6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Lê Duẩn
a. Triển khai chính sách cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
- Mục tiêu cho vay: ngay từ thời điểm đầu năm, hội đồng quản trị sẽ xác định mục tiêu cho vay và phân bổ kế hoạch về từng chi nhánh. SeABank Lê Duẩn sẽ nhận bộ chỉ tiêu cho vay trong đó thể hiện rõ mục tiêu của hoạt động cho vay trong năm bao gồm các nội dung cơ bản: dƣ nợ tăng trƣởng, dƣ nợ bình quân, số lƣợng khách hàng, lợi nhuận ròng và nợ xấu.
- Phạm vi áp dụng: toàn bộ KHDN (bao gồm các khách hàng hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài và Luật hợp tác xã) áp dụng trong toàn bộ hệ thống SeABank.
Bên cạnh đó, SeABank cũng không cho vay đối với các đối tƣợng doanh nghiệp nhƣ: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán và SeABank nắm quyền kiểm soát; không cho vay dƣới mọi hình thức kể từ khi doanh
nghiệp đó đã có quyết định giải thể, phá sản.
SeABank cũng hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp nhƣ: tổ chức kiểm toán có trách nhiệm kiểm toán tại SeABank; các cổ đông lớn của SeABank; doanh nghiệp mà các thành viên có nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay đối với những khoản vay có liên quan… sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; doanh nghiệp mà SeABank nắm quyền kiểm soát. Ngoài ra, SeABank cũng hạn chế cho vay những những khoản vay nhằm đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán.
- Đối tượng áp dụng: SeABank cho vay đối với các KHDN đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng, phù hợp với quan điểm khách hàng của SeABank trong từng thời kỳ nhƣ đã trình bày ở mục 2.2.1. Trên cơ sở đó, chi nhánh sẽ tự tìm kiếm và lựa chọn khách hàng.
+ Chi nhánh sẽ tự tìm kiếm và lựa chọn khách hàng: Trong những năm trở lại đây, những đối tƣợng KHDN đƣợc SeABank đặc biệt quan tâm gồm những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may, xuất khẩu và thƣơng mại hàng tiêu dùng. Riêng đối với các KHDN có địa điểm kinh doanh vƣợt quá bán kính 30km tính từ địa điểm trụ sở chính của SeABank Lê Duẩn, khi muốn thiết lập quan hệ tín dụng, chi nhánh phải có văn bản trình khối KHDN tại hội sở nêu rõ lý do thiết lập quan hệ tín dụng và cách thức quản lý khách hàng sau cho vay để đảm bảo quản lý tốt nguồn vốn vay và khả năng thu hồi vốn.
+ Đối với các khách hàng mới đặt quan hệ lần đầu với SeABank: khách hàng mới thành lập hoặc lần đầu quan hệ tín dụng với SeABank Lê Duẩn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng đã nêu ở mục 2.2.1. Đồng thời, SeABank không cấp tín dụng cho các KHDN thành lập và hoạt động theo Pháp luật nƣớc ngoài.
+ Đối với khách hàng đang quan hệ tín dụng với SeABank: chi nhánh
với SeABank để xem xét tiếp tục hoặc tạm dừng cấp tín dụng.
- Hồ sơ vay vốn: Một bộ hồ sơ cơ bản dùng để trình cấp tín dụng tại SeABank bao gồm: Hồ sơ nhu cầu vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ về hoạt động tổ chức, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo (chi tiết danh mục hồ sơ đƣợc trình bày cụ thể ở phần phụ lục). Các hồ sơ yêu cầu cung cấp trên nguyên tắc vừa đảm bảo tính đơn giản, thuận tiện cho khách hàng vừa đảm bảo đúng, đầy đủ để phục vụ công tác thẩm định. Việc hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn là bƣớc quan trọng, nó phục vụ cho CB QHKH trong quá trình thẩm định hồ sơ.
- Thời hạn cho vay: SeABank Lê Duẩn và khách hàng sẽ thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phƣơng án/dự án đầu tƣ, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và nguồn vốn cho vay của SeABank.
- Lãi suất cho vay: Thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay của SeABank Lê Duẩn sẽ đƣợc xác định dựa trên lãi suất huy động cá nhân kỳ hạn 13 (mƣời ba) tháng cộng với biên độ cho vay. Mức biên độ cho vay sẽ tùy thuộc vào các yếu tố:
+ Phân khúc KHDN: Lãi suất sẽ giảm dần cho các phân khúc theo thứ tự: KHCL, KHDN rất lớn, KHDN lớn, KHDN vừa và nhỏ đối với các khoản vay tƣơng tự nhau.
+ Dựa vào hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. + Đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.
Dựa trên các tiêu chí nêu trên cộng với chính sách của Hội sở trong từng thời kỳ, SeABank Lê Duẩn sẽ đƣa ra những gói lãi suất hấp dẫn với thời hạn vay vốn phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Lãi suất sẽ đƣợc quy định cụ thể trong HĐTD và/hoặc từng giấy nhận nợ cụ thể và đƣợc điều chỉnh theo định kỳ.
trong thực tế vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện. Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng bên cạnh ý chí chủ quan của CB QHKH còn phụ thuộc nhiều vào các công thức xác định điểm. Hiện tại, việc XHTD tại SeABank Lê Duẩn đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức: (1) Chấm điểm định kỳ (02 lần/năm) vào quý II và quý IV hằng năm. (2) Chấm điểm đột xuất đối với các khách hàng phát sinh khoản vay mới. Nhƣng đối với tất cả các lần chấm điểm đều sử dụng cùng một số liệu là báo cáo tài chính năm liền kề, chứ không đƣợc sử dụng báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính nửa năm. Vì vậy, tuy chấm điểm hai lần nhƣng điểm tài chính của cả hai lần đều nhƣ nhau dẫn đến việc đánh giá rủi ro hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ngƣời chấm thông qua điểm phi tài chính; Do đó, không theo sát đƣợc tình hình hoạt động của khách hàng.
- Tài sản đảm bảo: KHDN có thể vay dƣới hình thức có hoặc không có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh bằng uy tín/tài sản của bên thứ ba. Trong trƣờng hợp khác khàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ xem xét đến việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi khoản nợ vay.
- Giải ngân: Sau khi khoản vay đƣợc phê duyệt, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng làm cơ sở cho việc vay vốn và thu hồi nợ sau này. Mỗi lần phát sinh nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp cần gửi các chứng từ hoá đơn hoặc các giấy tờ khác chứng minh mục đích sử dụng vốn và ký vào Giấy nhận nợ, khách hàng sẽ đƣợc SeABank xem xét giải ngân
+ CB QHKH: căn cứ vào HĐTD đã ký kết, các thoả thuận tín dụng giữa các bên, CB QHKH sẽ kiểm tra các hồ sơ, chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân. Nếu chứng từ giải ngân đủ điều kiện, CB QHKH lập tờ trình giải ngân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu chứng từ giải ngân chƣa đủ điều kiện, CB QHKH yêu cầu khách hàng bổ sung.
+ Lãnh đạo phòng KHDN: kiểm tra lại tờ trình giải ngân, giấy nhận nợ, các chứng từ giải ngân phù hợp với hợp đồng tín dụng và các quy định hiện
hành của SeABank, nếu đúng sẽ ký và trình ngƣời có thẩm quyền quyết định/nếu chƣa đúng, yêu cầu cán bộ QHKH hoàn thiện.
+ Ban giám đốc: kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ nhận nợ, nếu phù hợp sẽ ký duyệt giải ngân, nếu chƣa phù hợp sẽ yêu cầu phòng KHDN bổ sung, hoàn thiện.
+ Toàn bộ hồ sơ giải ngân đã đƣợc phê duyệt sẽ chuyển sang cho bộ phận hỗ trợ tín dụng hạch toán trên hệ thống Core Banking; đồng thời cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ đóng dấu “ĐÃ GIẢI NGÂN” trực tiếp lên hoá đơn VAT (bản gốc) trên đó thể hiện đầy đủ thông tin: ngày giải ngân, số tiền giải ngân.
+ Tiền vay sẽ đƣợc ghi nợ vào tài khoản khách hàng/tài khoản tiền vay và thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng bằng chuyển khoản và/hoặc tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.
- Thu nợ lãi: lãi đƣợc ghi trên hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ đƣợc tính và trả vào một ngày cố định trong tháng theo thoả thuận giữa SeABank và khách hàng. Lãi đƣợc tính theo phƣơng pháp tích số và đƣợc dựa trên thời gian dƣ nợ thực tế của từng khoản vay.
- Kỳ hạn nợ: ngân hàng và khách hàng thoả thuận trƣớc ngày trả nợ gốc của mỗi lần vay. Tuỳ theo từng hình thức vay, khách hàng trả nợ trƣớc kỳ hạn này có thể mất phí hoặc không mất phí.
Như vậy, việc triển khai chính sách cho vay KHDN tại chi nhánh đang đƣợc thực hiện chặt chẽ theo đúng quy trình, quy định chung của toàn hàng. Nội dung triển khai chính sách cho vay sẽ bám sát vào mục tiêu kế hoạch đƣợc Hội sở giao vào đầu năm, đồng thời đảm bảo theo đúng định hƣớng tín dụng của ban lãnh đạo ngân hàng tại thời điểm triển khai.
b. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại SeABank Lê Duẩn
- Tổ chức bộ máy: SeABank Lê Duẩn đã triển khai tổ chức hoạt động cho vay đối với KHDN cho toàn chi nhánh đồng thời phân công phân nhiệm
hoạt động cho vay đối với KHDN bao gồm: CB QHKH thuộc phòng KHDN/KHCL, lãnh đạo phòng KHDN/ KHCL, phòng hỗ trợ tín dụng và ban giám đốc.
+ CB QHKH thuộc phòng KHDN/KHCL: là ngƣời trực tiếp thu thập thông tin và thực hiện công tác thẩm định, lập tờ trình thẩm định, đề xuất cấp tín dụng đối với KHDN.
+ Lãnh đạo phòng KHDN/phòng KHCL: chịu trách nhiệm kiểm soát việc thu thập thông tin, ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý trên tờ trình thẩm định của CB QHKH và trình cấp cao hơn phê duyệt.
+ Ban giám đốc chi nhánh: sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt đề xuất cấp tín dụng đối với KHDN theo đề xuất trong tờ trình của phòng KHDN/KHCL trong hạn mức phán quyết của chi nhánh. Trong trƣờng hợp khoản cấp tín dụng vƣợt hạn mức phán quyết của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng riêng cùng với toàn bộ hồ sơ trình cấp tín dụng của phòng KHDN trình lên để trình cấp phê duyệt cao hơn.
+ Phòng hỗ trợ tín dụng (HTTD): chịu trách nhiệm soạn thảo các hợp đồng liên quan đến quá trình cấp tín dụng bao gồm: hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố… Thực hiện các thủ tục đảm bảo tiền vay theo quy định sau khi tờ trình cấp tín dụng đƣợc phê duyệt và trƣớc khi giải ngân. Bộ phận HTTD cũng sẽ chịu trách nhiệm hạch toán khoản vay trên hệ thống Core Banking của ngân hàng (bao gồm hạch toán giải ngân và thu hồi nợ gốc, lãi, phí) và kết hợp với phòng Kiểm soát nội bộ để kiểm soát tính tuân thủ của khoản vay.
Nhìn chung, công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay đối với KHDN tại SeABank Lê Duẩn đảm bảo tuân thủ quy định của SeABank, việc phân công phân nhiệm theo phƣơng thức chuyên môn hoá giúp cho hoạt động cho vay đƣợc vận hành trôi chảy, giúp dễ dàng giải quyết vƣớng mắc xảy ra
tại từng bộ phận mà không làm xáo trộn cả bộ máy. Bên cạnh các phòng ban có trách nhiệm theo phân công nhiệm vụ và mô tả công việc đƣợc ban hành trong toàn hàng, SeABank Lê Duẩn cũng đã triển khai tổ chức hoạt động cho vay đối với KHDN cho toàn chi nhánh nhằm gia tăng việc giới thiệu KHDN và bán chéo sản phẩm. Cụ thể:
+ Bộ phận giao dịch viên: các giao dịch viên bên cạnh việc thực hiện các
giao dịch theo yêu cầu của khách hàng thì cũng đóng vai trò là ngƣời tƣ vấn và khơi gợi nhu cầu để các khách hàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm của KHDN.
+ Phòng khách hàng cá nhân: phòng KHCN và phòng KHDN/KHCL phối hợp chặt chẽ trong việc bán chéo sản phẩm giữa các phân khúc khách hàng; đồng thời phối hợp cùng triển khai các sản phẩm vay vốn có mức độ tƣơng đồng nhƣ: cho vay mua xe ô-tô, cho vay tài trợ dự án đồng thời hỗ trợ vay vốn đối với các khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ dự án đƣợc tài trợ…
Nhờ đó, công tác tiếp thị và giới thiệu KHDN đƣợc thực hiện liên tục và diễn ra đều khắp ở các phòng ban của SeABank Lê Duẩn chứ không chỉ tập trung ở phòng KHDN và KHCL nhƣ theo quy định chung. Vì vậy, chi nhánh tận dụng đƣợc hết nguồn lực của cán bộ - công nhân viên chi nhánh, vừa gia tăng hệ khách hàng vừa cung ứng các sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng một cách toàn diện cho các khách hàng của mình.
- Phân quyền tín dụng: để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay hiện nay, SeABank Lê Duẩn đang thực hiện theo phân quyền tín dụng đối với KHDN của hội đồng quản trị bao gồm 04 cấp phê duyệt (bảng 2.5 -trang sau). Việc thực hiện phân quyền tuy đảm bảo sự an toàn trong việc thực hiện quy trình tín dụng nhƣng lại hạn chế rất lớn đối với mức độ tự chủ kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp mức phân quyền phê duyệt tín dụng
TT Cấp phê duyệt Nội dung khoản vay Hạn mức phê duyệt
01 Giám đốc chi
nhánh (GĐCN) Tổng hạn mức tín dụng (bao gồm cho vay ngắn
hạn và dài hạn) có đầy đủ TSĐB
- KHDN: Tối đa 2 tỷ đồng. - KHCL: Tối đa 4 tỷ đồng.
02 Chuyên gia phê
duyệt (CGPD)
- Tổng hạn mức cho vay có TSĐB 100% sổ tiết kiệm/hợp đồng tiền gửi
Từ trên hạn mức phê duyệt của GĐCN đến tối đa: - KHDN: 15 tỷ - KHCL: Tối đa 20 tỷ. - Tổng hạn mức cho vay có đủ TSĐB (không phải là sổ tiết kiệm/hợp đồng tiền gửi)
Từ trên hạn mức phê duyệt của GĐCN đến tối đa: - 10 tỷ đồng đối với cho vay ngắn hạn;
- 07 tỷ đồng cho vay trung-dài hạn
03 Hội đồng tín dụng khu vực
Tổng hạn mức cho vay Từ trên hạn mức phê duyệt
của CGPD đến tối đa: 30 tỷ đồng.
04 Hội đồng quản trị
Phê duyệt các khoản vay vƣợt hạn mức phê duyệt của Hội đồng tín dụng Hội sở
(Nguồn: Tổng hợp quyết định phân quyền tín dụng của SeABank Lê Duẩn)
Mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng của chi nhánh sẽ thay đổi hằng năm, nó phụ thuộc vào quy mô hiệu quả hoạt động kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu, địa bàn hoạt động, năng lực quản lý của lãnh đạo chi nhánh.
Nhìn chung, so sánh với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn thì mức phân quyền nêu trên là rất thấp, dẫn đến mức độ cạnh tranh là không cao. Hiện nay, tình hình kinh tế vẫn con nhiều khó khăn, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang tăng cao gây rất nhiều rủi ro đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng. Trong bối cảnh đó, ngân hàng TMCP Đông Nam Á chủ trƣơng duy trì mức phán quyết tín dụng chi nhánh ở mức thấp nhằm hạn chế rủi ro, kiểm soát nguồn vốn vay. Đây cũng là điểm hạn chế lớn nhất khi chi nhánh muốn cung ứng vốn kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, đối
với các khoản vay lớn, việc trình hội sở thông qua bộ phận tái thẩm định khi vƣợt mức phán quyết, sẽ làm giảm áp lực rủi ro đối với chi nhánh.
c. Thực trạng thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Lê Duẩn
Đầu năm, ngân hàng TMCP Đông Nam Á sẽ tổ chức họp và giao chỉ tiêu đến từng chi nhánh. Dựa trên kế hoạch đƣợc giao, Ban giám đốc chi nhánh sẽ giao chỉ tiêu lại cho phòng KHDN/KHCL và các bộ phận liên quan. SeABank Lê Duẩn sẽ dựa trên những đặc điểm sản phẩm của mình để tiếp cận đối với các đối tƣợng là KHDN có nhu cầu vay vốn.
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn KHDN: cơ sở để tìm kiếm khách hàng