4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Vị trí địa lý
Quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội là được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 21/11/1996 của Chính phủ. Theo số liệu thống kê đất đai 2017, tổng diện tích tự nhiên là 1.231,70 ha, được chia thành 08 phường.
Hình 4.1. Sơ đồ địa lý quận Cầu Giấy
Địa giới hành chính gồm:
Phía Nam giáp quận Thanh Xuân Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm
Phía Đông giáp quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Đống Đa
Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố chừng 6 km. Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều phía Đông của quận, có trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thi vệ tinh Hòa Lạc – Sơn Tây – Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, Đường Cầu Giấy - Xuân Thủy – 32). Có thể nói quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây – Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực kinh tế xã hội.
b. Cảnh quan thiên nhiên
Quận Cầu Giấy được hình thành trong vùng ven nội thành trước đây. Vì vậy. chỉ có một số khu vực được Đô thi hóa rõ nét như đường Cầu Giấy – Xuân Thủy – đường 32 (phường Quan Hoa, Mai Dịch), đường Hoàng Quốc Việt, đường Nguyễn Phong Sắc (phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân). Tuy quận Cầu Giấy đang được đô thị mạnh vẫn giữ được những nét cổ truyền: nhà thấp tầng có vườn, mật độ xây dựng thấp, đan xen với nhà ở có nhiều công trình di tích đền chùa đình. Trong quận có hồ Nghĩa Đô, sông Tô Lịch chạy dọc phía Đông quận, là ranh giới tự nhiên của quận Cầu Giấy với quận Ba Đình và quận Đống Đa. Hiện tại sông Tô Lịch là tuyến thoát nước mưa, nước thải chính, được cải tạo từ năm 1975 nay đang được chỉnh trang thành trục cảnh quan nghỉ ngơi và cải thiện môi trường của khu vực. Tương lai nếu được đầu tư thích đáng làm sạch dòng chảy , xây kè và làm đường hai bên, trồng cây xanh tạo thành công viên bờ sông thì sông Tô Lịch sẽ là một không gian đẹp, thoáng mát của khu vực (hiện nay dự án xây kè mở rộng dòng chảy bước đầu đang được triển khai). Trong quận đã có một số khách sạn lớn đẹp (Khách sạn Cầu Giấy, Pan Hozizon,…), Bảo tang dân tộc học, các Viện nghiên cứu khoa học, Trưởng đại học và 51 công trình di tích lịch sử văn hóa (đình, chùa, miếu, nhà thờ họ,…)
c. Địa hình và địa chất công trình
- Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
- Phần đất phía Bắc của quận và khu dân cư hữu ngạn sông Tô Lịch có độ cao từ 6,4 - 7,2m. Phía Tây và Nam quận phần lớn là đất canh tác cao độ từ 4,8 – 5,4m.
-Nhìn chung địa chất công trình quận Cầu Giấy thuận lợi cho việc xây dựng nhà cao tầng. Vị trí của Quận đã đem lại một lợi thế to lớn cho Quận trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức trong việc sử dụng những lợi thế của mình.
d. Thời tiết khí hậu
- Nhìn chung thời tiết, khí hậu của Quận mang những đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Cụ thể các chỉ số về thời tiết và khí hậu của Quận như sau:
+ Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hang năm của Quận vào khoảng 23,9oC . Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4oC, và thấp nhất là vào tháng 1, trung bình là 16,9oC. Độ ẩm trung bình hằng năm 84,5%, số giờ nắng trung bình 1620 giờ, bức xạ mặt trời 102 kcal/cm²/năm.
+ Về lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm của Quận là 1577,3 mm. Lượng mưa này chỉ thuộc mức trung bình của vùng đồng bằng sông Bắc Bộ, nhưng phân bố không đều trong năm. Lượng mưa thường cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8(tháng 8 có lượng mưa là 338,7 mm) tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, khoảng 13.29 mm. Sự chênh lệch lớn này có tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp.
e. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Quận Cầu Giấy có diện tích đứng thứ 3 trong số 7 quận nội thành. Điểm nổi bật của quận.
Một phần chất lượng đất đai của quận Cầu Giấy tương đối tốt, sở dĩ như vậy là do nguồn gốc hình thành của đất đai. Đất của quận Cầu Giấy hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Tô Lịch, tuy vậy do tốc độ phát triển đô thị nhanh nên gần đây đất đang suy giảm chất lượng nghiêm trọng do bị khai thác quá tải và do rác thải trong sinh hoạt và sản xuất.
Phần lớn chất lượng đất ở đây không thuận lợi đối với việc sản xuất nông nghiệp bởi vì đất có hàm lượn sét cao, dung trọng lớn, độ rỗng nhỏ làm cho nồng độ oxy trong đất ít, ảnh hưởng đến sự phân hủy độc tộ và cung cấp oxy làm cho
cây trồng kém phát triển. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, hàm lượng cất hữu cơ (mùn) từ 3,08 đến 4,06% thể hiện đất ở đây thuộc dạng mùn trung bình. Ngoài các yếu tố trên ra, đất ở đây còn chứa một số kim loại nặng (Cr, Cu), vi khuẩn cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và sức khỏe con người.
*Tài nguyên nước
Đặc điểm sông ngòi: Rìa phía Đông khu vực là sông Tô Lịch chảy dài suốt chiều dài địa giới phía Đông quận, đóng vai trò địa giới hành chính với quận Tây Hồ, quận Ba Đình và quận Đống Đa, đóng vai trò quan trọng trong tiêu thoát nước của khu vực.
Sông Tô Lịch chạy dọc phía Đông của quận là ranh giới tự nhiên giữa quận Cầu Giấy và quận Đống Đa. Hiện tại sông Tô Lịch là tuyến thoát nước mưa, thoát nước bẩn chính, đang được cải tạo, chỉnh trang làm sạch dòng chảy, xây kè, làm đường hai bên, trồng cây xanh tạo thành công viên. Trong tương lai hai bên bờ sông Tô Lịch sẽ là một không gian, thoáng mát, môi trường trong sạch.
Kết quả thăm dò khu vực Cầu Giấy – Từ Liêm có nguồn nước ngầm lớn, trữ lượng được phê chuẩn 106,663m/ngày (cấp A) và 56,845m/ngày (cấp B)
Trong quận có hồ Nghĩa Đô hiện đã xây kè, chỉnh trang. Đây là điểm nghỉ ngơi vui chơi giải trí của quận.
*Tài nguyên nhân văn
Nơi đây cũng là cái nôi văn hiến và nghề cổ truyển: làng Giấy (Thượng Yên Quyết) từng có 9 tiến sĩ, làng Cót (Hạ Yên Quyết) cũng có 9 tiến sĩ, làng Nghĩa Đô (làng Nghè) 3 tiến sĩ, cử nhân tú tài thì lên đến hàng trăm người. Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy. Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làm cốm, Cốm Vòng nổi tiếng tới bây giờ. Làng Giấy làm giấy phất quạt, gói hàng. Làng Giàn có nghề làm hương. Trên địa bàn quận ngày nay có nhiều đình dền khá tôn nghiêm như: đền Lê (thờ hai chị em họ Lê đã giúp Lê Đại Hành phá quân Tống), chùa Hoa Lăng (thờ mẹ của sư Từ Lộ), chùa Hà, chùa Thánh Chúa. Làng Nghĩa Đô cũng là quê ngoại của nhà văn Tô Hoài.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Quận năm 2017 đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp (62,24%) và thương mại dịch vụ (35,37%), ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (2,39%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn
Quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH – HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của một quận nội đô như Cầu Giấy.
Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đạt khá cao, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 2012-2017 đạt tốc độ tăng trưởng 48%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 59 tỉ đồng (năm 2012), 101 tỉ đồng (năm 2014) và 107,1 tỉ đồng (năm 2015). Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,2%/năm (thời kì 2012-2017). Năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12,3 tỉ đồng và năm 2017 giảm xuống 10,8 tỉ đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng lúa sang trồng hoa, rau, chăn nuôi thủy sản, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Về thương mai, dịch vụ: Quận đã đầu từ 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong Quận. Tổng giá trị hàng hóa luân chuyển do Quận quản lý đạt 310,2 tỷ đồng năm 2012, năm 2017 đạt 807 tỷ đồng. Giá trị ngành vận tải năm 2012 đạt 48 tỷ đồng và 80,2 tỷ đồng năm 2017. Tốc độ tăng bình quân 5 năm (2012-2017) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm.
Giá trị sản xuất trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 đạt 13.816.337 triệu đồng tăng 2.5 lần so với năm 2012 (5.526.534 triệu đồng). Về giá trị gia tăng (GDP) đạt 457.920 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012 – 2017 đạt 13.2%. Hiện nay, ngành thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất 70,01%, sau đó là tỷ trọng – xây dựng chiếm 29,99%, đặc biệt tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị. Kết quả giá trị sản xuát của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy.
Công nghiệp
Thương mại - Dịch vụ
Nông nghiệp
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2017
b) Điều kiện văn hóa – xã hội - Về dân cư và nguồn lao động * Dân số
Năm 2017 dân số của toàn Quận là 208.080 người so với năm 2012 tăng 37.390 người, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.341 người. Mật độ dân số năm 2011 ở mức 14177 người/km², nhưng con số này đã tăng lên đến 15006 người/km², 15781 người/km²,16600 người/km², 17282 người/km² vào các năm tương ứng 2013, 2014, 2015, 2016. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “đất chật người đông” này là do quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các Viện nghiên cứu khoa học nên số lượng sinh viên học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh.
Trong quá trình đô thị hóa, sự biến động về dân số đã có dấu hiệu tích cực nhằm làm giảm bớt áp lực về mọi mặt cho quận Cầu Giấy. Đặc biệt trong năm 2017 tỷ lệ gia tăng dân số đã xuống đáng kể so với năm 2015 và năm 2016. Tuy vậy, mức gia tăng dân số cơ học rất cao từ năm 2012 2,6% nhưng đến năm 2017 là 3,04% cao điểm nhất là vào năm 2015 lượng gia tăng dân số cơ học là 4,9% cao hơn rất nhiều với gia tăng dân số tự nhiên. Đây chính là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa.
*Số lượng và chất lượng lao động
Bảng 4.1. Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 1. Số người trong độ tuổi
lao động
Nghìn
người 100,263 124,176 155,220 186,264
2. Số người đang làm việc trong nên kinh tế
Nghìn người 89,030 108,306 155,160 162,459 Tỷ lệ lao động Nông nghiệp % 5 0 0 0 Công nghiệp xây dựng % 47 21 20 21 Dịch vụ % 48 79 80 79
Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy
chóng, từ 49% năm 2014 lên 79% năm 2017, trong khi đó , cùng với việc thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thì lao động ngành nông nghiệp cũng giảm đáng kể, đến năm 2017 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp là 0%.
Số người trong độ tuổi lao động của Quận đều tăng lên qua các năm. Số người trong độ tuổi lao động năm 2014 là 100.263 người, đến năm 2015 tăng lên là 124.176 người, và năm 2017 là 186.264 người trong đó số người chưa có việc làm còn khá lớn. Đặc biệt đáng lưu ý, số lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn Cầu Giấy trong những năm gần đây đã không còn, ngược lại số lượng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên rất nhanh.
Lực lượng lao động trên địa bàn Quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp kỹ thuật như vậy lực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số lượng nhưng về chất lượng còn hạn chế.
Có 59,43% số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp cấp II chưa tốt nghiệp cấp III là quá nhiều đối với một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh như Cầu Giấy hiện nay, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực của quận và những người này khó có thể tìm được một công việc phù hợp với trình độ của họ. Hơn thế nữa, số lao động không bằng cấp chiếm tương đối lớn 35,81%, nguồn lao động công nhân kỹ thuật của Cầu Giấy phần lớn lạc hậu, không được đào tạo trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, khả năng thích ứng trình độ khoa học kỹ thuật, thích ứng với nền sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường kém, vì vậy lao động của Cầu Giấy gặp khó khăn trong việc tiếp cận với những công việc có thu nhập cao. Trong thời gian tới cần có phương hướng đào tạo và đào tạo lại lưc lượng lao động, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và giải quyết việc làm cho lao động.
- Về văn hóa, giáo dục, y tế
Trong những năm qua cơ sở vật chất giao dục được chú trọng đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới, hạ tầng giáo dục được tăng cường đầu tư, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao, duy trì ở mức ổn định, bền vững.
Một đặc điểm về giáo dục – đào tạo ở quận Cầu Giấy là trên địa bàn của quận có trường Đại học, Học viện, trường Cao đẳng, và trường Trung học
chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Đây là những trường có khả năng hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy.
Về mặt y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và kế hoạch hóa gia đình, Cầu Giấy là một địa bàn khá phức tạp. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô với mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn, lưu lượng người qua lại, kể cả người nước ngoài trên địa bàn đông nên chính quyền cùng các ban ngành chức năng luôn quan tâm, phối hợp chặt chẽ trong công tác y tế và chăm sóc sức khỏe, bảo vệ người dân. Quận Cầu Giấy có một Trung tâm y tế quận và 8 trạm y tế nằm trên 8 phường. Bộ máy cán bộ y tế của Quận được kiện toàn từ Trung tâm y tế đến các trạm xá phường, 100% số phường có bác sĩ, công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân từng bước được nâng cao. Ngoài ra, trên địa bàn quận có những bệnh viện lớn: Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nôi, Bệnh viện 19-8, Bệnh viện E và có khoảng 20 cơ sở phòng khám tư nhân.
- Về cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông trong Quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường phố của các Quận Cầu Giấy là 38.8km, với tổng diện tích mặt bằng là 197.440m² .Các trục đường phố chính trong Quận gồm đường Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai 3, đường Cầu Giấy – Xuân Thủy, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc. Ngoài ra, trên địa bàn Quận còn có hệ thống đường liên phường, liên Quận (21.920 km với 197.440m² ) cùng 7 cây cầu với tổng chiều dài 350m, hai bãi đỗ xe: Gara Dịch Vọng với diện tích 3.7ha và bãi đỗ xe Dịch Vọng với diện tích 11ha, 16 điểm bán xăng.