Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á – chi nhánh lê duẩn, đà nẵng (Trang 83 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hoạt động cho vay KHDN của SeABank Lê Duẩn vẫn còn những mặt hạn chế và nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, các sản phẩm chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Tuy sản phẩm vay vốn dành cho khách hàng doanh nghiệp của SeABank rất đa dạng nhƣng trong thực tế, SeABank Lê Duẩn chỉ triển khai đƣợc số lƣợng rất hạn chế các sản phẩm đƣợc cho là thế mạnh bao gồm: Cho vay hạn mức tín dụng bổ sung vốn lƣu động, cho vay tài trợ phƣơng tiện vận tải, cho vay tài trợ dự án. Các sản phẩm còn lại tuy đƣợc triển khai trong thực tế nhƣng mức độ chú trọng cũng nhƣ hiệu quả mang lại không cao. Dƣ nợ của nhóm sản phẩm còn lại chiếm chƣa tới 5% tổng dƣ nợ cho vay KHDN. Điều này dẫn đến hệ quả là cơ cấu cho vay theo thời hạn và theo ngành nghề của chi nhánh hiện tại là bất cân xứng. Cụ thể, dƣ nợ trung dài hạn chiếm đến 75% tổng dƣ nợ KHDN, dƣ nợ bất động sản chiếm trên 50% tổng dƣ nợ. Đây

là những khoản vay có rủi ro cao. Nguyên nhân của hạn chế này bao gồm: + Do đặc điểm hoạt động của các KHDN vay vốn tại SeABank Lê Duẩn: đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tổ chức theo hình thức gia đình nên cơ chế quản lý tài chính còn lỏng lẻo, xem tiền doanh nghiệp cũng nhƣ tiền của cá nhân và ngƣợc lại. Do đó, những sản phẩm tƣơng đồng giữa doanh nghiệp và cá nhân nhƣ: cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay dựa trên phát hành thẻ tín dụng, cho vay thấu chi… sẽ đƣợc các chủ doanh nghiệp ƣu tiên sử dụng dƣới tƣ cách cá nhân thay vì danh nghĩa công ty vì sẽ hƣởng đƣợc các chƣơng trình ƣu đãi tốt hơn.

+ Do đặc điểm sản phẩm chƣa phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, các sản phẩm thuộc nhóm tài trợ thƣơng mại mà điển hình là sản phẩm tài trợ xuất khẩu trƣớc giao hàng (SeAExport) khi các điều kiện quy định rất chặt chẽ. Ví dụ: kho hàng, bảo vệ phải do SeABank chỉ định, doanh nghiệp sẽ thanh toán phí; tỷ lệ cho vay/giá trị TSĐB là 50%, hạn chế cho vay không có TSĐB... Vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này (đặc biệt đối tƣợng khách hàng SeABank Lê Duẩn hƣớng tới là các doanh nghiệp dệt may) đều không có đủ TSĐB để thế chấp khi hầu nhƣ toàn bộ đất, nhà xƣởng đều thuê từ các khu công nghiệp trên địa bàn. Vì vậy, với chính sách sản phẩm nhƣ hiện tại chƣa thể tháo gỡ đƣợc rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, SeABank vẫn đang thiếu một sản phẩm cụ thể cho đối tƣợng là doanh nghiệp chuyên doanh xây lắp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, số lƣợng các doanh nghiệp xây lắp là tƣơng đối nhiều. Ngoài ra, đây là đối tƣợng bên cạnh sử dụng các sản phẩm vay vốn còn sử dụng rất nhiều sản phẩm khác mà đặc biệt là bảo lãnh. Vì vậy, biên lợi nhuận khi cho vay đối với các KHDN này là khá cao.

- Thứ hai, thị phần cho vay KHDN còn quá thấp.

Thị phần cho vay KHDN của SeABank Lê Duẩn so với các ngân hàng TMCP khác trên cùng địa bàn là rất thấp. Nguyên nhân một phần là do chi nhánh mới đƣợc thành lập, hệ khách hàng chƣa nhiều. Mức độ nhận diện thƣơng hiệu chƣa cao. Bên cạnh đó, thị phần cho vay KHDN đã đƣợc các ngân hàng lớn chiếm lĩnh từ trƣớc, đồng thời sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau trên địa bàn ngày càng gay gắt, với số lƣợng các ngân hàng đƣợc thành lập trên địa bàn thành phố ngày càng nhiều. Với mật độ các ngân hàng dày đặc nhƣ vậy khiến cho việc mở rộng, tìm kiếm nguồn khách hàng mới của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu chi nhánh có đủ công cụ (mức lãi suất tốt, sản phẩm cho vay phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp) thì vẫn có khả năng tăng thêm thị phần.

- Thứ ba, những quy định quản lý tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh, thu hút khách hàng

Do cơ chế phê duyệt cho vay thực hiện theo phân quyền tín dụng; theo đó Giám đốc SeABank Lê Duẩn chỉ đƣợc phân quyền phê duyệt khoản vay tới tối đa 02 tỷ đồng. Mức phán quyết này so với các ngân hàng trên địa bàn là quá thấp. Hầu hết các khoản vay đều phải trình tập trung tại Hội sở thông qua phòng thẩm định rủi ro. Cơ chế luân chuyển hồ sơ giữa chi nhánh và hội sở cũng có nhiều bất cập, toàn bộ hồ sơ phải đƣợc gửi chuyển phát bằng đƣờng công văn. Do đó, quá trình gửi – nhận – tái thẩm định – trình phê duyệt thƣờng kéo dài. Thực tế trong những năm vừa qua, các hồ sơ khoản vay do không đáp ứng đƣợc tiến độ do khách hàng đƣa ra nên thất bại khá nhiều trong việc thiết lập mối quan hệ tín dụng.

Thủ tục cấp và quản lý tín dụng tuy yêu cầu chặt chẽ nhƣng chƣa có sự thống nhất giữa các phòng ban. Hệ thống các văn bản, mẫu biểu vẫn chƣa đƣợc áp dụng thống nhất giữa các cấp trình – tái thẩm – phê duyệt. Điều này

dẫn đến một thực tế là CB QHKH dựa vào kinh nghiệm bản thân và/hoặc sử dụng mẫu biểu của các ngân hàng đã làm việc trƣớc đó áp dụng làm tờ trình tại chi nhánh. Việc không thống nhất hệ thống tờ trình, các bảng biểu hỗ trợ tính toán làm cho cán bộ thẩm định mất rất nhiều thời gian để đọc – hiểu khoản vay.

Ngoài ra, sự liên kết giữa CB QHKH và phòng HTTD là chƣa cao. Theo quy trình hiện tại của SeABank, CB QHKH chỉ đảm nhiệm công việc đến khi cấp có thẩm quyền phê duyệt, các công việc thuộc quy trình giải ngân và kiểm soát hồ sơ sẽ do bộ phận HTTD thực hiện. Tuy nhiên, do chƣa có bộ quy chuẩn về thời gian thực hiện của bộ phận HTTD và thống nhất cách xác định thời gian bàn giao hồ sơ, giữa hai bộ phận luôn phát sinh những quan điểm bất đồng khiến cho việc phục vụ khách hàng bị chậm trễ. Cụ thể, thời gian giải ngân trung bình đối với các khoản vay hạn mức tín dụng tại chi nhánh là 05 tiếng đồng hồ làm việc; thời gian giải ngân đối với các khoản vay trung – dài hạn kéo dài hơn 01 ngày làm việc. Điều này khiến cho chất lƣợng dịch vụ bị giảm sút và khả năng khách hàng không tiếp tục giao dịch là tƣơng đối cao.

- Thứ tư, hệ thống xếp hạng tín dụng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp cho các cán bộ QHKH sàng lọc các khách hàng dựa trên các thông tin thu thập ban đầu. Từ đó, giúp xác định mức độ rủi ro khoản vay, làm căn cứ trình – phê duyệt tín dụng và áp dụng mức lãi suất đối với từng khoản vay cụ thể. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại SeABank chỉ mới đƣợc đƣa vào áp dụng trong toàn hệ thống từ quý II/2015 và đến thời điểm hiện tại vẫn còn trong quá trình hoàn thiện.

dụng. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại SeABank vẫn áp dụng đánh giá các chỉ tiêu tài chính theo năm, không cập nhật tình hình tài chính theo từng quý hoặc nửa năm. Do đó, kết quả chấm điểm tại 02 thời điểm chấm hầu nhƣ không có nhiều khác biệt; vì vậy kết quả này không đánh giá đầy đủ đƣợc mức độ rủi ro của khoản vay và có thể gây ra nhận định sai lệch từ CB QHKH.

- Thứ năm, công tác kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân còn nhiều hạn chế.

Việc giám sát khoản vay sau giải ngân nhằm đảm bảo nguồn vốn vay của ngân hàng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, hoạt động kinh doanh theo đúng phƣơng án vay vốn đã đề ra. Đồng thời, việc kiểm tra kiểm soát còn giúp ngân hàng nắm bắt những biến động trong tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, những biến động trong giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, công tác này tại các phòng KHDN/KHCL của SeABank Lê Duẩn là khá sơ sài, các CB QHKH chỉ thực hiện với tâm lý đối phó. Cá biệt có những trƣờng hợp, CB QHKH cho khách hàng thực hiện ký khống một loạt biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay để lƣu hồ sơ khi cần. Điều này sẽ dẫn đến những rủi ro rất lớn trong công tác quản lý khoản vay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với những lý luận chung cơ bản ở chƣơng 1 về hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, chƣơng 2 tác giả đã đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại SeABank Lê Duẩn.

Có thể nói, hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp hiện tại đang là mảng chủ lực mang lại quy mô và lợi nhuận đáng kể cho chi nhánh. Trong giai đoạn từ năm 2013-2015, mảng cho vay đối với KHDN tại SeABank Lê

Duẩn đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Song song với sự tăng trƣởng, chi nhánh cũng đã có sự kiểm soát chất lƣợng nợ và đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay cho ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, chƣơng 2 cũng đã chỉ ra những hạn chế nhƣ cơ cấu vay vốn không đồng đều, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chƣa đáp ứng nhu cầu của ngƣời thẩm định, quy trình tín dụng chƣa đƣợc hoàn thiện… khiến cho việc tăng trƣởng quy mô đối với hoạt động cho vay KHDN chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng.

Những hạn chế đã nêu ở phần trên sẽ giúp đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hooạt động cho vay đối với KHDN tại chi nhánh.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH LÊ DUẨN, ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á – chi nhánh lê duẩn, đà nẵng (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)