7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Một số đặc điểm chủ yếu về hoạt động kinh doanh dịchvụ thẻ
thẻ của BIDV
a. Các mốc thời gian quan trọng trong quá trình phát triển dịch vụ thẻ của BIDV
- Năm 2002: Một trong những Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ nội địa với 3 thương hiệu: Power, eTrans 365+ và Vạn dặm.
- Năm 2006: Kết nối thanh toán thẻ VISA/PLUS qua hệ thống ATM của BIDV.
- Năm 2007: Bắt đầu chính thức triển khai dịch vụ thanh toán thẻ qua POS, đồng thời chấp nhận thanh toán thẻ VISA trên hệ thống POS của BIDV, hoàn thiện kết nối ATM giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống liên minh thẻ Banknetvn.
- Năm 2008:
* Triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn EVN trên ATM cho các chi nhánh ở Gia Lai, Đồng Nai, Đak Nông.
* Triển khai dịch vụ nạp tiền điện thoại trả trước qua kênh tin nhắn SMS và qua các cây ATM (BIDV – Vntopup).
* Phát hành thử nghiệm thẻ tín dụng quốc tế VISA hạng vàng mang thương hiệu BIDV Precious.
* Triển khai dịch vụ thanh toán thẻ qua POS không dây trên hệ thống taxi của Mai Linh tại TP.HCM
- Năm 2009:
* Triển khai 2 sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế VISA mang thương hiệu BIDV Precious và BIDV Flexi.
hệ thống ATM của BIDV.
* Triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn với các công ty viễn thông. * Hoàn thành kết nối và thanh toán thẻ CUP trên ATM BIDV. - Năm 2010:
* Ra mắt bộ thẻ ghi nợ cao cấp BIDV Harmony.
* Triển khai dịch vụ Nạp tiền ví điện tử VnMart: Thanh toán hàng hóa trực tuyến tại bất kỳ website liên kết với VnMart.
* Triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn bảo hiểm và mua bảo hiểm trên ATM.
- Năm 2011:
* Ra mắt sản phẩm thẻ liên kết BIDV - Coopmart.
* Liên kết với các công ty điên lực, triển khai dịch vụ thanh toán hoá đơn tiền điện trên ATM.
- Năm 2012: Liên kết với đội bóng Manchester United cho ra mắt thẻ ghi nợ quốc tế đồng thương hiệu BIDV MU.
- Năm 2013:Tiếp nối thành công, tháng 04.2013, BIDV tiếp tục cho ra mắt thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu BIDV MU.
Dịch vụ thẻ BIDV hiện nay chủ yếu tập trung phát triển tại 3 khu vực chính là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Nam Trung Bộ. Trong đó, khu vực Hà Nội đang chiếm tỷ trọng lớn trong hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh thẻ (16,5% số lượng thẻ nợ, 47,3% số lượng POS, 47,3% số lượng thẻ tín dụng, 27,6% tổng thu ròng dịch vụ thẻ trong năm 2013). Địa bàn Tp Hồ Chí Minh và Nam Trung Bộ tuy nằm trong nhóm có dịch vụ thẻ phát triển nhưng chỉ chiếm từ 10 - 20% các chỉ tiêu kinh doanh, cách biệt lớn so với khu vực Hà Nội. Khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các chỉ tiêu kinh doanh thẻ.
b. Các loại thẻ do BIDV đã phát hành
Thẻ BIDV Moving, BIDV Harmony, BIDV eTrans, BIDV Preciuos, BIDV Flexi, BIDV MU. Ngoài ra, BIDV còn liên kết với các tổ chức để phát hành thẻ BIDV liên kết.
Trong đó, đáng chú ý là các loại thẻ ghi nợ quốc tế mà BIDV. Đối tượng khách hàng mà BIDV đang hướng đến cho accs loại thẻ này là:
- Tập trung vào nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 5 triệu/tháng trở lên, có thu nhập tốt, có khả năng chi tiêu mua sắm.
- Giới trẻ thành đạt, ưa thích các phương tiện mua sắm hiện đại, tiện ích.
- Người có điều kiện đi công tác, du lịch, du học... nước ngoài; có hiểu biết/ tham gia thương mại điện tử: mua hàng, đặt vé máy bay, đặt tour... trên Internet.
- Đối với thẻ BIDV MU, đối tượng khách hàng là những người hâm mộ/ yêu thích đội bóng Manchester United.
Thẻ BIDV MU được thiết kế và có các chính sách ưu đãi nhắm đến các khách hàng hâm mộ/ yêu thích đội bóng Manchester United nên co tỷ trọng thấp hơn (33%) so với thẻ BIDV Ready.
Về Thẻ tín dụng: Hiện tại, BIDV có bốn sản phẩm là Visa BIDV MU, Visa Gold (Preciuos), Visa Classic (Flexi), và MasterCard Platinum.
Trong đó BIDV Flexi chiếm tỷ trọng lớn nhất do hạn mức tín dụng và mức phí áp dụng phù hợp với những khách hàng có thu nhập trung bình khá.
c. Về thị phần
- Thị phần của BIDV trên thị trường thẻ ghi nợ.
Tại thời điểm 31/12/2015, BIDV đang xếp thứ 5 trên thị trường thẻ ghi nợ về số lượng thẻ và doanh số sử dụng thẻ.
Tuy tham gia sau các ngân hàng khác nhưng BIDV đã tập trung mọi nguồn lực để chiếm lĩnh thị trường. Đến 31/12/2015, BIDV xếp vị trí thứ 7 về thị phần và thứ 6 về doanh số sử dụng thẻ tín dụng.
d. Về mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh thẻ
- Mô hình tổ chức tại Hội sở chính:
+ Mô hình tổ chức của Trung tâm thẻ triển khai từ tháng 6/2006 với ba phòng chức năng là Phòng Phát triển kinh doanh, Phòng Nghiệp vụ và Phòng Quản lý rủi ro thẻ đã không còn đáp ứng và theo kịp yêu cầu về mặt quản lý khi quy mô mạng lưới dịch vụ mở rộng, số lượng sản phẩm và số lượng khách hàng gia tăng. Do đó, vào tháng 5/2012, BIDV đã từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh thẻ tại Hội sở chính với việc thành lập mới 2 phòng Phát hành và kỹ thuật thẻ và Hỗ trợ chăm sóc khách hàng trên cơ sở tách ra từ phòng Nghiệp vụ.
+ Đầu năm 2014, Trung tâm thẻ đã thành lập Phòng Thẻ miền Nam và Trung tâm chăm sóc và hỗ trợ khách hàng. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại Trung tâm thẻ đã góp phần nâng cao tính chuyên môn hóa trong hoạt động kinh doanh thẻ, từ đó tạo tiền đề nâng cao chất lượng và năng lực kinh doanh thẻ của BIDV trong giai đoạn 2014 - 2015.
- Mô hình tổ chức tại Chi nhánh: Tại hầu hết các Chi nhánh, Tổ thẻ chuyên trách đã được thành lập, tuy nhiên Tổ thẻ thường chỉ đầu mối về công tác phát triển thẻ ghi nợ, vận hành ATM và trực thuộc phòng GDKHCN; công tác phát triển thẻ tín dụng và POS được phân công ở những đầu mối khác nhau tại từng Chi nhánh. Để định hướng lại việc tổ chức hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh, năm 2012, Trung tâm thẻ và Ban TCCB đã phối hợp hướng dẫn một số Chi nhánh triển khai thí điểm phòng nghiệp vụ thẻ là đơn vị đầu mối công tác tác nghiệp về thẻ tại Chi nhánh (7 Chi nhánh); và phòng dịch vụ thẻ là đơn vị đầu mối công tác phát triển và tác nghiệp về thẻ tại Chi nhánh (3 Chi nhánh).
2.2.2. Thực trạng triển khai các nội dung của hoạt động Marketingtrong kinh doanh dịch vụ thẻ tại BIDV Đak Nông