Định hƣớng kinh doanh của SeABank Lê Duẩn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á – chi nhánh lê duẩn, đà nẵng (Trang 90 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Định hƣớng kinh doanh của SeABank Lê Duẩn

SeABank Lê Duẩn đang hƣớng đến mục tiêu là trở thành chi nhánh đạt quy mô trên 1.000 tỷ đồng chậm nhất đến hết năm 2017. Để thực hiện mục

2

tiêu tăng trƣởng quy mô đó, hoạt động cho vay KHDN cần phải đóng vai trò là hoạt động mang tính chất chủ đạo. Do vậy, chi nhánh cần định hƣớng nhƣ sau:

- Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ và nguồn vốn trên nguyên tắc an toàn và bền vững. Việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay là cần thiết nhằm đạt đƣợc quy mô đề ra; tuy nhiên mục tiêu không phải thực hiện bằng mọi giá. Việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay cần đảm bảo nguyên tắc an toàn nguồn vốn của ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ quá hạn, đặc biệt không để phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi. Để thực hiện sự tăng trƣởng quy mô, phát triển bền vững, chi nhánh cần thu xếp nguồn vốn để thực hiện cho vay với lãi suất ƣu đãi khu vực đƣợc Chính phủ khuyến khích nhƣ: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Bên cạnh đó, chi nhánh tiếp tục tập trung nhân lực, nguồn vốn với lãi suất thấp để giải ngân cho các ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay nhƣ: điện, dầu khí, xăng dầu, xi măng, dệt may, xây lắp… nhằm tăng trƣởng quy mô bền vững, duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ và từng bƣớc gia tăng thị phần. Mục tiêu trong vòng 03 năm tới, tổng tài sản chi nhánh phải tăng trung bình từ 10% - 15%, nguồn vốn tăng 10% - 15%, dƣ nợ tăng trƣởng 10% - 15%, tỷ lệ nợ xấu <1%.

- Tăng cường hoạt động thẩm định, kiểm tra, kiểm soát, quản lý các khoản vay theo đúng chỉ đạo của SeABank Hội sở. Nâng cao chất lƣợng hoạt động thẩm định tại chi nhánh, kiên quyết tuân thủ theo đúng quy định hiện hành trong lĩnh vực tín dụng. Các cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát đóng vai trò kiểm soát độc lập với bộ phận kinh doanh, thực hiện chứng năng giám sát và báo cáo độc lập với Ban giám đốc chi nhánh quá trình nhận diện, đo lƣờng, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của SeABank Lê Duẩn, bảo đảm phù hợp với định hƣớng tín dụng của SeABank trong từng thời kỳ.

- Cung cấp các dịch vụ tiện ích bổ sung để đem đến cho các khách hàng giải pháp tài chính toàn diện trên cơ sở phát huy những thế mạnh hiện có và khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Với tình hình cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên đƣợc bàn và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. SeABank Lê Duẩn phải không ngừng hoàn thiện các dịch vụ bổ sung và tiện ích đi kèm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Liên tục lắng nghe những ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía ngƣời sử dụng để có những thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.

- Từng bước ổn định nhân sự và nâng cao trình độ nguồn nhân lực tại

chỗ. Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn của CB QHKH chuyên trách,

nhất là năng lực thẩm định dự án, kế hoạch sản xuất kinh doan và năng lực tài chính của khách hàng nhằm giúp chi nhánh tránh đƣợc những phát sinh tiêu cực từ phía khách hàng sau khi vốn vay đã đƣợc giải ngân. Không ngừng đổi mới phong cách làm việc, tinh giảm những thủ tục không cần thiết đảm bảo mang lại cho khách hàng cảm giác hài lòng nhất khi tham gia vay vốn tại chi nhánh. Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ phải ngày càng hoàn thiện, tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ để từng phòng ban số lƣợng nhân sự phải đảm bảo theo định biên nhân sự và mô hình tổ chức để đảm bảo tiến độ xử lý công việc và chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á – chi nhánh lê duẩn, đà nẵng (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)