Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á – chi nhánh lê duẩn, đà nẵng (Trang 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP

TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Lê Duẩn giai đoạn từ năm 2013-2015

a. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Lê Duẩn

Công tác huy động vốn những năm gần đây đặc biệt đƣợc chú trọng, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của SeABank Lê Duẩn. Vì vậy, chi nhánh đã phát động, giao chỉ tiêu đến từng cán bộ công nhân viên ngay từ đầu năm để đảm bảo chỉ tiêu đƣợc giao.

Địa bàn thành phố Đà Nẵng đƣợc coi là thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt

Giám đốc làm đại diện

Phó Giám đốc vận hành Phòng HC-NS Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng DV khách hàng Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng chiến lƣợc Phó Giám đốc kinh doanh

của các ngân hàng TMCP. Do đó, việc huy động cũng gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với lợi thế chính sách huy động tốt nên hoạt động huy động vốn của SeABank Lê Duẩn cũng đạt đƣợc những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, ngoài các chƣơng trình huy động đƣợc khối bán lẻ hội sở triển khai, bản thân chi nhánh cũng liên tục triển khai các chƣơng trình huy động để phát huy tiềm năng nội bộ, nhờ đó tốc độ huy động vốn đƣợc tăng đáng kể.

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của SeABank Lê Duẩn trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015

Đơn vị tính: triệu đồng, %

TT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2014/ 2013 2015/ 2014 Huy động 149.229 100 645.518 100 434.472 100 333 -33 I Phân theo thành phần kinh tế

1 KHCN 63.202 42 117.036 18 320.920 74 85 174 2 KHDN 51.763 35 66,411 10 18.978 4 28 -71 3 KHCL 34.264 23 462.071 72 65.593 15 1249 -86 II Phân theo loại tiền tệ

1 VNĐ 142.762 96 626.240 97 414.033 95 339 -34 2 Ngoại tệ

quy đổi VNĐ

6,467 4 19,278 3 20.439 5 198 6

III Phân theo kỳ hạn 1 Không kỳ

hạn 37.332 25 459.525 71 102.447 24 1131 -78 2

Có kỳ

hạn 111.897 75 185.994 29 332.025 76 66 79

(Nguồn: Số liệu tổng hợp SeABank Lê Duẩn)

đang diễn ra khá tốt với tổng lƣợng vốn huy động có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể, tổng số vốn huy động năm 2013 chỉ đạt 149.229 triệu đồng, qua năm 2014 đã tăng mạnh 333%, đạt 645.518 triệu đồng. Đến 31/12/2015, tổng vốn huy động đạt 434.472 triệu đồng, giảm 33% so với năm 2014 nhƣng so với năm 2013 thì vẫn có sự tăng trƣởng.

Trong tổng số vốn huy động đƣợc của chi nhánh thì cơ cấu tiền gửi từ các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến trong 03 năm trở lại đây. Trong 02 năm 2013 và 2014, số dƣ tiền gửi của khách hàng là KHDN (bao gồm KHDN và KHCL) chiếm tỷ trọng rất lớn (lần lƣợt là 58% năm 2013 và 82% năm 2014). Tuy nhiên, đến năm 2015, tỷ lệ tiền gửi huy động từ đối tƣợng KHDN giảm mạnh xuống còn 19%. Sự chuyển dịch cơ cấu này là bƣớc chuyển hƣớng kinh doanh trong hoạt động huy động của SeABank Lê Duẩn nhằm đảm bảo sự ổn định cho nguồn vốn huy động. Việc huy động đối với đối tƣợng khách hàng là KHDN tuy mang lại số dƣ huy động cao cho chi nhánh, tuy nhiên nguồn vốn này thƣờng không ổn định do đa phần tồn tại ở tiền gửi không kỳ hạn (theo số liệu bảng 2.1, trong năm 2014 tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm đến 71% tổng số dƣ huy động). Vì vậy, khi đối tƣợng KHDN rút vốn ra khỏi ngân hàng sẽ gây ra một sự biến động lớn trong số liệu huy động của chi nhánh. Ngƣợc lại, nguồn vốn huy động từ KHCN tuy không đem lại sự tăng trƣởng nguồn vốn huy động một cách nhanh chóng nhƣng mức ổn định của nguồn vốn huy động lại cao hơn so với hai đối tƣợng khách hàng còn lại.

b. Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Lê Duẩn

Hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng, vì vậy đây là lĩnh vực các NHTM tập trung cạnh tranh khốc liệt nhất. Là trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực Miền Trung, thành phố Đà Nẵng là nơi tập trung một số lƣợng lớn các ngân hàng và cạnh tranh gay gắt

từ hoạt động cho vay kinh doanh đến tiêu dùng.

Bảng 2.2. Dư nợ của SeABank Lê Duẩn trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015

TT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2014/ 2013 (%) 2015/ 2014 (%) Số liệu cho vay 76.806 100 544.984 100 736.582 100 610 35 I Phân theo đối tƣợng

1 KHCN 20.706 27 117.036 21 320.920 44 465 174 2 KHDN 21.847 28 66.411 12 18.978 3 204 -71 3 KHCL 34.253 45 462.071 85 65.593 9 1249 -86 II Phân theo loại tiền tệ

1 VNĐ 73.374 96 217.043 40 399.110 54 183 84

2

Ngoại tệ quy

đổi VNĐ 3.432 4 327.941 60 337.472 46 9455 3 III. Phân theo kỳ hạn

1 Ngắn hạn 21.716 28 127.394 23 182.810 25 487 43 2 Trung hạn 8.425 11 333.539 62 412.748 56 3859 24 3 Dài hạn 46.665 61 84.050 15 141.024 19 80 68

(Nguồn: Số liệu tổng hợp SeABank Lê Duẩn)

Qua bảng số liệu 2.2 ta nhận thấy đƣợc rằng, theo thời gian quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng đƣợc mở rộng, với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ trong những năm gần đây để ở mức trên 35%/năm. Cụ thể:

+ Trong năm 2014, dƣ nợ của chi nhánh đạt đƣợc là 554.984 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 610% so với năm 2013. Trong đó:

 Dƣ nợ cho vay ngắn hạn là 127.394 triệu đồng chiếm tỷ lệ 23%, tăng

chiếm tỷ lệ 77%, tăng 658% so với năm 2013.

 Dƣ nợ cho vay VNĐ đạt 217.043 triệu đồng chiếm tỷ lệ 40%, tăng

18% so với năm 2013. Dƣ nợ cho vay ngoại tệ đạt 327.941 triệu đồng chiếm tỷ lệ 54%, tăng 9455% với năm 2013.

+ Trong năm 2015, dƣ nợ của chi nhánh đạt đƣợc là 736.582 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 35% so với năm 2014. Trong đó:

 Dƣ nợ cho vay ngắn hạn là 182.810 triệu đồng chiếm tỷ lệ 25%, tăng

43% so với năm 2014. Dƣ nợ cho vay trung và dài hạn là 553.775 triệu đồng chiếm tỷ lệ 75%, tăng 33% so với năm 2014.

 Dƣ nợ cho vay VNĐ đạt 399.110 triệu đồng chiếm tỷ lệ 54%, tăng

84% so với năm 2013. Dƣ nợ cho vay ngoại tệ đạt 337.472 triệu đồng chiếm tỷ lệ 46%, tăng 3% với năm 2014.

Đây là thành quả ghi nhận cho sự nỗ lực của ban giám đốc và nhân viên tại ngân hàng trong thời gian qua, không ngừng tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lƣợng phục vụ và quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu SeABank Lê Duẩn đến các khách hàng, nhờ đó chi nhánh đã có đƣợc những kết quả về hoạt động cho vay rất đáng khích lệ.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Lê Duẩn

Giai đoạn từ năm 2011-2013 là những năm khó khăn chung của ngành ngân hàng, SeABank Lê Duẩn cũng nằm trong vòng xoáy khó khăn chung ấy. Mức độ lợi nhuận ròng đạt đƣợc là không cao. Tuy nhiên, nhờ những biến động khởi sắc của nền kinh tế trong những năm gần đây nên mức lợi nhuận của chi nhánh đƣợc cải thiện một cách đáng kể.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi hoạt động cho vay huy động đều thực hiện thông qua khối nguồn vốn của hội sở. Do đó, trên báo cáo thu nhập sẽ phát sinh 02

dòng tiền liên quan đến lãi đó là: (1) doanh thu từ cho vay thu đƣợc từ khách hàng vay vốn; và (2) doanh thu từ hoạt động tiền gửi liên quan đến việc bán vốn huy động cho Hội sở.

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của SeABank Lê Duẩn trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 Đơn vị tính: triệu đồng, %. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/ 2013 (%) 2015/ 2014 (%) I Tổng doanh thu 20.378 33.203 70.023 62,9 110,9

1 Doanh thu từ cho vay 6.624 20.762 50.611 213,4 143,8

2 Doanh thu từ hoạt động tiền gửi 12.412 8.964 14.572 -27,8 62,6

3 Doanh thu từ phí dịch vụ 1.223 2.557 4.068 109,0 59,1

4 DT từ kinh doanh ngoại hối 68 819 764 1108,5 -6,7

5 Doanh thu khác 50 101 8 100,4 -92,3

II Tổng chi phí 18.302 21.848 50.995 19,4 133,4

1 Chi phí lãi tiền gửi 10.794 14.762 41.284 36,8 179,7

2 Chi phí hoạt động dịch vụ 593 844 1.424 42,4 68,7

3 Chi phí kinh doanh ngoại hối 71 544 567 666,5 4,1

4 Chi phí quản lý 6.844 5.698 7.720 -16,8 35,5

III Lợi nhuận trƣớc thuế 2.076 11.355 19.029 447,1 67,6

(Nguồn: Số liệu tổng hợp SeABank Lê Duẩn)

Trong tổng thu nhập của chi nhánh thì phần thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính, trung bình chiếm trên 90% thu nhập đƣợc tạo ra, các nguồn thu nhập khác từ phí dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ… chiếm chƣa đến 10% tổng thu nhập. Với việc dƣ nợ cho vay và số dƣ huy động tăng đều đặn qua các năm đã góp phần làm cho tổng doanh thu của chi nhánh cũng không ngừng tăng lên. Tính tới thời điểm cuối năm 2015, tổng doanh thu của chi nhánh đạt đƣợc là 70.023 triệu đồng (trong đó doanh thu từ lãi là 65.183 triệu đồng chiếm tỷ lệ 93,09%).

doanh thu khi doanh thu từ lãi cho vay ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong doanh thu toàn chi nhánh. Cụ thể, doanh thu từ lãi vay năm 2013 đạt 6.624 triệu đồng chiếm tỷ lệ 32% doanh thu, năm 2014 đạt 20.762 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 213,4% so với năm 2013. Đến năm 2014, doanh thu từ lãi vay tiếp tục tăng 143,8% so với năm 2014, đạt mức 50.611 triệu đồng và chiếm trên 70% tổng doanh thu.

Việc tăng trƣởng đều đặn của thu nhập, cùng với khả năng kiểm soát chi phí của chi nhánh ngày càng cải thiện làm cho lợi nhuận cuối năm thu đƣợc trong những năm gần đây của chi nhánh tăng theo tƣơng ứng. Với mức lợi nhuận cuối năm 2015 gấp hơn 9 lần so với năm 2013, từ 2.076 triệu đồng (năm 2013) tăng lên 19.029 triệu đồng (năm 2015).

Tóm lại, từ việc phân tích khái quát về tình hình huy động, cho vay và thu nhập của chi nhánh trong 03 (ba) năm trở lại đây ta có thể đánh giá đƣợc rằng việc kinh doanh của chi nhánh vẫn đang đi đúng hƣớng. Đảm bảo cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng tạo điều kiện nền tảng cho sự phát triển của chi nhánh trong thời gian tới.

2.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH LÊ DUẨN, ĐÀ NẴNG

2.2.1. Đặc điểm chính sách cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Nam Á của ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Trong định hƣớng kinh doanh của mình, hội đồng quản trị của SeABank

đã xác định: “Đối tượng KHDN là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, cần

tập trung cung cấp các sản phẩm tài chính một cách toàn diện và có cơ chế chính sách phù hợp với đối tượng khách hàng này”. Từ định hƣớng trên, SeABank không ngừng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ dành cho đối tƣợng là KHDN. Cụ thể: bên cạnh các sản phẩm dành chung cho bộ phận KHDN, SeABank còn liên kết với các tổ chức trong và

ngoài nƣớc, liên tục tìm kiếm những nguồn vốn rẻ để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho KHDN trong đó có thể kể đến các chƣơng trình: tín dụng ƣu đãi cho KHDN, SeABank đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cho vay VNĐ lãi suất USD…

Ngoài ra, SeABank cũng phân chia KHDN thành từng phân khúc để có những chính sách cho vay phù hợp. Cụ thể phân khúc KHDN dựa theo quy mô và bộ phận quản lý nhƣ sau:

Bảng 2.4. Phân khúc khách hàng theo quy mô

TT Tên phân khúc Điều kiện Bộ phận

quản lý

01 KHDN vừa và nhỏ Doanh thu năm liền kề dƣới 100 tỷ đồng.

Phòng KHDN

02 KHDN lớn Doanh thu năm liền kề từ 100 tỷ

đến dƣới 500 tỷ đồng

Phòng KHDN

03 KHDN rất lớn

(CBD)

Doanh thu năm liền kề từ 500 tỷ đồng đến dƣới 1.000 tỷ đồng

Phòng KHCL

04 KHCL Doanh thu năm liền kề từ 1.000 tỷ

đồng

Phòng KHCL

(Nguồn: SeABank)

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang tích cực phát triển đội ngũ nhân viên quan hệ KHDN (CRO) để có thể tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả cũng nhƣ tƣ vấn và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời củng cố và phát triển mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng để phát triển tối đa nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cho vay đối với các KHDN để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên, đầu tƣ tài sản cố định, cho vay đầu tƣ dự án… nhằm tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay một cách có hợp lý, có hiệu quả, giảm thiểu hồ sơ và thủ tục vay vốn.

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.

+ Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hƣớng hoạt động tín dụng của SeABank và không thuộc các trƣờng hợp cấm theo quy định của Pháp luật.

+ Tình hình tài chính ổn định.

+ Có lịch sử quan hệ tín dụng tốt (không có phát sinh nợ nhóm 2 trong vòng 01 năm gần nhất và nợ xấu trong vòng 2 năm gần nhất).

+ Có phƣơng án kinh doanh khả thi.

+ Có trụ sở nằm trong bán kính 30km tính từ địa điểm đặt trụ sở chính của chi nhánh.

Ngoài các điều kiện cơ bản nêu trên, tuỳ vào từng phƣơng thức vay vốn và đối tƣợng khách hàng cụ thể sẽ có những hồ sơ chuyên biệt theo yêu cầu.

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Lê Duẩn Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Lê Duẩn

a. Triển khai chính sách cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

- Mục tiêu cho vay: ngay từ thời điểm đầu năm, hội đồng quản trị sẽ xác định mục tiêu cho vay và phân bổ kế hoạch về từng chi nhánh. SeABank Lê Duẩn sẽ nhận bộ chỉ tiêu cho vay trong đó thể hiện rõ mục tiêu của hoạt động cho vay trong năm bao gồm các nội dung cơ bản: dƣ nợ tăng trƣởng, dƣ nợ bình quân, số lƣợng khách hàng, lợi nhuận ròng và nợ xấu.

- Phạm vi áp dụng: toàn bộ KHDN (bao gồm các khách hàng hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài và Luật hợp tác xã) áp dụng trong toàn bộ hệ thống SeABank.

Bên cạnh đó, SeABank cũng không cho vay đối với các đối tƣợng doanh nghiệp nhƣ: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán và SeABank nắm quyền kiểm soát; không cho vay dƣới mọi hình thức kể từ khi doanh

nghiệp đó đã có quyết định giải thể, phá sản.

SeABank cũng hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp nhƣ: tổ chức kiểm toán có trách nhiệm kiểm toán tại SeABank; các cổ đông lớn của SeABank; doanh nghiệp mà các thành viên có nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay đối với những khoản vay có liên quan… sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; doanh nghiệp mà SeABank nắm quyền kiểm soát. Ngoài ra, SeABank cũng hạn chế cho vay những những khoản vay nhằm đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán.

- Đối tượng áp dụng: SeABank cho vay đối với các KHDN đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng, phù hợp với quan điểm khách hàng của SeABank trong từng thời kỳ nhƣ đã trình bày ở mục 2.2.1. Trên cơ sở đó, chi nhánh sẽ tự tìm kiếm và lựa chọn khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á – chi nhánh lê duẩn, đà nẵng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)