Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay đối với khách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á – chi nhánh lê duẩn, đà nẵng (Trang 32 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay đối với khách

hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại

Kết quả hoạt động cho vay đối với KHDN của NHTM có thể đƣợc biểu hiện trên nhiều phƣơng diện sau:

a. Quy mô cho vay: quy mô hoạt động cho vay KHDN của NHTM đƣợc thể hiện ở các tiêu chí sau:

- Dư nợ cho vay: là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà NH hiện đang cho KHDN vay tính đến thời điểm cụ thể. Dựa trên dƣ nợ cho vay KHDN có thể thấy đƣợc việc NH đang mở rộng hay thu hẹp quy mô của hoạt động cho vay KHDN. Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp tỷ trọng, phƣơng pháp so sánh xu hƣớng qua các năm.

+ Tỷ trọng dư nợ: tỷ trọng dƣ nợ KHDN phản ánh mức độ quan tâm của NH đối với loại hình khách hàng này.

Trong đó: TR: Tỷ trọng dƣ nợ KHDN.

D: Dƣ nợ cho vay KHDN.

TD: Tổng dƣ nợ cho vay

Tỷ trọng của dƣ nợ KHDN trong dƣ nợ cho vay chung thể hiện mức độ quan trọng của hoạt động cho vay KHDN đối với hoạt động cho vay nói riêng

và đối với hoạt động của ngân hàng nói chung. Nếu hoạt động cho vay KHDN chiếm tỷ trọng cao thì đó là hoạt động quan trọng của ngân hàng, cần phải giám sát hoạt động này chặt chẽ và ngƣợc lại.

+ Mức tăng dư nợ cho vay: mức tăng dƣ nợ thể hiện sự thay đổi về quy mô cho vay KHDN của NHTM tại một thời điểm.

Trong đó: : Mức tăng dƣ nợ cho vay KHDN

D : Dƣ nợ cho vay KHDN năm n

Dn-1: Dƣ nợ cho vay KHDN năm n-1

+ Tỷ lệ tăng dư nợ: thể hiện tốc độ tăng trƣởng hay thu hẹp của hoạt động cho vay KHDN của NHTM.

Trong đó: TLdn: Tỷ lệ dƣ nợ KHDN

: Mức tăng dƣ nợ KHDN

Dn-1: Dƣ nợ KHDN năm n-1

- Số lượng khách hàng: chỉ tiêu này không những phản ánh đƣợc mức độ tăng trƣởng của hoạt động cho vay mà còn phản ánh đƣợc hiệu quả của hoạt động chăm sóc khách hàng cũ cũng nhƣ khâu tiếp thị, tìm kiếm các khách hàng mới.

- Dư nợ bình quân: dƣ nợ bình quân là chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định của dƣ nợ cho vay tại NH. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NHcàng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn.

b. Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN

Cơ cấu dƣ nợ cho vay KHDN thể hiện cấu trúc danh mục cho vay KHDN của NHTM, qua đó phản ánh mục tiêu mà NH hƣớng tới trong quá trình mở rộng cho vay. Cơ cấu dƣ nợ cho vay có thể phân theo kì hạn cho vay, theo

đồng tiền cho vay hay là theo lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp. c. Thị phần.

Thị phần của hoạt động cho vay đối với KHDN tại chi nhánh đƣợc xác định trên cơ sở tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHDN tại chi nhánh so với tổng dƣ nợ cho vay KHDN của tất cả các ngân hàng trên địa bàn.

Căn cứ trên cơ sở thị phần của chi nhánh trên địa bàn ta có thể đánh giá đƣợc vị thế hiện tại của chi nhánh trong hoạt động cho vay KHDN, đánh giá khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ. Từ đó đƣa ra những giải pháp, chiến lƣợc phù hợp để gia tăng chiếm lĩnh thị phần của mình.

d. Chất lượng dịch vụ

Phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay KHDN của NHTM. Có thể đánh giá tiêu chí này dựa vào trình độ chuyên môn của cán bộ, quan hệ giao tiếp, thời gian xử lý công việc, thực hiện quy trình đúng chuẩn, công nghệ áp dụng, tiện nghi, tiện ích KHDN sử dụng.

e. Mức độ rủi ro tín dụng

Để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay đối với KHDN, NHTM thƣờng xem xét cơ cấu dƣ nợ theo mức độ rủi ro, tỷ lệ nợ xấu và xoá nợ ròng…

Nợ xấu là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn đã chuyển thành nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lƣợng rủi ro của danh mục cho vay KHDN của NHTM, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ nợ xấu đƣợc xác định nhƣ sau:

Trong đó: TLNX: Tỷ lệ nợ xấu

NX: Nợ xấu cho vay KHDN D: Dƣ nợ cho vay KHDN

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì khả năng rủi ro trong hoạt động cho vay càng lớn. Tỷ lệ này càng tăng qua các năm cho thấy chất lƣợng tín dụng đối với các khoản vay KHDN đang có chiều hƣớng xấu và NH phải có biện pháp khắc phục kịp thời.

f. Kết quả tài chính

Để đánh giá kết quả tài chính thu đƣợc từ cho vay đối với KHDN, NH thƣờng căn cứ vào thu nhập và lợi nhuận của hoạt động này. Tuy nhiên hiện nay, các NH áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung nên kết quả tài chính của các chi nhánh có thể biểu hiện qua thu nhập lãi cho vay nếu hệ thống báo cáo tài chính của chi nhánh không tách biệt đƣợc các chỉ tiêu nêu trên.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

a. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

- Chính sách phát triển kinh tế của đất nước: dựa trên cơ sở các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nƣớc thì các doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu kinh doanh của mình, cân đối tài chính để xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng. Đồng thời, các NHTM sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu này để xác định cơ cấu tín dụng của mình một cách có hiệu quả nhất.

- Môi trường pháp lý: trong nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc, Pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng, nó tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh tế và có tính chất bắt buộc đối với tất cả các chủ thể kinh tế đó.

- Môi trường chính trị xã hội: nếu môi trƣờng chính trị - xã hội ổn định, các kế hoạch, dự đoán của cả doanh nghiệp và NH sẽ chính xác hơn; từ đó giảm thiểu đƣợc rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM.

- Chính sách của Nhà nước có liên quan đến cho vay đối với KHDN. Các quy định và hƣớng dẫn này vừa là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nƣớc đối với

việc cho vay đối với KHDN, vừa là nội dung hỗ trợ về kỹ thuật đối với cho vay KHDN của NHTM.

- Sự cạnh tranh: cạnh tranh là một động lực tốt để NH ngày càng hoàn thiện và phát triển. Nếu không nỗ lực cố gắng để đổi mới, các NHTM sẽ bị tụt hậu so với đối thủ của mình. Tuy nhiên, điều này cũng có tính hai mặt, một khi thị phần của mình bị giảm sút, các NHTM sẵn sàng lƣợt bớt hoặc giảm nhẹ việc thực hiện đầy đủ các quy định của hoạt động cho vay để lôi kéo khách hàng.

- Khách hàng doanh nghiệp: các doanh nghiệp có nhu cầu, có khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn, có năng lực tài chính lành mạnh, có uy tín trên thƣơng trƣờng và với NH.

b. Các yếu tố bên trong ngân hàng

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: khi mà chiến lƣợc kinh doanh đặt ra không hiệu quả, không đúng đắn thì mọi hoạt động của NH nói chung và hoạt động cho vay của NH nói riêng không thể phát triển đƣợc, thậm chí nó có thể gây nên những tổn thất khôn lƣờng cho NH và ngƣợc lại.

- Chính sách cho vay bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo, chính sách đối với tài sản có vấn đề. Chính sách cho vay của một NHTM đƣợc xem nhƣ là kim chỉ nam trong hoạt động cho vay của ngân hàng đó. Khi mà có một chính sách tín dụng đúng đắn, đồng bộ, khoa học và thống nhất thì nó sẽ xác định cho các CB QHKH một phƣơng hƣớng đúng đắn khi thực hiện nhiệm vụ của mình từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động cho vay và ngƣợc lại. Ngoài ra, khi chính sách cho vay mà linh hoạt, đa dạng thì nó sẽ đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu của DN ở các phân khúc thị trƣờng khác nhau hay nói cách khác là sẽ làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DN.

- Quy mô nguồn vốn của NHTM: nhƣ ta đã biết, tất cả các hoạt động cho vay của NHTM đều phải đảm bảo tuân thủ mức giới hạn cho vay theo quy định 1627 về quy chế cho vay của một TCTD. Do đó, quy mô nguồn vốn của NH đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu là nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng cho vay của một NH.

- Tổ chức quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng: các NH có tổ chức quản lý hoạt động cho vay đƣợc phân công phân nhiệm cụ thể, rõ ràng thì hoạt động cho vay đối với KHDN sẽ chặt chẽ, chi tiết hơn, giảm thiểu đƣợc rủi ro có thể xảy ra.

- Thông tin tín dụng: chất lƣợng của thông tin tín dụng ảnh hƣởng trực tiếp đến khoản cho vay. Khi thông tin tín dụng đầy đủ, chính xác sẽ góp phần hạn chế và ngăn ngừa đƣợc phần nào rủi ro tín dụng, rủi ro lựa chọn đối nghịch do thiếu thông tin không cân xứng về đối tƣợng đầu tƣ, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động tín dụng.

- Công nghệ: các giải pháp công nghệ sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tăng vòng quay tiền tệ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đồng vốn xã hội, nâng cao năng lực quản lý điều hành của NHNN.

- Trình độ cán bộ công nhân viên: trình độ của cán bộ làm hoạt động cho vay có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHTM. Khi các cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng thì sẽ có thể phân tích và nắm bắt đƣợc tình hình của khách hàng và từ đó đƣa ra đƣợc quyết định tín dụng chính xác. Ngƣợc lại, khi các cán bộ tín dụng yếu kém về năng lực lao động, chƣa đƣợc đào tạo một cách đầy đủ thì sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá một cách chính xác về khách hàng vay vốn, không bao quát đƣợc các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc

các sai sót trong hồ sơ vay vốn của khách hàng nên từ đó đem ra những quyết định thiếu chính xác, gây nên những hậu quả xấu cho NH.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Ở chƣơng 1, luận văn đã hệ thống lại cơ sở lý luận chung: ngân hàng thƣơng mại, đặc điểm cho vay của ngân hàng thƣơng mại; Khái niệm, phân loại, đặc điểm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại và các hình thức cho vay; nội dung hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại, các tiêu chí phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay; các nhân tố bên ngoài và bên trong ảnh hƣớng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời chƣơng 1 cũng đánh giá đƣợc vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Căn cứ trên hệ thống cơ sở lý luận hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại SeABank Lê Duẩn trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á –

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á – chi nhánh lê duẩn, đà nẵng (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)