gồm Ban Giám đốc chi nhánh, lãnh đạo phòng KHDN/PKCL phối hợp cùng với Phòng tái thẩm định trực thuộc Hội sở tiến hành xây dựng, thống nhất hệ thống mẫu biểu tờ trình thẩm định. Việc xây dựng tờ trình thẩm định sẽ đƣợc thực hiện thông qua việc thống nhất quan điểm lập tờ trình đối với từng nhóm sản phẩm cụ thể nhƣ: tờ trình thẩm định cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lƣu động, tờ trình thẩm định cho vay trả góp, tờ trình thẩm định cho vay đầu tƣ phƣơng tiện vận tải, tờ trình cho vay dự án... Việc phân chia và thống nhất nội dung cho từng mẫu tờ trình cho từng sản phẩm cụ thể sẽ giúp cả CB QHKH tại chi nhánh và chuyên viên tái thẩm định giảm thiểu đƣợc thời gian rà soát hồ sơ, tránh trƣờng hợp phải bổ sung, giải trình nhiều lần.
+ Thống nhất cơ chế luân chuyển hồ sơ giữa chi nhánh và phòng tái thẩm định. Cụ thể, hiện tại toàn bộ hồ sơ luân chuyển đều phải là hồ sơ bản gốc chuyển phát bằng đƣờng công văn. Cơ chế luân chuyển này một mặt sẽ gây lãng phí thời gian (bình quân phải mất 02 ngày để chuyển phát), chi phí (chi phí chuyển phát) mà còn dễ dẫn đến tình trạng thất lạc hồ sơ. Do đó, để đảm bảo tốc độ xử lý hồ sơ, giữa chi nhánh và phòng tái thẩm định đề nghị bộ phận IT thiết lập một ổ đĩa chung thông qua mạng nội bộ. Tất cả hồ sơ liên quan đến khoản vay đều sẽ đƣợc chi nhánh chuyển lên ổ đĩa này để phục vụ công tác thẩm định. Việc làm này vừa đảm bảo đƣợc tính nhanh chóng, đồng thời cũng hạn chế đƣợc rủi ro thất lạc hồ sơ khách hàng.
c. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
Công tác cho vay tại chi nhánh mà đặc biệt đối với KHDN phải có sự tăng trƣởng trên nguyên tắc tăng trƣởng nhƣng phải đảm bảo “An toàn – Hiệu quả - Bền vững”.
Đối với khách hàng hiện hữu, chi nhánh cần tăng cƣờng quản lý, giám sát khoản vay để đảm bảo mức độ an toàn đối với đồng vốn của SeABank. Việc kiểm soát khoản vay sau giải ngân cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và phải đảm bảo tính hiệu quả. Tránh các trƣờng hợp CB QHKH thực hiện theo hình thức nhằm đối phó với bộ phận kiểm soát nội bộ.
Cần chú trọng chất lƣợng tín dụng đối với các khoản vay phát sinh mới, tránh tình trạng chạy theo mục tiêu mở rộng quy mô bằng mọi giá. Việc cấp tín dụng đối với đồi tƣợng khách hàng này cần đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và quy trình của SeABank theo từng thời kỳ.
Để giảm thiểu các rủi ro trong cho vay nói chung và cho vay KHDN nói riêng chi nhánh phải tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng do Hội sở ban hành, việc quyết định cho vay, giải ngân phải đảm bảo đúng thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của Hội sở và quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. CB QHKH sẽ là bộ phận tiếp xúc đầu tiên với khách hàng và cũng là bộ phận chủ chốt trong việc nắm bắt thông tin và có những đánh giá sơ bộ về khách hàng. Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng thì CB QHKH sẽ nắm đƣợc những thông tin mà các cán bộ tại bộ phận tái thẩm định không nắm đƣợc. Vì vậy, giữa hai bộ phận này phải có sự trao đổi thông tin qua lại với nhau để hỗ trợ cho bộ phận tái thẩm định có thể đƣa ra những đánh giá chuẩn nhất về các rủi ro có thể gặp phải liên quan tới khách hàng. Bên cạnh đó, để có thể đánh giá khách quan về khách hàng cũng nhƣ đƣa ra những nhận định về rủi ro thì đạo đức và trình độ năng lực chuyên môn của ngƣời CB QHKH vô cùng quan trọng, cần tránh tình trạng xuất phát từ tƣ lợi cá nhân nên cố tình đƣa ra những thông tin sai lệch gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hoạt động tín dụng.
Ngoài ra, đối với các khoản vay thuộc phân quyền phê duyệt tín dụng của Giám đốc chi nhánh, các CB QHKH, lãnh đạo Phòng KHDN/KHCL cần
phát huy tính tự chủ, ý thức tuân thủ các quy định, quy chế hiện hành của SeABank đối với từng hồ sơ khoản vay, tránh tình trạng thẩm định qua loa hoặc câu kết với khách hàng làm sai lệch hồ sơ. Một vấn đề quan trọng để đảm bảo chất lƣợng tín dụng đối với các khoản vay này là phải xác định đƣợc cấp phê duyệt chính xác đối với từng khoản vay, tránh tình trạng phê duyệt không đúng theo thẩm quyền dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý, xử lý khoản vay sau này.