7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
a. Hoàn thiên hệ thống văn bản pháp quy về thẻ
thẻ quốc tế nhưng vẫn cần có một văn bản pháp quy cụ thể về việc kinh doanh thẻ. Chính sách quản lý ngoại hối chưa có quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế nhằm tăng cường quản lý việc sử dụng thẻ của khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ.
Ngoài ra, cần có các quy định về điều kiện đảm bảo tín dụng thẻ. Chính sách tín dụng phải có quy định riêng về cấp và thẩm định tín dụng thẻ tuỳ theo từng đối tượng khách hàng nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tự chịu trách nhiệm về việc cấp tín dụng thẻ cho khách hàng, tăng lượng khách hàng được tín chấp, giảm khách hàng phải có điều kiện đảm bảo. Không thể quy định điều kiện đảm bảo tín dụng cho khách hàng sử dụng thẻ như điều kiện đảm bảo tín dụng đối với các khoản cho vay thông thường, có thể nới rộng trong một phạm vi nhất định. Tuy vậy, khả năng thanh toán và thu nhập của khách hàng phải đặc biệt lưu tâm vì tín dụng thẻ là tín dụng tuần hoàn, khách hàng phải có thu nhập thường xuyên, ổn định để đảm bảo khả năng chi trả. Ngoài ra cũng cần chú ý các vấn đề liên quan đến dự phòng và quản lý rủi ro cho chủ thẻ và ngân hàng.
Dịch vụ thẻ càng phát triển thì một loại tội phạm mới, hết sức tinh vi và khôn khéo trong lĩnh vực này cũng đã ra đời. Hiện nay, hầu hết các vụ thẻ giả mạo và giao dịch giả mạo đều được các ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật ngăn chặn kịp thời. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường thẻ Việt Nam, nước ta sẽ không nằm ngoài tầm ngắm của các tập đoàn tội phạm quốc tế tấn công. Hiện nay, trong Bộ luật hình sự của ta chưa có quy định tội danh và khung hình phạt cho tội phạm làm và tiêu thụ thẻ giả cũng như lừa đảo hoặc cấu kết để thực hiện giao dịch thẻ giả mạo. Chính vì vậy, trong một số vụ cấu kết giả mạo giao dịch thẻ và tiêu thụ thẻ giả bị phát hiện vừa qua, người phạm tội chủ yếu bị quy kết vào tội tiêu thụ tiền giả, đền lại số tiền lừa đảo cho ngân hàng hoặc cho ĐVCNT và chấp hành hình phạt theo quy định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành sớm các
văn bản pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng kinh doanh thẻ, các ĐVCNT và các chủ thẻ và làm căn cứ cho các cơ quan hành pháp và tư pháp luận tội và xử phạt các tổ chức tội phạm giả mạo thẻ thanh toán cũng như các cá nhân có hành vi lừa đảo, dùng thẻ trái phép để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Công việc phòng chống loại tội phạm này không chỉ là công việc của một mình ngân hàng hay của các cơ quan chức năng như: Bộ Công an, cảnh sát kinh tế mà phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên có liên quan. Không chỉ phối hợp giữa các cơ quan trong nước mà phải phối hợp cả với các tổ chức cảnh sát quốc tế để kịp thời ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong phạm vi quốc gia và trên thế giới.
b. Tiếp tục Đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng
Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị để hiện đại hóa ngân hàng vì đây là công việc hết sức tốn kém đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Hơn thế, việc đảm bảo cho ngành ngân hàng phát triển còn là tiền đề cho sự phát triển của một loạt các ngành khác nhất là trong điều kiện trang bị kỹ thuật của các ngân hàng Việt Nam còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Công nghệ thẻ là một công nghệ hoàn toàn mới ở Việt Nam, máy móc đều là những loại hết sức hiện đại mà ở nước ta chưa thể nào tự sản xuất được ngay cả những linh kiện thay thế cũng phải nhập khẩu của nước ngoài. Việc giao nhận sửa chữa thiết bị hiện nay chưa được tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng buộc các ngân hàng phải tăng chi phí mua sắm thiết bị và dự phòng rất tốn kém. Chính vì vậy, Nhà nước nên xem xét giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc phục vụ công nghệ thẻ ở Việt Nam hay ít nhất cũng tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động nhập khẩu những máy móc này.
c. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt một cách đầy đủ, đồng bộ để khuyến khích phát triển thanh toán thẻ
Chính Phủ ban hành với Quyết định số 2453/QĐ-TTg, ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về Thanh toán không dùng tiền mặt. Mặc dù số lượng tài khoản thẻ đã tăng lên đáng kể, nhưng việc sử dụng thẻ để thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ chưa tăng tương xứng, do đó tác dụng giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán chưa nhiều, mặt khác làm tăng áp lực đối với việc duy trì hoạt động và tiếp quỹ tiền mặt cho ATM. Vì vậy, để tăng việc sử dụng thẻ trong thanh toán, Chính phủ nên có quy định bắt buộc các cơ sở bán hàng hóa, dịch vụ phải trang bị thiết bị thanh toán thẻ và chấp nhận thanh toán bằng thẻ, không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với thanh toán bằng thẻ. Bên cạnh đó, cần xử lý đúng mức vấn đề thu phụ phí của khách hàng thanh toán thẻ qua POS theo đúng các quy định hiện hành và có chế tài, biện pháp xử lý hiệu quả để đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định này.
d. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS
Có cơ chế, chính sách khuyến khích về thuế hoặc biện pháp tương tự đối với doanh số bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS. Việc này sẽ khuyến khích các đơn vị bán hàng tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hóa dịch vụ, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS.
e. Đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh toán thẻ trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc với người dân
Cần chủ động đẩy mạnh, triển khai tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về việc sử dụng và thanh toán thẻ qua POS đến với dân chúng, đơn vị chấp nhận thẻ theo hướng tích cực, đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc sử dụng và thanh toán thẻ đi vào đời sống của dân chúng.