BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CHO DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Để đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy, đảm bảo lợi ích cho người dân và bàn giao đất cho chủ đầu tư đúng tiến độ đối với dự án tại quận nói riêng và thành phố nói chung. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
4.4.1. Giải pháp chính sách, pháp luật đất đai
- Đối với công tác giá đất:
kiến nghị liên quan tới nội dung này. Kiến nghị với Hội đồng thẩm định giá đất xem xét báo cáo kết quả thẩm định giá của đơn vị tư vấn xác định giá đất bồi thường trên cơ sở sát với giá trị thực tế hơn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và mức độ đô thị hóa; đảm bảo giá đất, khung giá đất khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với giá đất, khung giá đất trên thị trường.
- Đối với các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản đã được phần lớn người bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thường hỗ trợ về tài sản đã được tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Tuy nhiên cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi để phù hợp với thị trường, tránh sự chênh lệch quá cao giữa thị trường và giá nhà nước đưa ra.
Công tác quy hoạch các khu tái định cư vô cùng quan trọng, nó quyết định lớn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên cần quan tâm chỉ đạo việc đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vệ sinh môi trường, đáp ứng được điều kiện sinh sống của người dân tại các khu tái định cư, phải đảm bảo các điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Xây dựng chính sách để khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư bằng các nguồn vốn tự có hoặc xã hội hóa…
4.4.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước hết phải dựa vào công tác quản lý đất đai tại địa phương. Chính vì vậy để công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện tốt và đảm bảo tiến độ đề ra; chính quyền địa phương cần đặt công tác quản lý đất đai trên địa bàn lên hàng đầu. Cùng với đó là công tác thanh tra xây dựng phải được đảm bảo, ngăn chặn những công trình xây dựng trái phép, ngăn chặn việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng lấn chiếm đất đai hay xây dựng trên đất nông nghiệp.
- Tuyên truyền sâu rộng đến người dân về chủ trương phát triển, những lợi ích mang lại từ những dự án thu hồi đất và vai trò của người ở đó. Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về vấn đề giải phóng mặt bằng, lắng nghe những thắc mắc của họ để từ đó có những giải pháp khắc phục phù hợp.
- Tăng cường công tác vận động nhân dân, để các hộ dân hiểu biết về cơ chế, chính sách; công khai minh bạch quy mô các dự án được triển khai sâu rộng
và thiết thực; phân nhóm các đối tượng để giao nhiệm vụ cho các tổ chức vận động phù hợp.Chủ đầu tư cần quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ cho các hộ có đất bị thu hồi ngoài các khoản hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
4.4.3. Giải pháp tăng cường về chất lượng nguồn nhân lực
- Tăng cường công tác tập huấn, trao đổi, tọa đàm các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác GPMB từ quận đến phường để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện công tác GPMB các dự án nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
- Tăng cường tập huấn năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định. Bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của mỗi người nhằm tạo điều kiện cho cán bộ phát huy tối đa khả năng của mình.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Quận Cầu Giấy là quận thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên là 1.231,70 ha, được chia thành 08 phường và có dân số 208.080 người. Quận có vị trí đặc biệt quan trọng và dần khẳng định thành một trung tâm du lịch-dịch vụ của thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của quận có những bước phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng nhiều tới tình hình sử dụng đất của quận, nhu cầu đất cho phát triển cơ sở hạ tầng ngày tăng mạnh và theo đó là diện tích cần BTGPMB có xu hướng tăng lên.
2) Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017. Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Cầu Giấy là 1.231,70 ha, bao gồm: 16,80 ha đất nông nghiệp (chiếm 1,36%); 1.134,04 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 92,07%) và 80,86 ha đất chưa sử dụng (chiếm 6,57%). Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai được quận thực hiện tốt và đồng bộ.
Công tác GPMB trên địa bàn quận Cầu Giấy trong những năm gần đây đạt được nhiều kết quả tốt. Hiện nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy có 75 dự án GPMB, với tổng diện tích đất thu hồi: 51,59 ha; liên quan đến 2.718 hộ gia đình, cá nhân; dự kiến bố trí tái định cư cho 919 hộ gia đình, cá nhân. Trong đó có một số dự án trọng điểm của Thành phố và Quận. Tính đến hết tháng 10/2017, kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án: Phê duyệt 792 PA, đã chi trả tiền 342,9 tỷ đồng, thu hồi 7,42 ha đất. Tuy nhiên, công tác GPMB tại quận Cầu Giấy còn một số tồn tại, hạn chế như việc xác nhận nguồn gốc, quá trình, thời điểm sử dụng đất của một số phường còn chậm và kéo dài; sự chủ động vào cuộc, công tác phối hợp của một số đơn vị còn chưa kịp thời, đồng bộ, khiến cho tiến độ dự án chậm lại.
3) Dự án mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội có diện tích thu hồi đất là 24.935,1m2, thời gian thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018. Kết quả công tác BTHT&TĐC của dự án như sau:
- Về kết quả thực hiện BTHT&TĐC: Có 245 phương án được phê duyệt, gồm 141 phương án BTHT về đất ở, 89 phương án BTHT về đất nông nghiệp tự
chuyển đổi; tổng sô tiền BTHT về đất là 112.080,91 triệu đồng, về tài sản trên đất là 44.129,1 triệu đồng và tiền chính sách hỗ trợ khác là 24.857,49 triệu đồng; số hộ đủ điều kiện bố trí tái định cư: 21 hộ trong đó 16 hộ nhận nhà tái định cư, 5 hộ đủ điều kiện được bố trí tái định cư nhưng lựa chọn nhận hỗ trợ bằng tiền để tự lo tái định cư.
- Về xác định đối tượng được BT, HT và TĐC: có 54 phiếu đánh giá là hợp lý, 9 phiếu đánh giá là chưa hợp lý và 7 phiếu cho rằng còn một số vấn đề nhỏ chưa hợp lý vì một số hộ dân chưa chấp hành theo quy định dẫn đến việc sửa đổi nhiều lân;
- Về mức bồi thường hỗ trợ: có 10 phiếu đánh giá là phù hợp, còn 48 phiếu đánh giá là chưa được phù hợp và 15 phiếu đánh giá cho rằng một số chỗ chưa phù hợp vì một số hộ có diện tích đất bị thu hồi trong khu dân cư nhưng diện tích đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp, mặc dù đã có chính sách hỗ trợ thêm theo dự án tuy nhiên các hộ dân vẫn không đồng thuận với giá được bồi thường, hỗ trợ.
- Về tái định cư: có 19 phiếu đánh giá là chưa phù hợp và chưa phù hợp ở một số điểm, còn lại được điều tra đánh giá là phù hợp, vì quỹ nhà tái định cư trên địa bàn quận còn rất ít, khiến cho việc bốc thăm căn hộ còn khó khăn, bên cạnh đó do quá trình sắp xếp nhà ở chậm nên các hộ gặp khó khăn về chỗ ở sau khi bàn giao mặt bằng.
4)Trên cơ sở đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch- Cầu Thăng Long trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; tôi đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng như toàn thành phố: Giải pháp về chính sách, pháp luật đất đai; giải pháp về tổ chức thực hiện; giải pháp tăng cường về chất lượng nguồn nhân lực.
5.2. KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ thực tiễn về công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Cầu Giấy thời gian qua, để công tác bồi thường, hỗ trợ được thuận lợi, phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện, đảm bảo dân chủ, công khai đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân bị thu hồi đất, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
thường, hỗ trợ và tái định cư ở phạm vi rộng hơn, qua đó đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai.
- Đề nghị UBND quận Cầu Giấy, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan xem xét những đề xuất giải pháp trên để áp dụng đối với các dự án thu hồi đất trên địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố Hà Nội (2017). Báo cáo kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
2. Bộ Giao thông vận tải (2010). Quyết định số 103/QĐ-BGTVT ngày 14/02/2010 của Bộ Giao thông vân tải về việc phê duyệt dự án đầu tư mở rộng đường Vành đai III đoạn Mai Dịch – Nội Bài, TP.Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012a). Báo cáo thanh tra kiểm tra tình hình về quản lý sử dụng đất đai.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012b). Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật đất đai 2003.
5. Chi cục Thống kê quận Cầu Giấy 2017. Báo cáo kinh tế- xã hội quận Cầu Giấy năm 2017.
6. Hee-Nam Jung (2010). Chính sách đất đai của Hàn Quốc đối với vấn đề phát triển quý đất và đền bù đất, Hội thảo Khoa học Quốc tế, 65 năm quản lý đất đai Việt Nam. Tổng cục Quản lý đất đai, Hà Nội.
7. Hoàng Phê (2000). Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
8. Hoàng Thị Nga (2010). Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Phạm Bình Trị (2013). Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
10. Phạm Phương Nam và Nguyễn Thanh Trà (2011). Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
11. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy (2017). Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai quận Cầu Giất năm 2017.
12. Quốc hội nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1993). Luật đất đai năm 1993. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Quốc hội nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật đất đai năm 2003. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật đất đai năm 2013. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Sở Xây dựng thành phố Hà Nội (2016). Văn bản số 5788/SXD-PTN ngày 12/7/2016 về quỹ nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư mở rộng đường Vành đai III đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long trên địa bàn quận Cầu Giấy.
16. Tổng cục Quản lý đất đai (2009-2012). Báo cáo nghiên cứu, khảo sát các nước: Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Canađa, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Đài Loan, Thái Lan. 17. UBND quận Cầu Giấy (2016). Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 19/05/2016
của UBND quận Cầu Giấy về việc phê duyệt kế hoạch Thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư Mở rộng đường Vành đai III đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long tại phường Dịch Vọng Hậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
18. UBND Thành phố Hà Nội (2014). Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 quy định về nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và Nghị định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
19. UBND Thành phố Hà Nội (2016). Quyết định số 3273/QĐ-UBND ngày 21/6/2016 về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh, giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ Giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án mở rộng đường Vành đai 3 (đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long), đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy.
20. UBND Thành phố Hà Nội (2016). Thông báo số 304/TB-UBND ngày 22/8/2016 về chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp tự chuyển đổi mục đích sang làm đất nhà ở hoặc sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. 21. Viện nghiên cứu định cư (2007). Chính sách định cư đô thị và nông thôn.
22. World Bank (2009). Báo cáo chính sách, kiến nghị về đổi mới chính sách đất đai có liên quan đến cơ chế chuyển đổi đất đai không tự nguyện.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2012-2017
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Quan hoa Người 21.136 29.573 31.303 32.919 34.628 36.051
Nghĩa Tân Người 19.972 27.945 29.597 31.106 32.721 34.066
Nghĩa Đô Người 18.394 25.737 27.242 28.649 30.135 31.374
Yên Hòa Người 14.600 20.428 21.623 22.739 23.920 14.903
Trung Hòa Người 13.521 18.918 20.025 21.059 22.152 23.063
Mai Dịch Người 17.979 25.156 26.627 28.002 29.456 30.667 Dịch Vọng Người 8200 12.198 12.912 13.578 14.283 14.870 Dịch Vọng Hậu Người 8190 10.734 11.362 11.949 12.569 13.086 Tổng Người 121.992 170.690 180.672 190.002 199.863 208.080 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,20 0,90 0,89 0,87 0,88 0,86 Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 2,60 2,70 3,61 4,03 3,92 3,04 Tỷ lệ tăng dân số % 3,80 3,60 4,50 4,90 4,80 3,90 Mật độ dân số Người/km² 10.132 14.177 15.006 15.781 16.600 17.282 Số người trong
độ tuổi lao động Người 100.263 124.176 139.698 155.220 170.742 186.264
Lao động NN Người 5013 0 0 0 0 0
Lao động CN – XD Người 47.124 26.077 29.337 32.596 35.856 39.115
Lao động dịch vụ Người 48.126 98.099 110.361 122.624 134.886 147.149 Nguồn: Phòng dân số quận Cầu Giấy
Phụ lục 02. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình trên đất Dự án nghiên cứu
(Nguồn tài liệu: Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND Thành phố)
BẢNG GIÁ XÂY DỰNG MỚI NHÀ Ở
STT LOẠI NHÀ
Đơn giá xây dựng (đồng/m2 sàn xây dựng) Chưa bao gồm
VAT Đã bao gồm VAT
Nhà 1 tầng, tường 110 bổ trụ,