Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số tổ chức trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án mở rộng đường vành đai III đoạn mai dịch cầu thăng long (Trang 26 - 27)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở

2.2.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số tổ chức trên thế giới

thế giới

2.2.4.1. Ngân hàng thế giới (WB)

Ngân hàng thế giới là tổ chức đầu tiên đưa ra chính sách tái định cư không tự nguyện và được từng bước, nghiên cứu phát triển (chu kỳ 4 năm). Năm 1980 WB đưa ra Chính sách chung cho tái định cư khơng tự nguyên trong Bản hướng dẫn hoạt động về những vấn đề xã hội trong tái định cư không tự nguyện trong các dự án do WB đầu tư. Năm 2004, Ngân hàng thế giới đưa ra bản hướng dẫn hoạt động về tái định cư không tư nguyện.

Chính sách tái định cư khơng tự nguyện của WB dựa trên nguyên tắc lựa chọn phương án tái định cư ít nhất và có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, đại diện của những người thiệt hại vào thiết kế, khai thác, theo dõi giám sát q trình cơng việc tái định cư (World Bank, 2009).

Chính sách tái định cư khơng tự nguyện cũng được các ngân hàng khu vực đưa ra như: Ngân hàng phát triển liên Mỹ (Inter Americal Development Bank) – IADB (1993), Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB (1995), Ngân hàng phát triển Châu Phi – AFDB (1995).

2.2.4.2 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á thì việc BTHT và TĐC bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành thực hiện dự án, trong khi ở Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án vừa giải tỏa mặt bằng vừa triển khai thi cơng, chỗ nào giải phóng mặt bằng xong thì thi cơng trước, tránh lấn chiếm đất đai), do vậy, nhiều gia đình cịn chưa kịp thời sửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới ổn định trước khi giải tỏa.

Quy định của ADB là không những phải thông báo đầy đủ các thơng tin về dự án cũng như chính sách bồi thường, tái định cư của dự án cho các hộ nơng dân mà cịn tham khảo ý kiến vè tìm mọi cách thỏa mãn các u cầu chính đáng của họ trong suốt q trình kế hoạch hóa cũng như thực hiện cơng tác tái định cư. Ở Việt Nam, thực tế cho thấy việc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó khăn, vì việc thu hồi đất là quyền của Nhà nước, nhưng việc di chuyển theo kế hoạch như thế nào, tái định cư ra sao hầu như không trả lời ngay được.

Theo quy định của ADB, ngoài giám sát nội bộ, cơ quan thực hiện dự án phải thuê một tổ chức giám sát độc lập để đảm bảo những thông tin là khách quan, Nhiệm vụ của cơ quan giám sát độc lập phải kiểm tra xem các hoạt động tái định cư có được triển khai đúng khơng? Từ đó có những kiến nghị biện pháp giải quyết, sao cho công tác tái định cư đạt được mục tiêu cuối cùng là giải quyết những vướng mắc nảy sinh.

Phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm theo ADB là rất rộng còn theo chính sách hiện hành của Việt Nam thì vẫn cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án mở rộng đường vành đai III đoạn mai dịch cầu thăng long (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)